Khảo sát khả năng hấp phụ của than hoạt tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng titan foam trong chế tạo ống lọc nước cầm tay (Trang 39 - 40)

Chương 2 THỰC NGHIỆM

2.3. Khảo sát khả năng hấp phụ của than hoạt tính

2.3.1. Điều kiện khảo sát

Như đã trình bày các điều kiện chung ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ của than hoạt tính ở mục 1.1.3. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành khả năng hấp phụ MB của than hoạt tính ở môi trường trung tính, nhiệt độ dung dịch là (302)oC và nồng độ MB thay đổi trong khoảng từ 20 mg/l đến 45 mg/l.

2.3.2. Qui trình thực nghiệm khảo sát hấp phụ MB

Bước 1: cân than hoạt tính và MB theo khối lượng đã tính toán trước.

Bước 2: hòa tan MB vào nước cất với thể tích đã được chuẩn bị sẵn.

Bước 3: kiểm tra lại nồng độ ban đầu của dung dịch MB đã được chuẩn bị bằng máy đo UV-Vis.

Bước 4: đặt cốc chứa dung dịch MB lên máy khuấy từ và cho khối lượng than hoạt tính đã chuẩn bị vào dung dịch, giữ tốc độ khuấy từ cố định và nhiệt độ dung dịch (302)oC.

Bước 5: sau mỗi khoảng thời gian nhất định, lấy dung dịch trong cốc đem li tâm và kiểm tra lại nồng độ sau khi hấp phụ.

2.3.3. Dựng phương trình đường chuẩn MB

Bảng 2.1. Dữ liệu xây dựng phương trình đường chuẩn MB

Co

MB (mg/L) 0 4 8 12 24 48

Độ hấp thu A 0 0,1535 0,4398 0,5894 1,2143 2,4475

2.3.4. Qui trình khảo sát hấp phụ NH4Cl

Bước 1: cân than hoạt tính và NH4Cl đã tính toán trước.

Bước 2: hòa tan NH4Cl vào nước cất đã chuẩn bị sẵn.

Bước 3: kiểm tra lại nồng độ ban đầu của dung dịch NH4Cl bằng máy đo Palintest Photometer 7100.

Bước 4: đặt cốc chứa dung dịch NH4Cl lên máy khuấy từ và cho khối lượng than hoạt tính đã được chuẩn bị sẵn vào dung dịch, giữ tốc độ khuấy cố định và nhiệt độ dung dịch là (302)oC.

Bước 5: sau mỗi khoảng thời gian nhất định, lấy dung dịch trong cốc đem li tâm và kiểm tra lại nồng độ sau khi hấp phụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng titan foam trong chế tạo ống lọc nước cầm tay (Trang 39 - 40)