3. Nội dung nghiên cứu
3.5.3. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý, bảo vệ RNM
Việc sử dụng các nhóm công cụ kinh tế đối với bảo vệ, quản lý RNM là rất quan trọng các nhóm biện pháp cần thực hiện. Mô hình bảo vệ, bảo tồn tài nguyên gắn với phát triển kinh tế là hƣớng tiếp cận phát triển bền vững và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Không thể phát triển RNM, bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện kinh tế kém phát triển và đời sống cộng đồng dân cƣ còn nhiều khó khăn. Chính những lợi ích kinh tế tạo ra động lực để ngƣời dân tham gia tích cực hơn vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.
*Thiết lập cơ chế hỗ trợ tài chính cho người bảo vệ rừng
Hiện nay, đối với những ngƣời dân đƣợc giao khoán rừng ngập mặn tại địa phƣơng đƣợc trợ cấp 450.000/ha/năm. So với trách nhiệm bảo vệ RNM thì số tiền hỗ trợ là không lớn, yếu tố này cũng ảnh hƣởng tới sự chuyên tâm của ngƣời có trách nhiệm đƣợc giao bảo vệ rừng. Để công tác quản lý bảo vệ RNM hiệu quả thì cần phải có cơ chế hỗ trợ kinh phí một cách phù hợp hơn.
*Phát triển kinh tế theo lĩnh vực, cải tiến phương pháp nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
Với 07 lĩnh vực kinh tế ven biển đang khai thác hoặc có tiềm năng khai thác, sử dụng không gian và tài nguyên vùng bãi bồi ven biển của huyện Tiên Lãng (bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn; nuôi trồng thủy sản trong ao, đầm và trên bãi; khai thác thủy sản thủ công bằng thuyền hoặc bằng tay; du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; nuôi ong trong rừng ngập mặn; nuôi vịt biển kết hợp với nuôi trồng thủy sản trong ao, đầm và đảm bảo quốc phòng-an ninh biển),
Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong ao, đầm, nuôi trên bãi (nuôi ngao), khai thác thuỷ sản thủ công bằng thuyền, và bằng tay là những hoạt động vừa có tiềm năng phát triển, vừa là nguồn sinh kế quan trọng và tạo thu nhập cộng đồng, vừa có thể giúp bảo tồn nguồn lợi ven bờ và đƣợc xác định là những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng
Phát triển các sinh kế mới từ sử dụng tài nguyên ven biển, nhƣ các nghề khai thác thuỷ sản phù hợp, các đối tƣợng nuôi mới phù hợp nhƣ nghiên cứu nuôi hàu treo dây trong rừng ngập mặn (học tập mô hình tại Ninh Bình: tạo thành các rãnh nƣớc trong rừng, và treo dây hàu tại các rãnh nƣớc này, nƣớc vẫn chảy bình thƣờng, không gây ảnh hƣởng đến không gian của rừng), hoặc nuôi vịt luân canh tại các mùa không nuôi trồng thuỷ sản tại đầm nuôi quảng canh (tháng 7-tháng 11)…