Phân loại nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 33 - 36)

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000. Ở nước ta, mỗi năm ở cả ba hệ trường (Trường dạy nghề, Trường Trung học Chuyên ngiệp và Cao đẳng – Đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau (Thế giới nghề nghiệp, vngender.edu.vn).

Jeam Claude Sontage với bộ trắc nghiệm đánh giá hứng thú nghề nghiệp qua hình ảnh chia thành 78 nghành nghề, chia làm 7 khối nghề đã được thích ứng ở 25 quốc gia (Ngô Công Hoàn và Trương Thị Khánh Hà, 2015).

Căn cứ vào mối quan hệ giữa con người và đối tượng lao động, E.A. Climov cho rằng có 5 nhóm nghề (Phạm Tất Dong, 1989):

+ Nhóm nghề trong đó người tiếp xúc với kĩ thuật như nguội, tiện, sửa chữa dụng cụ.

+ Nhóm nghề trong đó con người tiếp xúc với các dấu hiệu và con số, mã số như thư ký đánh máy, lập tình viên máy tính.

+ Nhóm nghề trong đó con người con người tiếp xúc với nghệ thuật như họa sĩ, nhà soạn nhạc.

+ Nhóm nghề trong đó người con người tiếp xúc với con người như thầy giáo, bác sĩ.

+ Nhóm nghề trong đó con người con người tiếp xúc với thiên nhiên như trồng trọt, chăn nuôi.

Theo John Holland (Định hướng nghề nghiệp theo sở thích qua trắc nghiệm John Holland, 2016), những đặc điểm cá nhân như nhu cầu, hứng thú, quan điểm, các giá trị động viên… là một cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Sáu kiểu người chính là:

+ Thứ nhất, nhóm kĩ thuật (Realistic): Người có suy nghĩ thực tế. Những người thuộc loại này thường bị thu hút bởi các công việc, hoạt động ngoài trời, có sức khỏe tốt hoặc họ có khả năng thuộc về ngành cơ khí, thích làm việc với máy móc trang bị kĩ thuật. Những nghề phù hợp như: làm việc ở trang trại, lao động thủ công, thợ mộc, thợ điện, kĩ sư cơ khí…

+ Thứ hai, nhóm nghiên cứu (Investigate): Người thích nghiên cứu tìm tòi. Những người thuộc loại này thường bị thu hút bởi những công việc đòi hỏi các hoạt động thiên về tri thức hiểu biết như cần có sự học hỏi, quan sát, phân tích, đánh giá và nghiên cứu giải quyết vấn đề. Đối tượng nghiên cứu khám phá là biểu tượng, ngôn ngữ và các ý tưởng. Họ thích làm việc trong những môi trường đòi hoạt động hỏi trí tuệ cao, thích đối đầu với những thách thức của công việc, có thiên hướng về sự sáng tạo độc đáo, thích làm việc độc lập. Những nghề đặc trưng như: khảo cổ, hóa học, kĩ sư, vật lí học, sinh học, địa chất học, bác sỹ, tâm lí học, giáo sư đại học...

+ Thứ ba, nhóm nghệ thuật (Artistic): Người có tố chất nghệ sĩ. Những người thuộc loại này thường có xu hướng bị thu hút bởi những công việc đòi

hỏi có sự biểu lộ tình cảm cá nhân, xúc động, sáng tạo nghệ thuật, tự do nghề nghiệp và các hoạt động mang tính chất cá nhân. Những nghề phù hợp như: nghệ sỹ, bình luận viên, giáo viên ngoại ngữ, người điều hành quảng cáo, trang trí nội thất, nhiếp ảnh…

+ Thứ tư, nhóm xã hội (Social): Người thiên về hướng xã hội. Những người thuộc loại này thường say mê với những công việc được tiếp xúc với người khác, thích giúp dỡ, cố vấn cho người khác hơn là những công việc đòi hỏi cần có sự cố gắng lớn về thể lực và trí tuệ. Những nghề phù hợp như: hướng dẫn giải trí, công tác xã hội, dịch vụ, bác sĩ, nhà tâm lí…

+ Thứ năm, nhóm quản lí (Enterprising): Người quyết đoán dám nghĩ dám làm. Những người thuộc loại này có năng khiếu ảnh hưởng, thu hút, thuyết phục người khác vào trong hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục đích về kinh tế hay mục đích của tổ chức. Những nghề phù hợp như: quản lí nhân sự, nhà sản xuất, bán bảo hiểm, môi giới bất động sản, buôn bán ô tô, luật sư, bán hàng, giảng viên kinh doanh…

+ Thứ sáu, nhóm nghiệp vụ (Coventional): Người làm công chức nhà nước. Những người thuộc loại này thường thích làm những công việc có sự chỉ dẫn hoặc theo qui định rõ ràng, hoặc luôn vui lòng và thực hiện tốt mệnh lệnh của tổ chức, cấp trên… Từ ngữ, số liệu, và sự chi ly, chính xác là lĩnh vực mà họ làm việc thuận lợi nhất. Những nghề phù hợp như: văn phòng, người giữ và phân công lịch làm việc, thủ thư, thư ký, kế toán, ngân hàng, tín dụng, giảng viên kinh doanh, giáo viên toán…

Trong thực tế, không ai hoàn toàn chỉ mang trọn những đặc điểm được mô tả trong một nhóm, tức là mỗi người dù thuộc nhóm này nhưng điều có những đặc điểm của nhóm khác.

Ngoài ra, còn nhiều cách phân loại nghề theo kiểu nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề; theo dấu hiệu mức độ phức tạp về kĩ thuật; theo diện chuyên môn nghề và hoạt động của nghề.

Nói chung, dù các tác giả có cách phân loại khác nhau nhưng nhìn chung đều dựa vào dấu hiệu của nghề, mục đích của nghề để phân loại.

Các học viên mà chúng tôi nghiên cứu bao gồm năm khoa: Điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, công nghệ ôtô, kế toán doanh nghiệp, quản gia. Theo cách phân loại nghề nghiệp của John Holland, năm nghề nghiệp mà chúng tôi nghiên cứu thuộc ba nhóm: nhóm kĩ thuật chiếm đa số (Điện, cắt gọt Kim loại, sửa chữa ô tô); nhóm nghiệp vụ (kế toán) và nhóm xã hội (quản gia).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)