Hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng giai đoạn 2000 2015 (Trang 50 - 56)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hả

thành phố Hải phòng giai đoạn 2000 - 2015

Vùng bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng nằm giữa hai cửa sông Văn Úc và Hải Phòng, đƣợc bồi đắp bởi phù sa của hai cửa sông này nên có diện tích rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú. Theo những ngƣời nhiều tuổi ở địa phƣơng, từ hàng trăm năm nay, RNM đã phát triển và ngày càng lan rộng từ 2 cửa sông Văn Úc và Thái Bình. Cách đây trên 50 năm, RNM Tiên Lãng đã từng là nơi ẩn nấp của du kích địa phƣơng, điều đó chứng tỏ RNM phát triển rất tốt, tán cây rậm rạp. Các loài cây ngập mặn thực sự chủ yếu là cây bần do đây là vùng bãi triều ngập sâu, sóng mạnh. Vùng ven sông có rải rác các cây Mắn trắng và cây Trang. Đa phần diện tích rừng ngập mặn là ở ngoài đầm nuôi trồng, bảo vệ và hỗ trợ trực tiếp việc nuôi trồng thủy hải sản. Có một số diện tích nhỏ rừng ngập mặn trong một số đầm tôm và hầu nhƣ không phát triển do không còn chế độ thủy triều lên xuống và phù sa.

Có thể mô tả vị trí RNM huyện Tiên Lãng qua hình sơ họa sau:

Hình 3.1. Sơ họa vị trí rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Dựa theo căn cứ tài liệu thu thập tại Phòng Tài nguyên và môi trƣờng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng, UBND xã Đông Hƣng, UBND xã Tiên Hƣng, UBND xã Vinh Quang và kết quả điều tra thực địa. Diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng có biến động qua các năm nhƣ sau:

Bảng 3.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, giai đoạn từ 2000 - 2015 Đơn vị tính: ha Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2015 Tiên Hƣng 10 12 51 51 62 80 87 87 237 Đông Hƣng 103 111 121 218 218 484 436 473 473 Vinh Quang 187 193 193 382 393 393 393 693 693 Tổng 300 316 365 651 673 957 916 1253 1403

( Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiên Lãng)

Từ năm 2000, diện tích RNM tại Tiên Lãng ƣớc tính đạt 300ha, trong đó có 100ha chạy dọc theo hai cửa sông. Đến năm 2015, tổng diện tích RNM tại huyện đã đạt 1403ha. So với thời điểm năm 2000 thì diện tích rừng đã tăng xấp xỉ 4,7 lần.

Xu hƣớng biến động diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 2000 – 2015 đƣợc thể hiện qua biểu đồ 3.2:

Hình 3.2. Biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2015

So sánh diện tích RNM ba xã Đông Hƣng, Tiên Hƣng, Vinh Quang, có thể thấy diện tích rừng tại xã Tiên Hƣng là nhỏ nhất, tại xã Vinh Quang là lớn nhất. Điều này có thể lý giải là do tại xã Tiên Hƣng, phần lớn diện tích bãi bồi ngoài đê biển đang do các tổ chức, cá nhân sử dụng để làm đầm nuôi trồng thủy hải sản, khu vực ven cửa sông Thái Bình (xã Đông Hƣng) và ven cửa sông Văn Úc (xã Vinh Quang) có diện tích rừng ngập mặn phát triển từ lâu (trƣớc năm 1990). Bên cạnh đó, chênh lệch diện tích RNM tại ba xã một phần cũng do chiều dài đê biển tại 3 xã: xã Tiên Hƣng có chiều dài đê biển ngắn nhất, xã Vinh Quang có chiều dài đê biển dài nhất.

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004, diện tích RNM có sự gia tăng từ 300ha (năm 2000) lên 316ha (năm 2002) - tăng hơn 5% và 365ha (năm 2006) – tăng gần 22% so với năm 2000.

Giai đoạn từ năm 2004 đến 2006, diện tích RNM tại Tiên Lãng tăng mạnh: từ 365ha lên 651ha – tăng 286ha (hơn 78%).

Giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, diện tích RNM khu vực xã Đông Hƣng đƣợc trồng mới một diện tích khá lớn nên có sự gia tăng đột biến. Tổng diện tích RNM 3 xã tăng từ 673ha lên 957ha – tăng 284ha (tăng 42% so với 2008).

Trong giai đoạn năm 2010 – 2012, tổng diện tích rừng bị suy giảm từ 957ha xuống còn 916ha. Theo nhận định của một số cán bộ chuyên trách tại huyện Tiên Lãng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu; Hiện tƣợng thời tiết cực đoan ảnh hƣởng mạnh tới khu vực cây non mới trồng. Sóng lớn và độ triều cao nên tỷ lệ cây sống thấp hoặc sống thì cũng bị sóng đánh trôi hoặc chết do bị hà bám dày đặc làm cây đổ hoặc chết. Ngoài ra, nhân tố thứ hai ảnh hƣởng đến rừng ngập mặn là công tác trồng phục hồi rừng phía ngoài đầm tôm tại xã Đông Hƣng và xã Tiên Hƣng khó khăn, không đƣợc thành công nhƣ mong đợi do sóng to, hà bám làm chết cây. Còn tại xã Vinh Quang thì có kết quả tƣơng đối thành công hơn.

Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, 2015, diện tích RNM tiếp tục có sự gia tăng một cách rõ rệt từ 916ha (năm 2012) lên 1253ha (năm 2014) – tăng 337ha và từ 1253ha lên 1403ha (năm 2015) – tăng 150ha chỉ trong vòng một năm.

Nhìn chung, giai đoạn 2000 – 2015, diện tích RNM tại huyện Tiên Lãng có xu hƣớng tăng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Do có hoạt động của Dự án Phục hồi và nâng cấp đê biển PAM 5325; trồng rừng ngập mặn của Hội Chữ thập đỏ; hành động phục hồi rừng ngập mặn của tổ chức ACMAMG (Nhật Bản). Tuy nhiên, do tình hình do sóng lớn và độ triều cao nên tỷ lệ cây sống thấp hoặc sống thì cũng bị sóng đánh trôi hoặc chết do bị hà bám dày đặc làm cây đổ hoặc chết, tỷ lệ cây sống chỉ khoảng 50 – 55%.

Theo báo cáo kết quả 15 năm (1992 – 2007) về Thực hiện chƣơng trình hợp tác nghiên cứu và phục hồi rừng ngập mặn giữa Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC/MERD) và Tổ chức Hành động phục hồi rừng ngập mặn (ACTMANG), Nhật Bản thì từ năm 1994 đến năm 2007, Dự án đã hỗ trợ, thực hiện trồng và phục hồi 1289,5ha rừng chỉ riêng tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (Bản 3.2).

Bảng 3.2. Diện tích trồng và phục hồi RNM tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng do ACTMANG tài trợ (ĐVT: ha) Vị trí thực hiện Loại cây đã trồng Tổng cộng Trang 1994 - 2007 Mắm, vẹt, sú, dừa nƣớc, dà 1994 - 2007 Đƣớc 1994 - 2007 Bần 1994 - 2007 Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) 0 3 5 1281,5 1289,5

MERC và ACTMANG đã phối hợp xây dựng vƣờn ƣơm cây bần chua năm 1995 tại Tiên Lãng, Hải Phòng và cũng là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam ƣơm thành công cây bần chua để đƣa ra trồng đại trà, tạo tiền đề cho việc trồng bần chua của Dự án sau này. Nhờ sự giúp đỡ về kinh phí của tổ chức ACTMANG, MERC/MERD đã tổ chức đƣợc nhiều lớp tập huấn cho các cán bộ và nhân dân

các xã ven biển tham gia dự án về kỹ thuật chăm sóc, trồng và quản lý rừng ngập mặn. (Phan Nguyên Hồng, Phan Hồng Anh, Motohiko Kogo, Asano Tetsumi, Miyamoto Chiharu, Suda Seiji, 2008) [17].

Theo Đề án Quy hoạch không gian vùng ven biển có sự tham gia của huyện Tiên Lãng đến năm 2030 của UBND huyện Tiên Lãng, tổng diện tích RNM đƣợc trồng giai đoạn 1995 – 2016 là khoảng 1618,5ha

Bảng 3.3. Thống kê về diện tích rừng ngập mặn đã đƣợc trồng tại ba xã ven biển theo các giai đoạn vừa qua

Diện tích trồng theo giai đoạn (ha)

Tổng 1995 - 2000 2001 - 2010 2011 - 2016 Đông Hƣng 427 109 95 631 Tiên Hƣng 33 5 60 98 Vinh Quang 356 363,5 170 889,5 Tổng 816 477,5 325 1618,5

Trong thời gian tới, cộng đồng địa phƣơng và UBND xã Đông Hƣng mong muốn trồng phục hồi 100-200ha rừng ngập mặn trên phần bãi triều đã đƣợc quy hoạch và tiếp tục chăm sóc các diện tích mới trồng, còn UBND xã Tiên Hƣng mong muốn trồng phục hồi 300-500ha rừng ngập mặn.

*Bản đồ hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng,

thành phố Hải Phòng

Căn cứ kết quả điều tra, thu thập thông tin từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng, hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn tại huyện đƣợc thể hiện tại hình 3.3

Bản đổ hiện trạng

Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng giai đoạn 2000 2015 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)