5. Cấu trúc khóa luận
3.4.1 Thời gian quá khứ
Quá khứ là thời gian hồi tưởng, loại thời gian này xuất hiện 8 lần ở mộng thoát ly, 19 lần ở mộng yêu đương và 14 lần ở mộng về tư tưởng trong thơ Tản Đà. Như vậy, ta có thể thấy rằng thi sĩ núi Tản sông Đà dành thời gian ở quá khứ, phần nhiều là cho giấc mộng yêu đương, cho những nỗi nhớ, đó có thể là nỗi nhớ đến “người trong mộng”, nhớ bằng hữu, hoặc nhớ cả những người tình “không quen biết” hay nhớ về quá khứ của chính mình:
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Nhớ mình đứng tựa bóng trăng ta sầu.
(Phong dao)
Nhớ ai truyện thú trò cười,
Nhớ ai reo, khóc, sầu, tươi bấy chầy.
(Nhớ ai)
Nhớ ai ta những lòng man mác
Ta nhớ mà ai có nhớ ta!
Cười trăng bóng xế thương hoa thu tàn.
(Ôm cầm)
Mình ơi ta nhớ mà mình quên ta! Không quen biết cũng như quen biết
(Thư trách người tình nhân không quen biết)
Xuân xưa nhớ lúc ta lên năm Vỡ lòng đi học phố thành Nam
(Ngày xuân nhớ xuân)
Trong 14 lần xuất hiện thời gian quá khứ ở giấc mộng “kinh bang tế thế”, Tản Đà chủ yếu hồi tưởng lại quá khứ hào hùng của dân tộc với niềm tự hào xen lẫn tiếc nuối. Đó là một khoảng thời gian dân tộc ta chứng kiến sự xuất hiện của những vị anh hùng xuất chúng như Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Đinh Công Tráng…Bằng tất cả sự tài ba và tấm lòng yêu nước mãnh liệt, họ đã lập nên những chiến công và góp sức trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước. Tản Đà, trước tình cảnh đáng buồn của dân tộc, ông đã tái hiện lại lịch sử và không ít lần nhớ tiếc về một thời đại vàng son của dân tộc, một quá khứ đã trôi đi rất xa:
Đinh Tiên Hoàng, Đinh Tiên Hoàng. Tiên Hoàng cai thần
Lá cờ lau,
Thống thần dân.
Liều gan cố chết bấy nhiêu phen
Các vị tướng thần ai bậc nhất?
Ông Nguyễn Cảnh Dị, bố là Chân Cùng ông Đặng Dung, bố là Tất.
(Đời Hậu Trần)
Đốt hương xem chuyện nước mình Chuyện Đinh Công Tráng, Ba Đình ngày xưa
Thuận kinh đã đổi ngọn cờ
Nước non xoay chuyển bây giờ là ai?
(Ba Đình ký)
Về văn xuôi, hầu hết thời gian trong Giấc mộng lớn là thời gian hồi tưởng của “ba mươi sáu năm Nguyễn Khắc Hiếu”. Tất cả những sự kiện diễn ra trong tác phẩm đều được tác giả xác định thời gian rất rõ ràng và khoảng cách khá liền mạch: “Năm mình lên năm tuổi, tức năm Thành Thái thứ năm, ở Nam Định học vỡ lòng chữ Hán.”, “Năm lên bảy lên tám thì về quê nhà ở Sơn Tây”, “Năm mười bốn, ông anh bổ về làm giáo thụ phủ Quảng Oai (thuộc Sơn Tây), mình theo về để học.”, “Năm mười chín lại theo ông anh về tu thư Hà Nội”, “Đến năm Canh Thân là năm 32 tuổi, mới theo một nhà tư bản vào chơi đất Trung kỳ.”, “Năm 33 tuổi, tức là năm 1921 mới ra làm chủ bút Hữu Thanh diễn thuyết ở nhà Hội Trí Tri”. Việc sử dụng thời gian hồi tưởng có ý nghĩa kéo dài giấc mộng của Tản Đà.
Trần Đình Sử cho rằng: “Có nhiều hình thức hồi tưởng, nhưng không phải lúc nào trong văn học cũng có thời gian hồi tưởng, như trong cổ tích, như diễm tình trung cổ, trong tiểu thuyết đời Minh trở về trước của Trung
Quốc…đều không có thời gian hồi tưởng.” [21; tr. 45]. Chiều thời gian này chỉ có từ khi ý thức ở bên trong của con người xuất hiện, và cũng phải từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau thì thời gian hồi tưởng mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Vậy nên trong văn học trung đại, thời gian quá khứ rất hiếm hoi vì lúc này người ta quan niệm thời gian vận động theo chu kỳ của đất trời. Đó là thời gian tuần hoàn, thời gian xoay vòng, lặp đi lặp lại không kết thúc:
Xuân đi muôn vạn hoa tàn
Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa
Việc đời thế sự đi qua
Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương Chờ cho xuân hết hoa tàn
Đêm qua sân trước nở vàng cành mai
(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư, bản dịch của Tản Đà) Như vậy, với tác dụng kéo dài dung lượng tác phẩm bằng cách gợi lại những gì đã qua , thời gian quá khứ là nền tảng cho những giấc mộng của Tản Đà. Một quá khứ hào hùng của dân tộc khiến ông tự hào và tiếc nuối, từ đó nhìn lại thực tại đáng buồn của dân tộc mà khởi nên cái mộng cải cách xã hội qua thơ văn; những mối tình tan vỡ trong quá khứ hình thành nên những giấc mộng yêu đương. Do đó, thời gian quá khứ là một chiều thời gian có ảnh hưởng không nhỏ đến mộng trong thơ văn Tản Đà.