Văn xuôi viết về mộng của Tản Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mộng trong thơ văn tản đà (Trang 118 - 123)

5. Cấu trúc khóa luận

3.1.2 Văn xuôi viết về mộng của Tản Đà

Về văn xuôi, trong bài Hữu – vô tương tác trong thi pháp Tản Đà, Tầm Dương đã nhận định rằng: “Tản Đà cũng có những bước đi mới mẻ đầu tiên, cũng có một số đóng góp nhất định, đáng để chúng ta lưu tâm. Tiếc rằng về sau khi nền văn xuôi quốc ngữ đã tiến những bước dài thì Tản Đà không đóng góp được gì thêm (nói riêng về mặt hình thức nghệ thuật).” [22; tr. 430].

Từ năm 1916 cho đến 1932, ông cho ra đời, ngoài thi ca, một loạt những tác phẩm văn xuôi: Giấc mộng con (1916), Thề non nước (1929), Giấc mộng lớn (1922), Thần tiền (1931), Giấc mộng con II (1932). Nếu có nhiều người đón nhận văn xuôi Tản Đà với sự nhiệt tình, lòng cảm phục và thừa nhận mình chịu ảnh hưởng như: Phan Khôi, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng thì cũng có người đánh giá thấp, thậm chí còn phủ định và cho rằng đây là bộ phận văn học không thể có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp Tản Đà như: Vũ Ngọc Phan, Phạm Quỳnh, Lê Thanh. Như vậy, văn xuôi của Tản Đà ngay từ buổi đầu ra mắt đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Lê Chí Dũng trong Vấn đề thể loại văn học trong sáng tác của Tản Đà cho rằng: “tiểu thuyết của ông chỉ là biến dạng của tình sử, chí dị, du ký nhan nhản trong văn học phương Đông thời kỳ trung đại, văn kịch của ông chỉ là thơ, từ khúc, sở trường của Tản Đà. Vả lại, viết tiểu thuyết, văn kịch, ông không phân biệt được ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, còn các nhân vật nghệ thuật của Tản Đà, thì chỉ là sự thể hiện cái tôi trữ tình của ông cùng với vốn văn hóa mà nhà thơ đã thụ hưởng.” [7; tr. 501], “Tản Đà không hoàn thành được nhiệm vụ phân hóa triệt để thơ và văn xuôi” [7; tr. 502].

Trong bài Tản Đà – một văn nho tài tử và lãng mạn, một nhà thơ giữa hai thế kỷ, Phạm Văn Diêu viết: “Trong khoảng thời gian 1915 – 1920 trên Đông Dương tạp chí, giữa các bài tản văn thiếu tính chất sáng tạo, văn xuôi Tản Đà trái lại đầy ý vị triết lý mới với một lối hành văn xuất sắc xuất hiện như một cơn gió lạ, không hòa điệu với không khí chung của tờ báo” [7; tr. 418]. Trần Đình Hượu trong Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cho rằng: “Văn xuôi và thơ của Tản Đà chỉ là văn học cổ được cách tân, chỉ là khâu trung gian giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, giữa văn học nông thôn và văn học thành thị.” [7; tr. 554]. Trong Văn Tản Đà, Nguyễn Triệu Luật có nói: “Văn của Tản Đà hay ở chỗ dập đúng nhạc luật của tiếng Nam, ở chỗ dùng chữ rất táo bạo” [7; tr. 217]. Nguyễn Khắc Xương trong bài viết Về văn xuôi Tản Đà: “Truyện phiêu lưu, truyện viễn tưởng khoa học, ký và hồi ký tình yêu, truyện đối thoại, tự truyện, bút ký triết học, đó là những viên gạch mà Tản Đà đưa lại góp phần xây dựng một nền văn xuôi mới” [32; tr. 7]. “Văn Tản Đà chịu ảnh hưởng nhiều của cổ văn, dùng nhiều từ Hán và Hán Việt, nhiều điển tích với lối văn biền ngẫu và lối diễn tả lặp đi lặp lại” [32; tr. 8] “Ngôn ngữ văn học đi vào hiện đại cùng với nội dung đa dạng, với nhiều thể tài mới được mở ra đã đưa Tản Đà vào hàng những nhà văn tiên phong của văn xuôi Việt Nam” [32; tr. 10]. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên: “Câu văn xuôi của Tản Đà ở các thiên ký sự cũng có điểm giống Tương Phố: có đối, có nhịp, đôi khi có cả vần hoặc thỉnh thoảng lẩy một câu Kiều hay ca dao cho thêm thi vị.”, “Nhưng câu văn của Tương Phố thường rậm rịt những chữ sáo trải ra lê thê, nhịp nhàng một cách chăm chỉ đôi khi nặng nề. Còn Tản Đà đặt câu ngắn nhẹ, dùng chữ một cách chừng mực, có ý vị cao.” [16; tr. 317]. Phạm Thế Ngũ nhận xét câu văn xuôi của Tản Đà “chịu ảnh hưởng rõ rệt của Hán văn”, “lối văn tài tử”, “hàm súc, rắn rỏi, đôi khi vắt vẻo ly kỳ, dấu cái ngạo đằng sau cái nhã”, văn Tản Đà có “tính nhạc” cực kỳ thu hút.

Bảng 3.1

Thống kê về thể loại của 3 tập giấc mộng trong văn Tản Đà

Tên tác phẩm

Tên nhà nghiên cứu Tên công trình Thể loại

Hà Minh Đức Tản Đà về tác gia và tác phẩm truyện Giấc mộng con Trịnh Bá Đĩnh Tản Đà về tác gia và tác phẩm tiểu thuyết

Văn Tâm Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn

truyện dài

Nguyễn Khắc Xương Tản Đà toàn tập (tập 1) tiểu thuyết Hà Minh Đức Tản Đà về tác gia và tác phẩm truyện Giấc mộng con II Trịnh Bá Đĩnh Tản Đà về tác gia và tác phẩm du ký

Văn Tâm Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn

tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Nguyễn Khắc Xương Tản Đà toàn tập

(tập 1)

tiểu thuyết

Hà Minh Đức Tản Đà về tác gia và tác phẩm

Giấc mộng lớn

Trịnh Bá Đĩnh Tản Đà về tác gia và tác phẩm

nhật ký

Văn Tâm Tản Đà – khối mâu thuẫn lớn

tự truyện

Nguyễn Khắc Xương Tản Đà toàn tập (tập 1)

tự truyện

Xét về dung lượng tác phẩm thì hai tập Giấc mộng con chưa phải là tiểu thuyết theo quan điểm văn học hiện đại, vì: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ảnh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.” [8; tr. 330]. Với một số đặc điểm: cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư của tác giả, chất văn xuôi không “thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa”[8; tr. 330] nhân vật của tiểu thuyết là “nhân vật nếm trải”, nhân vật chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật như ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ mà còn tập trung miêu tả cách nhìn của nhân vật về thế giới xung quanh. Tiểu thuyết còn là một thể loại dân chủ vì nó xóa bỏ khoảng cách giữa nội dung trần thuật và người trần thuật. Như vậy, hai tác phẩm văn xuôi này tuy khá ngắn so với tiểu thuyết hiện đại, nhưng nhìn chung cũng đã mang đầy đủ những đặc trưng của thể loại này.

Nói hai tập Giấc mộng con thuộc thể truyện, một thể loại được gộp chung với thuật ngữ tự sự, một trong ba phương thức tái hiện đời sống bên cạnh trữ tình và kịch; trong truyện, nhà văn kể lại, tả lại“những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực đang phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn.” [8; tr. 385] cũng không chính xác lắm. Vì Tản Đà luôn khẳng định những gì ông thấy trong

giấc mộng là một cuộc đời khác của mình, không phải là những gì xảy ra bên ngoài. Trịnh Bá Đĩnh gọi nó là du kí: “một loại hình văn học thuộc loại hình kí mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe.” [8; tr 108] thì cũng không hẳn, vì trong Tản Đà cũng nhận rằng ở tập giấc mộng đầu tiên, ông chỉ du lịch bằng trí tưởng tượng. Giấc mộng con thật ra “không phải là lối tiểu thuyết phiêu lưu khoa học. Cuộc chơi này hoàn toàn có tính cách cá nhân. Nó đáp ứng với một nhu cầu thoát ly của nhà thơ lãng mạn.” [16; tr. 314].

Về Giấc mộng lớn, Văn Tâm và Nguyễn Khắc Xương gọi đó làtự truyện (“tác phẩm thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình, nhà văn viết tự truyện như được sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình. Tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự và sử thi” [8; tr. 389]), Trịnh Bá Đĩnh gọi là nhật kí: “Một thể loại thuôc hình kí. Nhật kí là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến. Khác với hồi kí, nhật kí thường chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu.” [8; tr. 237]. Riêng Tản Đà, ông nói rằng: “Vậy thời Giấc mộng lớn là một tập kỷ thực chăng?...Đã gọi là mộng, thời sao được gọi là kỷ thực? Vậy thời giấc mộng lớn, là một cuốn tiểu thuyết chăng?...Có sự thực mới chép, thời không phải là tiểu thuyết…Tác giả cứ theo sự chiêm bao mà tùy ý chép ra, không có mạch lạc, không có quy tắc…chẳng qua là một cuốn văn chơi”. (Giấc mộng lớn). Vậy thì tác phẩm chỉ là một cuốn “văn chơi” thôi, nhật ký thì không phải vì thời gian trong tác phẩm thường được tính theo năm và lúc có lúc không, chủ yếu nghiêng về sự kiện trong cuộc đời.

Trong lời đề tựa của Giấc mộng con, Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng nhận định rằng: “Tôi dám quả quyết mà đáp rằng: giá trị văn xuôi của Tản Đà cũng

không kém gì giá trị văn vần của Tản Đà”. Cống hiến quan trọng của Tản Đà trong lĩnh vực văn xuôi là sự cách tân các thể loại đã có (ký, tiểu thuyết) và đặt nền móng cho các thể loại văn xuôi mới (tự truyện, truyện viễn tưởng, truyện đối thoại). Chúng ta nên nhớ rằng, cùng thời với Tản Đà, một số tác gia vẫn còn viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, thế nên về hình thức, văn xuôi Tản Đà đã có những cách tân nhất định. Về nội dung, tiểu thuyết của ông phát huy triệt để khả năng tưởng tượng của tác giả. Còn Giấc mộng con thực chất là một cuốn du ký nhưng giống với Guliver du ký vì có khá nhiều yếu tố hư cấu nên lại phá vỡ nhiều nguyên tắc của thể loại ký, do đó lại gần với tiểu thuyết hơn. So với Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác thì Giấc mộng con của Tản Đà đậm đặc yếu tố chủ quan, hư cấu. Cũng với Tản Đà, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện một cuốn tự truyện Giấc mộng lớn, đánh dấu bước nhảy vọt của cái Tôi cá nhân và sự ảnh hưởng của văn học phương Tây. Do vậy, Tản Đà đã giúp văn xuôi cùng với những giấc mộng có một địa vị không hề kém cạnh thơ trên văn đàn trong buổi đầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

Như vậy, thể loại là một phương thức quan trọng để Tản Đà nói mộng. Nếu ở thơ ông vận dụng linh hoạt, điêu luyện, đa dạng các thể và đậm đà bản sắc dân tộc thì ở văn xuôi, vì đang trong buổi đầu hình thành nên vẫn chưa đạt đến trình độ nghệ thuật cao, song cũng có những đóng góp đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mộng trong thơ văn tản đà (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)