Tình hình biến động đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh điện biên (Trang 56 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Tình hình biến động đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến thời điểm 31/12/2017 là : 954.125,06 ha không có biến động so với thống kê đất đai năm 2016.

Biến động nhóm đất nông nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp theo thống kê năm 2016 là 728.964,87 ha, so với số liệu thống kê năm 2017 là 734.733,35 ha, tăng 5.768,48 ha. Trong đó :

a) Đất sản xuất nông nghiệp: năm 2016 là 368.552,67 ha so với năm 2017 là 370.797,43 ha, tăng 2.244,76 ha (chủ yếu tăng ở đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác). Trong đó:

- Đất trồng lúa tăng lên 1.515,48 ha do các loại đất sau chuyển sang : Đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất trồng cây hàng năm khác năm 2016 là 259.823,07 ha so với năm 2017 là 260.370,66 ha, tăng 547,59 nguyên nhân do các loại đất sau chuyển sang: đất trồng lúa; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối; đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa

sử dụng.

- Đất trồng cây lâu năm 2016 là 19.431,71 ha so với năm 2017 là 19.613,40 ha, tăng 181,69 ha, do các loại đất sau chuyển sang: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ; đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng.

b) Đất lâm nghiệp tăng 3.520,18 ha (thuộc các huyện Mường Ảng,

Mường Lay, Điện Biên Đông, Mường Chà) trong đó:

- Đất rừng sản xuất tăng 210,27 ha, nguyên nhân do các loại đất sau chuyển sang : đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng phòng hộ, đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất rừng phòng hộ tăng 3.311,47 ha, nguyên nhân do các loại đất khác chuyển mục đích sử dụng đất sang, gồm: Đất trồng cây hàng năm khác, đất rùng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản, đất đồi núi chưa sử dụng.

c) Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 3,56 ha; do đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang.

d) Đất nông nghiệp khác không biến động.

Biến động diện tích nhóm đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp tăng 214,56 ha chủ yếu tăng ở đất sử dụng vào mục đích công cộng. Cụ thể như sau:

a) Đất ở tăng 6,92 ha; - Đất ở đô thị tăng 1,38 ha. - Đất ở nông thôn tăng 5,54 ha.

b) Đất chuyên dùng tăng 211,96 ha. Trong đó : - Đất xây dựng trụ sở cơ quan tăng 7,18 ha.

- Đất quốc phòng tăng 7,84 ha (Đồn biên phòng Nà Bủng - huyện Nậm

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp tăng 4,58 ha.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 2,59 ha. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng tăng 189,77 ha. c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 0,61 ha.

d) Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối giảm 4,92 ha.

Biến động đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng 193.634,41 ha, giảm 5.983,05 ha. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác, như : Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất ở, đất sử dụng vào mục đích công cộng,...

- Đất bằng chưa sử dụng 669,52 ha giảm 1,39 ha.

- Đất đồi núi chưa sử dụng 191.202,47 ha, giảm 5.981,66 ha. - Núi đá không có rừng cây 1.762,42 ha không biến động.

Đánh giá tình hình biến động đất đai từ 31/12/2016 đến 31/12/2017:

- Tình hình quản lý biến động đất đai đã được cập nhật và quản lý ngày càng chặt chẽ, đúng pháp luật và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của địa phương. Số liệu diện tích các loại đất biến động được xác định dựa trên các kết quả thực hiện công tác chỉnh ký biến động, công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và kết quả đo đạch địa chính ngoài thực địa của những năm gần đấy. Cụ thể là:

+ Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích nhóm này tăng chủ yếu ở diện tích đất lâm nghiệp.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích nhóm nay tăng chủ yếu sử dụng vào mục đích đất công cộng, xây dựng các kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp – dịch vụ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích nhóm này giảm chủ yếu do chuyển sang sử dụng vào các nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Qua công tác thống kê đất đai hàng năm cũng đã phản ánh được công tác cập nhật, quản lý biến động về đất đai ngày càng chặt chẽ và dần đi vào nề

nếp. Tuy nhiên trong công tác quản lý sử dụng đất đai vẫn còn một số hạn chế như: công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở cấp xã chưa được thường xuyên; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra; việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất còn chậm. Công tác quản lý đất đai ở một số xã tại một số thời điểm còn chưa được chú trọng, cán bộ địa chính xã hầu hết chưa sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành nhất là phần mềm thống kê đất đai. Tiến độ thực hiện báo cáo, công tác thống kê đất đai hàng năm thực hiện còn chậm, chưa đảm bảo đúng thời gian quy định.

- Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền cấp xã ở một số địa phương còn thiếu kiên quyết; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân; một số bộ phận cán bộ chuyên môn quản lý, theo dõi về đất đai của các cấp chính quyền cơ sở còn yếu về năng lực chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ địa chính xã; tài liệu điều tra cơ bản như bản đồ địa chính còn thiếu, chất lượng kém do chưa được chỉnh lý, cập nhật biến động thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai ở cơ sở. Mặt khác, do ngân sách của tỉnh còn hạn chế, nguồn kinh phí cho công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính còn thiếu, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh điện biên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)