3. Nội dung nghiên cứu
1.3.1. Cung cấp môi trƣờng sống và thức ăn cho các loài động vật
Rừng ngập mặn cung cấp môi trƣờng sống và thức ăn cho nhiều loài, là ngôi nhà cho nhiều loài sinh vật nhƣ: nhiều loại cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, ong, chuột, dơi và khỉ. Rất nhiều loài chim di cƣ phụ thuộc vào rừng ngập mặn nhƣ sếu, bồ nông, cò thìa.
Rừng ngập mặn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dƣỡng quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tƣơng tự nhƣ vậy, các loài sinh vật phù du sống dƣới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá.
Trong vòng đời của một số lớn các loài cá, tôm, cua… có một hoặc nhiều giai đoạn bắt buộc phải sống trong các vùng nƣớc nông, cửa sông có RNM. Loài tôm thẻ (Penaeus merguiensis) có tập tính đẻ ở biển, cách xa bờ chừng 12km, do tác động của dòng nƣớc và thay đổi của nƣớc triều, sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng chuyển vào vùng nƣớc ven bờ, bơi dần vào cửa sông theo nƣớc triều lên, thƣờng tìm những vùng nƣớc nông có giá bám nhƣ bụi cỏ, rễ cây…,
sau đó đi sâu vào kênh rạch RNM. Chúng sinh trƣởng và phát triển ở đó cho tới khi thành thục, thƣờng từ 3 – 4 tháng. Ở giai đoạn trƣởng thành thì chúng lại bắt đầu di cƣ ra biển để đẻ. RNM ở đây vừa là nơi bảo vệ vừa là nơi nuôi dƣỡng con non. Cá Đối (Mugil cephalus) cũng có tập tính đẻ ngoài biển, sau đó con non theo nƣớc triều đi vào kênh rạch RNM, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ phân hủy từ cây RNM. Ngƣời ta thƣờng gặp từng đàn cá Đối, có khi với số lƣợng rất lớn trong các kênh rạch RNM. (Phạm Văn Ngọt và cs, 2011)[13].
Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thƣơng mại, vốn có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mục đích bảo vệ con của chúng. Có khoảng 75% các loài cá đánh bắt thƣơng mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó trong vòng đời của mình tại các khu rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lƣới thức ăn phức tạp. Điều này có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có tác động rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và đại dƣơng. Sự suy kiệt của rừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống thủy sinh vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò nhƣ vƣờn ƣơm hay chỗ kiếm ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lƣợng thủy sản không thể đƣợc tái tạo. Sản lƣợng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tích rừng giảm. Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa là không có nguồn cá để đánh bắt trong tƣơng lai.
Vật rụng (lá, cành, chồi, hoa, quả) của cây RNM đƣợc các vi sinh vật phân hủy thành bã hữu cơ là nguồn thức ăn cho các loài thủy sản. Trong quá trình phân hủy, lƣợng đạm trên các mẫu lá tăng 2-3 lần so với ban đầu (Kaushik và Hynes, 1971)[45]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Trí (1986)[5], rừng đƣớc Cà Mau cung cấp một lƣợng rơi 9,75 tấn/ha/năm; trong đó lƣợng rơi của lá chiếm 79,71%. Tại Cần Giờ, rừng đƣớc 12 tuổi trồng cung cấp lƣợng rơi trung bình 8,47 tấn/ha/năm; trong đó lá chiếm 75,42% (Viên Ngọc Nam, 1998)[31]. Theo Klaus Schmitt (2009) cố vấn trƣởng Dự án GTZ CZM - Bảo tồn rừng ngập mặn
Sóc Trăng, cứ mỗi hécta RNM cho 3,6 tấn mùn bã hữu cơ/năm, đây là nguồn thức ăn của nhiều loài cá biển.
RNM còn là nơi bảo vệ các động vật khi nƣớc triều dâng và sóng lớn. Nhiều loài động vật đáy sống trong hang hoặc trên mặt bùn, khi thời tiết bất lợi, nƣớc triều cao, sóng lớn đã bám trên thân cây để tránh sóng nhƣ cá lác, các loài còng, cáy, ốc. Khi lặng gió và triều xuống thấp chúng trở lại nơi sống cũ. Do đó làm tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái RNM tƣơng đối ổn định. Nhờ các mùn bã đƣợc phân hủy tại chỗ và các chất thải do sông mang đến đƣợc phân giải nhanh tạo ra nguồn thức ăn phong phú, thuận lợi cho sự hồi phục và phát triển của động vật sau thiên tai.