3. Nội dung nghiên cứu
1.5. Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
1.5.1. Vị trí địa lý
Tiên Lãng là huyện thuộc thành phố Hải Phòng, nằm về phía Nam thành phố Hải Phòng, Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà của Hải Dƣơng, phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Thái Thụy của tỉnh Thái Bình. Sông Văn Úc (tốc độ dòng chảy 1,2m/s) làm ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng. Sông Thái Bình (tốc độ dòng chảy 0,6m/s) làm ranh giới tự nhiên phía Nam.
Huyện có tổng diện tích 19.353km2, dân số 153.450 ngƣời (thống kê năm 2015), kinh tế chủ yếu phát triển dựa trên nền nông nghiệp truyền thống, với 3 mặt giáp sông, một mặt giáp Vịnh Bắc Bộ nên Tiên Lãng có tài nguyên rừng ngập mặn khá đa dạng và trên 3.000 ha vùng bãi triều.
Huyện Tiên Lãng gồm thị trấn Tiên Lãng và 22 xã: Bắc Hƣng, Bạch Đằng, Cấp Tiến, Đại Thắng, Đoàn Lập, Đông Hƣng, Hùng Thắng, Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Nam Hƣng, Quang Phục, Quyết Tiến, Tây Hƣng, Tiên Cƣờng, Tiên Hƣng, Tiên Minh, Tiên Thắng, Tiên Thanh, Tiên Tiến, Toàn Thắng, Tự Cƣờng, Vinh Quang. Trong đó, ba xã Đông Hƣng, Tiên Hƣng và Vinh Quang là 3 xã nằm tiếp giáp với biển.
Hình 1.4. Vị trí địa lý huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng – Khu vực nghiên cứu
Huyện Tiên Lãng là một trong những huyện thuộc thành phố Hải Phòng có diện tích rừng ngập mặn lớn, tập trung. Tài nguyên rừng ngập mặn tại đây gồm các loài cây: Bần chua, Trang, Sú phân bố ở cửa sông Văn Úc, sông Thái Bình.
* Về hình thái địa hình khu vực huyện Tiên Lãng
Vùng biển Tiên Lãng là một bộ phận thuộc Tây bắc Vịnh Bắc bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển gắn liền với những đặc điểm chung của Vịnh Bắc bộ và Biển Đông.
Độ sâu của biển khu vực Tiên Lãng, Hải Phòng là không lớn, ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40m. Mặt đáy biển đƣợc cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển.
Hình 1.5. Hình thái địa hình khu vực huyện Tiên Lãng
(Nguồn: Nguyễn Đức Cự và nnk, 2011. Báo cáo đánh giá tác động thủy thạch - động lực phục vụ lập dự án tuyến đê quai lấn biển huyện Tiên Lãng)[4]
Vùng cửa sông Văn Úc là kiểu châu thổ điển hình (hình 1.5), nơi động lực sông đóng vai trò quyết định, hình thái cửa sông có phần đơn giản hơn, bờ biển ít bị chia cắt phức tạp bởi các lạch triều, hình thái bờ có dáng lồi ra phía biển. Các bãi bồi ngập triều cơ bản đƣợc bồi tụ nổi cao và mở lấn ra phía biển hàng chục mét mỗi năm. Các bãi triều cao có sú vẹt hẹp, trong khi các bãi triều thấp
trải rộng tới 5-6 km. Cửa các nhánh sông đổi hƣớng nhanh và phức tạp. (Trần Đức Thạnh, Lê Đức An, Trịnh Minh Trang, 2014)[21].
1.5.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Chế độ mùa khí hậu
Nằm trong vùng bờ phía Bắc Việt Nam với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm phân chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô, vùng bờ Tiên Lãng, Hải Phòng có mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều kéo dài, thƣờng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông, v.v. và mùa khô lạnh có gió mùa Đông Bắc. Ở đây, vai trò gió mùa đã góp phần đáng kể làm sai lệch những hệ quả khí hậu của chuyển động biểu kiến Mặt Trời. Khí hậu vùng luôn đƣợc điều hoà bởi ảnh hƣởng của biển. Các đặc trƣng khí hậu nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm không khí, mƣa, gió luôn biến động theo mùa và theo ngày đêm, đặc biệt là chế độ nhiệt trong mùa Đông và chế độ mƣa trong mùa Hè luôn biến động nhanh theo hình thái khí quyển.
Do sự hoạt động và chi phối của hoàn lƣu khí quyển phát triển theo mùa nên khí hậu bị phân hoá thành 2 mùa: mùa Hè trùng gió mùa Tây Nam, thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ trung bình trên 25℃) và mƣa nhiều kéo dài (lƣợng mƣa tháng trên 100mm), thƣờng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông. Mùa Đông trùng mùa gió Đông Bắc, trời rét lạnh (nhiệt độ trung bình dƣới 20℃), ít mƣa (lƣợng mƣa thƣờng dƣới 100mm). Vào thời kỳ chuyển tiếp tháng 4 và 10, các khối không khí suy yếu và tranh giành ảnh hƣởng nên thời tiết ôn hoà hơn, nhƣng ƣu thế vẫn thuộc về các hệ thống mùa Hạ.
Khu vực huyện Tiên Lãng có mùa Đông lạnh trên nền chung của khí hậu nóng ẩm do ảnh hƣởng của hoàn lƣu gió mùa: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 3, tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Nam từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 9, tháng 10. Khi áp thấp nóng phía Tây xâm lấn thì thời tiết rất khô nóng, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên tới 37℃ - 40℃; thời tiết nóng, ẩm, dễ có dông và mƣa lớn; dƣới tác động của gió biển - đất làm điều hoà khí hậu, tạo nên mùa Đông ấm hơn và mùa Hè mát hơn so với đất liền.
* Nắng
Hằng năm trung bình có 1600 - 1900 giờ nắng, số giờ nắng lớn nhất thƣờng xuất hiện vào tháng 7 và tháng 9, tháng có số giờ nắng ít nhất thƣờng
vào tháng 3. Tỷ suất nắng là 40%, tháng 10 - 11 tỷ suất nắng cao nhất là 50 - 54% và tháng 2 - 3 có tỷ suất nắng thấp nhất từ 14 - 20%, biến trình năm có dạng 2 đỉnh. Số giờ nắng trung bình tháng 160 - 180 giờ vào tháng 5 - 9. Trong đó hai tháng ít nắng nhất là các tháng 2 và tháng 3 (cũng là hai tháng có nhiều mây nhất), trung bình có 43 - 58 giờ nắng/tháng. Trong suốt mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 9 và 10 đều có nhiều nắng, tần suất thƣờng có trên 150 giờ nắng/tháng.
* Mưa
Đặc trƣng mƣa khu vực huyện Tiên Lãng phụ thuộc nhiều vào khối khí lạnh, bão và gió mùa. Trong ba yếu tố trên thì: không khí lạnh gây ra mƣa nhiều, bão gây ra mƣa to về mùa Hè và gió mùa gây ra mƣa dầm dai dẳng. Vùng bờ một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa trong mùa này chiếm gần 80 - 90% tổng lƣợng mƣa cả năm và tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đầu mùa thƣờng khô hanh, cuối mùa (từ tháng 2 đến tháng 4) thƣờng ẩm ƣớt và có mƣa phùn (20 - 40 ngày/năm), đã làm giảm đáng kể chế độ khô hạn.
* Bão
So với các vùng bờ khác, vùng bờ Hải Phòng (Tiên Lãng) là nơi phải hứng chịu bão và áp thấp nhiệt đới nhiều, trung bình hàng năm có có 1 - 2 cơn đổ bộ vào khu vực này. Từ năm 1960 đến năm 2007, Hải Phòng có khoảng 44 cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp. Mùa bão thƣờng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Số lƣợng các cơn bão có sự thay đổi khá lớn giữa các tháng, các tháng 1 đến tháng 4 và 12 không có bão, các tháng nhiều bão nhất là tháng 8 (13 cơn) và tháng 7 (10 cơn). Số lƣợng bão ảnh hƣởng đến khu vực có sự dao động giữa các năm, có những năm không có bão nhƣ 1960, 1961, 1965, 1970, v.v. có những năm xuất hiện 3 cơn bão nhƣ 1973 và 1996.
1.6. Tình hình kinh tế - xã hội
Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu - chi ngân sách Nhà nƣớc năm 2018; xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nƣớc năm 2019 của UBND huyện Tiên Lãng, trong năm 2018, huyện Tiên Lãng đã tập trung triển khai thực hiện đạt đƣợc nhiều kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8971 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 41,73 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng, tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại dịch vụ tƣơng ứng 35% - 26,6% và 38,4%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.531 tỷ đồng bằng 80,72% kế hoạch, tăng 3,02 % so với cùng kỳ, năng suất lúa chiêm xuân đạt 70,7tạ/ ha tăng 0,3 % so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 343 tỷ đồng, bằng 76,73% kế hoạch, tăng 14,79% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 582,8 tỷ đồng, bằng 68% kế hoạch, bằng 97,48% so với cùng kỳ, trong đó thu cân đối ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 78,52 tỷ đồng bằng 75,68% kế hoạch, bằng 122,90% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phƣơng ƣớc đạt 508,02 tỷ đồng, bằng 60,92% kế hoạch, bằng 125,86% so với cùng kỳ. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt, cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Năm học 2017- 2018, ngành giáo dục và đào tạo huyện tiếp tục đạt kết quả khá toàn diện. Toàn huyện có 29 trƣờng đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn chất lƣợng giáo dục Cấp độ 3; 39 trƣờng đạt trƣờng chuẩn quốc gia. Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay bình quân Tiên Lãng đạt 16,77 tiêu chí, có 10 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, huyện Tiên Lãng dự kiến tiếp tục chọn chủ đề “Tăng cƣờng quản lý thu chi ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nông thôn mới”, đề ra 10 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong đó phấn đấu tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ƣớc đạt 9.924 tỷ đồng, tăng 10,71% so với năm 2018. Thu nhập bình
quân đầu ngƣời đạt 45,7 triệu đồng tăng 10,12% so với năm 2018. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ ƣớc đạt 33,2% - 27,3% - 39,5%. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc ƣớc đạt 822,61 tỷ đồng, giảm 4,73% so với năm 2018; tổng chi ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 794,38 tỷ đồng, giảm 4,58% so với năm 2018. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,88%. Giải quyết việc làm 3.920 lao động. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,07%. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế 86,5%, tăng 0,2% so với năm 2018. Tỷ lệ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh 100%, tăng 1% so với năm 2018. Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn đƣợc thu gom, xử lý hợp vệ sinh 95%, tăng 5% so với năm 2018. Phấn đấu đến hết năm 2019 có 22/22 xã đƣợc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
1.7. Hiện trạng các nguồn tài nguyên ven biển huyện Tiên Lãng
* Bãi triều và mặt nước ven biển
Theo Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên và môi trƣờng Biển và Hải đảo, vùng ven bờ gồm có vùng đất ven biển là diện tích hành chính các xã, thị trấn ven biển và vùng nƣớc ven biển là vùng mặt nƣớc biển rộng 6 hải lý (11,11km) ven bờ từ đƣờng ven bờ (đƣờng mép nƣớc mức triều kiệt trung bình nhiều năm). UBND huyện Tiên Lãng đƣợc giao quyền quản lý vùng ven bờ từ mức triều kiệt trung bình nhiều năm ra ngoài 3 km, vùng nƣớc biển tiếp giáp sau đó do UBND thành phố Hải Phòng quản lý. Phần bãi triều của xã Đông Hƣng về mặt hành chính giới hạn bởi sông Thái Bình và bãi triều thuộc địa giới hành chính xã Tiên Hƣng, còn phần bãi triều của xã Vinh Quang về mặt hành chính giới hạn bởi dòng chảy cửa sông Văn Úc Hải Phòng và bãi triều thuộc địa giới hành chính xã Tiên Hƣng. Mức độ bồi lắng hàng năm HST RNM Tiên Lãng và khu vực Bàng La của Hải Phòng trong khoảng 36,69 – 151,51 g/m2/ngày (Nguyễn Thị Minh Huyền và cộng sự, 2011)[11].
Bảng 1.2: Đặc điểm bãi triều vùng ven biển huyện Tiên Lãng Xã Tổng diện tích (ha) Chất lƣợng Độ ngập triều Chất lƣợng nƣớc Đông Hƣng 200 Nhiều phù sa Thấp, triều kiệt lộ bãi Chịu ảnh hƣởng mạnh bởi nguồn nƣớc sông Thái Bình Tiên Hƣng 500 Cát nhiều và không ổn định ở khu vực giáp với xã Vinh Quang Cao, triều kiệt lộ bãi nhƣng vẫn có nƣớc sấp sấp mặt bãi Chịu ảnh hƣởng bởi sông Thái Bình và Văn Úc Vinh Quang 950 Nhiều phù sa Chịu ảnh hƣởng mạnh bởi sông Văn Úc Thống kê cho thấy bãi triều là khá đa dạng và khác nhau do bãi bồi nhiều phù sa, diện tích bãi trống lớn. Thủy triều lên xuống thuận tiện cho phát triển rừng và thủy hải sản sinh sống, tuy nhiên do diện tích cần trồng rừng còn lớn và chƣa đủ điều kiện trồng rừng.
* Nguồn lợi thủy sản và nguồn lợi sinh vật khác
Có tổng cộng: 288 loài sinh vật đã phát hiện trong khu vực bãi triều rừng ngập mặn Tiên Lãng, trong đó gần 100 loài có giá trị kinh tế, du lịch và nghiên cứu khoa học và 7 loài thuộc loài quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nhƣ quạ khoang, rắn ráo, rái cá, rắn cạp nong, rắn hổ mang, le khoang cổ. Riêng về nguồn lợi thủy sản, vùng bãi bồi có 30 loài cá và 20 loài giáp xác, nhuyễn thể có giá trị kinh tế (Nguyễn Thị Minh Huyền và cộng sự, 2011)[11].
Chỉ tiêu quy hoạch không gian của từng xã và toàn vùng ven biển huyện Tiên Lãng đến năm 2030 đƣợc thể hiện tại bảng 1.3 nhƣ sau:
Bảng 1.3. Chỉ tiêu quy hoạch không gian của từng xã và toàn vùng ven biển huyện Tiên Lãng đến năm 2030
Hạng mục Chỉ tiêu phát triển của từng xã Chỉ tiêu phát triển
của toàn huyện
Vinh Quang Tiên Hƣng Đông Hƣng
I. Chỉ tiêu bảo tồn DT RNM cần bảo vệ, bảo tồn (ha) 459,53 ha (2017) 500 ha (2025) 550 ha (2030) 186,78 ha (2017) 270 ha (2025) 350 ha (2030) 339,6 ha (2017) 400 ha (2025) 440 ha (2030) 986 ha (2017) 1.170 ha (2025) 1.340 ha (2030) DT trồng phục hồi rừng (ha) 50 ha (2025) 50 ha (2030) 80 ha (2025) 80 ha (2030) 135 ha (2025) 40 ha (2030) 265 ha (2025) 160 ha (2030)
II. Chỉ tiêu sử dụng tài nguyên
Nuôi ao, đầm Giữ nguyên
365,34 ha Giữ nguyên 543,79 ha Giữ nguyên 328,9 ha Giữ nguyên 1.238 ha
Nuôi ngao Giữ nguyên
(vùng thí điểm 150 ha) Giữ nguyên (vùng thí điểm 210 ha) 0 Giữ nguyên (vùng thí điểm 360 ha) Đánh bắt thủy sản bằng tay Theo diện tích đất rừng và bãi triều 459,53 ha (2017) 500 ha (2025) 550 ha (2030) Theo diện tích đất rừng và bãi triều 186,78 ha (2017) 270 ha (2025) 350 ha (2030) Theo diện tích đất rừng và bãi triều 339,6 ha (2017) 400 ha (2025) 440 ha (2030) Theo diện tích đất rừng và bãi triều 1.571 ha (986 ha đất rừng) (2017) 1.571 ha (1.170 ha rừng) (2025) 1.571 ha (1.340 ha rừng) (2030) Đánh bắt thủy sản bằng thuyền 100% (2017) khoảng 200 thuyền ↑ 120% (2025) - 240 thuyền ↑ 130% (2030) 100% (2017) khoảng 21 thuyền ↑ 150% (2025) - 30 thuyền ↑ 200% (2030) - 100% (2017) khoảng 50 thuyền ↑ 120 % (2025) - 60 thuyền 100% (2017) khoảng 271 thuyền ↑ 130 % (2025) - 330 thuyền ↑ 160% (2030) - 375 thuyền
Hạng mục Chỉ tiêu phát triển của từng xã Chỉ tiêu phát triển
của toàn huyện
Vinh Quang Tiên Hƣng Đông Hƣng
- 260 thuyền 40 thuyền ↑ 150% (2030)
- 75 thuyền
III. Giúp giảm được bao nhiêu % mức độ mâu thuẫn hiện tại
↓50% (2025) ↓100% (2030) ↓40% (2025) ↓90% (2030) ↓ 50% (2025) ↓ 90% (2030) ↓ 47% (2025) ↓ 93% (2030) IV. Góp phần tăng bao nhiêu % thu nhập hộ gia đình ↑15% (2025) ↑30% (2030) ↑50% (2025) ↑80% (2030) ↑ 50% (2025) ↑ 100% (2030) ↑ 38% (2025) ↑ 70% (2030)
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch không gian vùng ven biển có sự tham gia của huyện Tiên Lãng đến năm 2030)
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng từ năm 2000 – 2015;