Việc chép mộng từ chính sự lý giải của Tản Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mộng trong thơ văn tản đà (Trang 45 - 48)

5. Cấu trúc khóa luận

1.5.1 Việc chép mộng từ chính sự lý giải của Tản Đà

Trước khi tìm hiểu về mộng trong thơ văn Tản Đà, chúng tôi cho rằng việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của mộng và những vấn đề liên quan trong các sáng tác của thi nhân là một điều vô cùng cần thiết. Khảo sát các tập thơ, văn tập của Tản Đà, dưới đây là sự tự lí giải của chính Nguyễn Khắc Hiếu về việc vì sao bản thân lại chép mộng. Có một điều ta cần lưu ý, đó là Tản Đà rất hay tự ví mình là “mộng nhân” hay “người mộng”, trong Tản Đà văn tập

và cả trong lời kết Giấc mộng con thì Tản Đà đều sử dụng hai cụm từ ấy. Do đó, cơ sở đầu tiên hình thành mộng trong thơ văn Tản Đà là do chính bản thân ông luôn xem mình là một người mộng, sống trong mộng, thế nên thi thoảng tỉnh dậy thì ông chép mộng.

Trong “Bài chép mộng” (Tản Đà văn tập, tập 1, 1913), phần “Mộng tự”, Tản Đà tự lí giải như sau: “Có câu nói rằng: Các sự đã qua, nhiều cái như

mộng, mà ông Lý Bạch là một người đại nhân bên nước Tàu ngày trước cũng có bảo: Ở đời như một giấc mộng to”. Tản Đà ngẫm nghĩ thấy điều đó quả không sai, lại thêm chuyện “nhân lại ngồi mà nghĩ thời cảnh ngộ trong mộng cùng cảnh ngộ ở đời có khác nhau mấy nhẽ: cảnh ngộ trong mộng cùng cảnh ngộ ở đời có khác nhau mấy nhẽ: Cảnh ngộ ở đời dài, cảnh ngộ trong mộng ngắn, cảnh đời nhiều về phần ngày, cảnh ngộ mộng thường về phần đêm; cảnh ngộ đời nhiều người cùng biết, cho nên có chứng, cảnh ngộ mộng chỉ một mình biết cho nên không có chứng; cảnh ngộ đời mở mắt mà thấy, cảnh ngộ mộng nhắm mắt mà thấy. Cảnh ngộ mộng mở mắt thời mất, cảnh ngộ đời chắc cũng nhắm mắt mà thành không. Vậy thời mộng là cái mộng con, đời là cái mộng nhớn. Mộng con mình đã tỉnh, cho nên biết là mộng; mộng nhớn mình chưa tỉnh, cho nên chưa biết là mộng”, những lẽ so sánh ấy sau này được Tản Đà trích dẫn vào tựa của Giấc mộng con, để khẳng định thêm cho lí do chép mộng của mình, Tản Đà viết:“Vậy thời mộng là cái mộng con, đời là cái mộng nhớn. Mộng con mình đã tỉnh cho nên biết là mộng; mộng nhớn mình đã tỉnh nên chưa biết là mộng. Cũng là mộng cả mà người đời có chép sử, chép truyện, chép ký, chép hành trạng, thời mình cũng nên chép”.

Tiếp đó, cũng trong Bài chép mộng, mục “Hết mộng”, Tản Đà lại một lần nữa tự lí giải vì sao bản thân lại chép mộng. Ông cho rằng mộng là biểu hiện của tư tưởng, vậy nên việc chép lại cơn mộng của ông là nhằm để “ai xem thấy tất có thể biết tư tưởng mình thời chẳng cũng là một sự đáng thẹn bụng”. Và vì “Tư tưởng đang vơ vẩn, ai đưa đường, ai chỉ nẻo” và “xem nhân tình lấy túng kiết làm khinh bỉ; ngoài sự đói rách chẳng ai cười ai. Thời mộng thế việc gì mà không chép”. Tản Đà lại xét thấy các ông như ông thánh hiền, ông anh hùng, ông quan lớn, ông nhà giàu, ông đi cày, ông buôn bán, ông tửu đồ đều có việc làm nên “sự như ý” mà “mình không vào hạng nào cho nên cũng khó có sự như ý. Ngoài sự tình thực cũng không có sự như ý, thời cũng nên chép lấy

gọi là một tí của nhân sinh, thời mộng thế lại có nhẽ rất đáng chép.”. Như vậy, trong đoạn văn xuôi này Tản Đà đưa ra hai lý do, thứ nhất là do tư tưởng, thứ hai là do mưu cầu sự như ý trong cuộc đời.

Cuối cùng, “thời lại là một cái chứng cho câu nói của người đời xưa. Thời mộng thế sao có nhẽ bỏ đi mà không chép, chép không hết ý đành thêm bốn câu thơ:

Đắc, táng, bi, hoan sự đã rồi! Mây tay, lửa dứt, cánh bèo trôi!

Chiêm bao nào biết không hay có!

Công việc trần gian thế đó thôi!

Mộng đẹp đã chép, mà Tản Đà còn tiếc vì chép không hết ý. Năm 1917, Tản Đà cho xuất bản tác phẩm văn xuôi Giấc mộng con, ở phần lời tựa của tác phẩm, ông có viết rằng: “Mộng con mình đã tỉnh, cho nên biết là mộng; mộng nhớn mình chưa tỉnh, cho nên chưa biết là mộng”, “nay đã tỉnh cái mộng con thời chép lấy; còn cái mộng nhớn, đợi lúc tỉnh rồi sẽ hay”. Đó cũng chính là một lí giải nữa của chính ông cho việc vì sao mình lại chép mộng.

Hơn mười năm sau đó, Tản Đà cho ra đời Giấc mộng lớn, ở lời tựa, Tản Đà nhắc lại lý do viết Giấc mộng con năm xưa để làm tiền đề cho việc lý giải vì sao mình chép luôn cả giấc mộng lớn, cái mộng mà từ thưở nào mình “đợi tỉnh” rồi mới chép. Ông chép: “Giấc mộng con thời đến lúc tỉnh mới chép; còn giấc mộng lớn mà nếu cũng đợi đến khi tỉnh, thời thì giờ biết có hay không? Lại ông Trang Chu có nói rằng: Có sự tỉnh lớn, mà rồi mới biết giấc mộng lớn. Nay dẫu chưa tỉnh, cũng đã biết là mộng, thời cần gì phải đợi đến lúc tỉnh mới chép. Chép giấc mộng lớn.” Thêm nữa: “Giấc mộng con chép, thời giấc mộng lớn sao không chép. Nghĩ như người ta sinh ra đời, không ai dễ có mấy thân,

cho nên mình yêu mình, là cái tình chung của nhân loại…Cho nên đối với mình mà giấc mộng lớn chép.” Hơn thế, việc “mình yêu mình, không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở; người ta yêu nhau, thường cũng không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở, mà yêu thời cứ yêu…ai yêu ta, ta chẳng được yêu cùng, thời, ai yêu ta cũng ơn lòng, lấy chi báo đáp tấm lòng ai yêu. Cho nên đối với xã hội mà giấc mộng lớn chép.”. Như vậy, chép giấc mộng lớn là vị hai lẽ: vì bản thân mình và vì xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mộng trong thơ văn tản đà (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)