Tác dụng làm sạch môi trƣờng nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng giai đoạn 2000 2015 (Trang 30 - 31)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.4. Tác dụng làm sạch môi trƣờng nƣớc

Do địa hình dốc, rừng nguyên sinh bị khai thác quá mức và suy thoái nên khi có mƣa lớn ở miền núi nƣớc ta có hiện tƣợng lũ quét, sạt lở đất đƣa cây đổ cùng các vật liệu xây dựng bằng gỗ, tre từ các nhà bị phá hủy, xác gia súc, bèo theo dòng sông trôi ra biển. RNM đã giữ các vật liệu trên và sau đó phân hủy dần thành những chất dinh dƣỡng cho sinh vật vùng triều và làm sạch nƣớc biển. Nhờ đó mà nhiều sinh vật sống ven biển ít chịu tác động xấu. Rừng ngập mặn ổn định chất lƣợng nƣớc ven biển bằng cách duy trì các nhân tố vô sinh và hữu sinh, loại bỏ cũng nhƣ vận chuyển các chất dinh dƣỡng, các chất gây ô nhiễm đến từ đất liền. Các thực vật nổi và cỏ biển vẫn quang hợp tốt, cung cấp oxi cho các sinh vật khác ở biển, các vỉa san hô sống không bị chết do bùn phù sa che phủ.

Hệ thống rễ ngập mặn còn làm chậm dòng nƣớc, tạo điều kiện cho lắng đọng trầm tích diễn ra. Trong quá trình lắng đọng trầm tích, chất độc và chất dinh dƣỡng gắn liền với các hạt cát, hạt đất sét,… có thể đƣợc đƣợc loại bỏ. Do chi phí xây dựng một nhà máy xử lý nƣớc thải thƣờng rất cao nên có một số ý kiến cho rằng, rừng ngập mặn có thể là phƣơng án xử lý môi trƣờng thay thế khi đặt chúng tại khu vực tiếp nhận nƣớc thải.

Có đƣợc tác dụng đó là nhờ các vi sinh vật phong phú sống trong nƣớc và đất RNM. Những nhiên cứu của Trung tâm Nguyên cứu Hệ sinh thái RNM do Nguyễn Thị Thu Hà và cs (2002)[12], Vƣơng Trọng Hào và cs (2002)[37], Mai Thị Hằng (2002)[3] thực hiện cho thấy nhiều nhóm vi khuẩn, nấm men, nấm sợi và xạ khuẩn đều có khả năng phân hủy các hợp chất ở lớp đất mặt, các chất thải hữu cơ ứ động trong RNM nhƣ tinh bột, xenlulaza, pectin, gelatin, casein và

kitin có trong xác thực vật, động vật và một số hợp chất phức tạp hơn nhƣ caboxi, methyl xenlulozơ (CMC), và các chất lighnoxenlulozơ ở các mức độ khác nhau và khoáng hóa nhanh các chất này làm thức ăn cho hệ sinh vật nhờ khả năng sinh ra các enzym ngoại bào mạnh nhƣ xenlulaza, amylaza, proteinaza, kitinaza… Các hợp chất phốtpho khó tan cũng đƣợc một số nấm sợi phân giải. Kết quả nghiên cứu của Mai Thị Hằng và Nguyễn Văn Diễn (2006) cho thấy một số nấm ở trong nƣớc, đất RNM có hoạt tính kháng sinh mạnh thuộc các chi

Paecilomyces, Trichoderma, Penicillium, Cephloporium có tác dụng ức chế vi sinh vật gây bệnh cho thực vật, làm sạch môi trƣờng nƣớc biển đặc biệt là những mầm bệnh trong môi trƣờng ô nhiễm do ngập lụt đổ ra cửa sông, ven biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng giai đoạn 2000 2015 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)