Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh điện biên (Trang 43 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Tỉnh Điện Biên được thành lập theo phê chuẩn điều chỉnh địa giới hành chính tại Quốc hội khóa X ngày 26 tháng 11 năm 2003. Có tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 954.125,06 ha

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào.

Tỉnh Điện Biên gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện: Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia), Huyện Điện Biên, Huyện Điện Biên Đông, Huyện Mường Ảng, Huyện Mường Chà, Huyện Mường Nhé, Huyện Tủa Chùa, Huyện Tuần Giáo, Huyện Nậm Pồ.

Hình 1: Sơ đồ hành chính tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km). Trên tuyến biên giới Việt – Lào. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long

Phú thành cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

Đặc điểm địa hình

Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo.

Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.

Khí hậu

Tỉnh Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC và thấp nhất vào tháng 1 là 11oC. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối là 40,9oC (tháng 5). Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối là 3,9oC (tháng 1). Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 9-10oC ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người cũng như cây trồng và vật nuôi.

Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, phân bố không đều, vùng núi lượng mưa có thể lên đến 1.900 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 10. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau.

Chế độ gió: Trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều hướng gió trong năm. Trong đó thịnh hành là hướng gió Tây và Tây - Bắc, thường xuất hiện trong các tháng: 10, 11, 12, 1, 2, 4, 5, 7. Tốc độ gió trung bình từ 0,4 đến 0,7m/s. Gió Tây khô nóng thường gây ra khô nóng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, cây trồng, gia súc.

Thủy văn

Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là: Sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Hệ thống sông suối trên địa bàn chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối không liên tục mà bị chia cắt thành từng đoạn, hệ thống các suối chính ở đây có hướng chảy phụ thuộc theo địa hình từng khu vực.

Nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú với hơn 10 hồ và hơn 1.000 sông, suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều. Sông suối ở Điện Biên nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây là nguồn nước chủ yếu mà hiện nay Điện Biên đang khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, địa hình cao, dốc; nhiều thác, ghềnh; có lượng dòng chảy lớn; lượng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh. Các huyện Mường Chà và phía bắc Tuần Giáo có một

dòng chảy từ 30 - 40 l/s/km2; huyện Điện Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2. Vì vậy, khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó khăn.

Nguồn nước ngầm của tỉnh Điện Biên được tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Các thung lũng này có trữ lượng nước ngầm khá lớn và hình thành túi đựng nước ở độ sâu từ 20 đến 200m. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ thực hiện một số mũi khoan thử nghiệm, chưa đi vào khai thác.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: tỉnh Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là 954.125,06 ha, bao gồm 03 nhóm đất chính có ý nghĩa cho việc phát triển nông, lâm nghiệp: Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa.

Tài nguyên rừng: Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng. Toàn tỉnh có tới 361.627,33 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 44,17% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh).. Trong số hơn 193 nghìn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp là hơn 191 nghìn ha. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu…ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây…Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Tuy nhiên, qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi,

đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.

Tài nguyên nhân văn: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trên địa bàn thành phố luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất. Tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Dân tộc H’mông, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Khơ mú, dân tộc Hoa, còn lại là các dân tộc khác như Mường, Thổ, Dao, Mảng, Sán dìu … với những tập quán truyền thống riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự đa dạng của văn hóa, nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Thái; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Mông, nghệ thuật tranh trổ trên giấy, chạm khắc bạc, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh điện biên (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)