3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Điện Biên:
Thuận lợi
Từ những phân tích nêu trên, cho thấy tỉnh Điện Biên có tiềm năng, thế mạnh để nâng cao tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cụ thể như sau:
- Có vị trí đường giao thông thuận lợi là Quốc lộ 279 và Quốc lộ 12 chạy qua để phát triển kinh tế - xã hội và lưu thông với các vùng lân cận.
- Tỉnh Điện Biên có tiềm năng cần được đầu tư khai thai thác về du lịch sinh thái, du lịch cụm di tích lịch sử kháng chiến, du lịch văn hóa bản ... Đây là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ và du lịch.
- Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Có điều kiện phát triển cây cao su, cây ăn quả … cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do quỹ đất đai lớn có thể phân bổ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thành phần kinh tế. Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng) và phát triển
chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, lợn và chăn muôi gia cầm.
Khó khăn
Là tỉnh miền núi, địa hình núi non phức tạp nên việc đầu tư phát triển kinh tế trong mọi lĩnh vực gặp khó khăn, tiềm năng và nguồn lực cho phát triển lại còn hạn chế, do vậy rất khó khăn trong huy động nguồn đầu tư của các doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của nhân dân thấp. Việc giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài gặp khó khăn.
Do địa hình phức tạp, trình độ lao động sản xuất của nhân dân không đồng đều nên việc triển khai thực hiện các công trình dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến việc thực hiện các công trình dự án chậm tiến độ...
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố còn chưa đồng bộ, nhất là hệ giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều khó khăn do tính đặc thù của các dân tộc miền núi trong việc tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất kinh tế.
Do địa hình bị chia cắt, việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gặp khó khăn về mặt bằng sử dụng đất, khó khăn về nguồn vốn đầu tư do phụ thuộc về nguồn ngân sách của Nhà nước.
Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm còn thiếu việc làm ổng định, năng suất lao động thấp. Việc thực hiện các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ do nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về trình độ và ý thức của người lao động trong quá trình thực hiện các dự án.
Việc sử dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật của tỉnh Điện Biên còn hạn chế. Trình độ dân trí nói chung chưa cao, đặc biệt là ở vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.
doạ tiềm tàng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.