1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học viên Trường Trung cấp nghề
Các học viên trường dạy nghề chủ yếu trong độ tuổi khoảng từ 15 đến 22 tuổi. Đây là lứa tuổi trong giai đoạn đầu thanh niên và giữa thanh niên.
a.Giai đoạn đầu thanh niên: 15-18 tuổi
Phạm Minh Hạc nhận định tuổi đầu thanh niên là tuổi từ 15 đến 18 tuổi, hoạt động chủ đạo trong giai đoạn này là học tập, hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Đặc trưng tâm lí lứa tuổi này là hình thành thế giới quan, định hướng chuẩn bị nghề nghiệp (Phạm Minh Hạc, 1998).
Vũ Thị Nho cho rằng hoạt động học tập có định hướng nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này (Vũ Thị Nho, 1999). Thời kỳ tuổi đầu thanh niên: 15 tuổi đến 18 tuổi. đây là giai đoạn dần dần hoàn chỉnh cơ thể, gia tăng chiều cao giảm dần để giúp cơ thể cân đối hơn, trọng lượng cơ thể phát triển, cơ bắp phát triển và trưởng thành về giới tính.
Huỳnh Văn Sơn nhận định hoạt động chủ đạo của giai đoạn đầu thanh niên là hoạt động học tập hướng nghiệp, tự ý thức phát triển, hình thành thế giới
quan, ham thích hoạt động xã hội, cái tôi định hình rõ, định hướng nghề nghiệp bắt đầu phát triển mạnh, xuất hiện rung động đầu đời và mối tình đầu (Huỳnh Văn Sơn, 2011).
b.Giai đoạn giữa thanh niên: 19-22 tuổi
Giai đoạn này, thể chất của các em càng hoàn thiện hơn và vai trò trong xã hội cũng rõ ràng hơn. Các em trở thành một công dân của đất nước có quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật.
Hoạt động học tập tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hoạt động học tập mang một sắc thái mới: mang tính chuyên nghành, phạm vi thu hẹp vào nghành nghề yêu thích.
Những đặc điểm cơ bản về trí tuệ và các hoạt động ở tuổi đầu thanh niên đã được hình thành và tiếp tục được hoàn thiện trong giai đoạn giữa thanh niên theo quá trình phát triển.
Tóm lại, hoạt động chủ đạo lứa tuổi đầu và giữa thanh niên là học tập, hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
Điều kiện về sinh lí
Giai đoạn đầu tuổi thanh niên, các em đạt được trưởng thành về cơ thể nhưng chưa trưởng thành về xã hội (Lí Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ chủ biên, 2012). Giai đoạn đầu tuổi thanh niên, học viên đạt được sự phát triển về thể chất tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện so với người lớn. Chiều cao và trọng lượng cơ thể đã phát triển chậm lại. Ở các em nam, sức mạnh cơ bắp tăng rất nhanh. Cấu trúc, chức năng của não phát triển, số dây thần kinh liên hợp tăng lên và liên kết các phần của vỏ não lại với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho các thao tác phức tạp được thực hiện.
Phạm vi giao tiếp mở rộng, tính độc lập tăng, tính người lớn ngày càng được thừa nhận, tham gia nhiều nhóm khác nhau và đảm trách nhiều vai trò khác nhau. Coi trọng các mối quan hệ với những người cùng lứa tuổi.
Trong gia đình, vai trò làm người lớn được tăng cường, được tham gia trao đổi những vấn đề quan trọng trong gia đình, được trao nhiều nhiệm vụ hơn, tham gia lao động, tạo nguồn thu nhập.
Trong nhà trường, vai trò chủ động trong học tập được thừa nhận, nhưng vẫn gặp khó khăn về phương pháp học tập, hiểu đúng bản thân, chọn bạn chọn nghề…. Các em nhận thức được vai trò của học tập đối với tương lai của mình, học tập có ý thức và có mục đích hơn.
Ngoài xã hội, giao tiếp mở rộng với nhiều nhóm, có nghĩa vụ như một người công dân: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự, tạo cho các em rèn luyện về đạo đức, kĩ năng làm việc.
Song song với sự phát triển về thể chất, điều kiện và hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các em. Trong gia đình, các em đóng vai trò quan trọng hơn so với trước. Tính độc lập và trách nhiệm là những biểu hiện rõ nhất ở các em. Các em vừa phải học tập đồng thời cũng phải lao động, giúp đỡ bố mẹ trang trải trong gia đình. Vì thế, học tập và lao động có thể được xem là hoạt động chủ yếu của các em học sinh tuổi đầu thanh niên. Về phương diện xã hội pháp luật quy định, 18 tuổi các em là người trưởng thành, các em có đầy đủ quyền của một công dân, quyền bầu cử, tự chịu trách nhiệm về mặt hình sự, đồng thời cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.
Không còn là trẻ em mà đang trở thành người lớn, vai trò độc lập và trách nhiệm với gia đình được tăng lên, tham gia vào các quyết định, công việc tương lai. Có quyền lợi và trách nhiệm như một công dân: bầu cử, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo Erik Erikson, đây là giai đoạn người thanh niên trẻ đang
hình thành, đang tìm kiếm bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình (Vũ Thị Nho, 1999).
Điều kiện về tâm lí
Trong nhận thức trí tuệ, cảm giác, tri giác phát triển đạt tới mức độ tinh nhạy của người lớn. Học sinh đã có tính ý thức, mục đích hệ thống rõ rệt trong qua quá trình học tập. trí nhớ có chủ định chiếm ưu thế. Năng lực chú ý chủ định cùng phát triển. Tính có lựa chọn của chú ý và tính ổn định cũng phát triển. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên sang tuổi thanh niên học sinh nên nhận thức, tư duy trừu tượng phát triển, tính chủ định trong tất cả các quá trình nhận thức phát triển mạnh, Tính có ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập và trong các hoạt động khác. Tư duy, tưởng tượng theo Piaget đã đạt được các thao tác trí tuệ bậc cao như người lớn, đó là tư duy hình thức, tư duy logic. Các thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa phát triển mạnh giúp các em lãnh hội được các khái niệm phức tạp và trừu tượng của chương trình học (Vũ Thị Nho, 1999).
Đặc điểm nhân cách
Khả năng tự ý thức, tự đánh giá và lòng tự trọng phát triển, có nhu cầu được tôn trọng và đối xử bình đẳng, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ mình là người lớn (Vũ Thị Nho, 1999).
-Tự ý thức phát triển do yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Hình thành thế giới quan: hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc cư xử, định hướng giá trị của con người. Có khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lí, đạo đức.
- Tự đánh giá những phẩm chất cá nhân: thường nhận những nhiệm vụ khó khăn để chứng tỏ mình, hay so sánh mình với những người chung quanh,
lắng nghe ý kiến. Tự ý thức và tự đánh giá có những bước chuyển biến nhưng chưa thực sự ổn định vì còn thiếu kinh nghiệm, cần được hướng dẫn.
- Tính tự trọng: là khả năng tự đánh giá có tính khái quát, thể hiện sự chấp nhận hay không chấp nhận bản thân với tư cách là một nhân cách.
- Ý thức nghề nghiệp: quan tâm nghiêm túc, chọn lựa nghề cho tương lai, học lên đại học hay đi học nghề.
- Tính tích cực xã hội: quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và trong nước. Thường đánh giá, trao đổi và tỏ thái độ về vấn đề đó. Sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với hứng thú sở trường của mình. Thích làm những việc lớn, thử sức của mình.
- Hình thành thế giới quan: Là cái nhìn hệ thống, tổng hợp, khái quát về thế giới, tự nhiên, xã hội của con người.
- Đời sống xúc cảm, tình cảm: Coi trọng quan hệ với bạn cùng tuổi, độc lập hơn với gia đình, phạm vi giao tiếp tăng, Nhu cầu tình bạn sâu sắc hơn.
- Mối giao tiếp mở rộng. Tình bạn bền vững hơn. Bạn cùng tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Bộc lộ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm.
-Xu hướng nghề nghiệp là một nét cấu tạo tâm lí mới trung tâm trong nhân cách của tuổi đầu thanh niên (Lí Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ, 2012).Xu hướng nghề nghiệp được biểu lộ qua hứng thú nghề nghiệp và việc chọn lựa nghề cho tương lai. Hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Hứng thú này liên quan đến việc chọn nghề của học viên. Thái độ học tập được thúc đẩy bởi động cơ học tập, các em thích thực tiễn hơn là lí luận, tập trung vào những môn học ham thích, những môn khác thì sao lãng. Thái độ học tập có ý thức làm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động của quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của học viên trong hoạt động học tập (Lê Văn Hồng, 2001).
Ở học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 thì “việc lựa chọn nghề đã trở thành công việc khẩn thiết của các em. Càng cuối cấp thì sự lựa chọn càng nổi bật. Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không. Việc quyết định một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn cứ. Nhiều em biết đặc điểm riêng về thể chất, tâm lí, khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề nghiệp là chưa đầy đủ.
Hầu hết các em nhận thức được vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với tương lai sau này của mình. Quyết định chọn nghề của các em đã có căn cứ, nhiều em đã nhận thức được sự phù hợp hay không phù hợp trong tương quan giữa đặc điểm của cá nhân và nghề mình sẽ chọn nhưng nhận thức đó chưa được đầy đủ và chín chắn. Vì thế, các em cần sự định hướng để có lựa chọn đúng.
Tóm lại, tuổi đầu và giữa thanh niên, cơ thể các em đã phát triển hài hòa, có sự thừa nhận tính người lớn, hoạt động chủ đạo là học tập hướng nghiệp. Các em chú ý đên nhu cầu bình đẳng, nhu cầu chứng tỏ bản thân, có quan điểm và lí tưởng sống, quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Chọn nghề là nét đặc trưng của tuổi đầu thanh niên, tác dụng thúc đẩy các em nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bước chân vào trường trung cấp nghề, các em đã ý thức được về nghành nghề mình đã chọn. Vì thế, các em cố gắng phấn đầu học tập để chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai của mình.
1.3.2. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp nghề nghề
Hứng thú nghề nghiệp là mối quan hệ đặc biệt của cá nhân đối với nghề nào đó, nó thể hiện qua sự yêu thích nghề. Hứng thú nghề nghiệp được biểu
hiện trong ý thức về giá trị của nghề và sự cuốn hút cảm xúc của nó đối với người đó, trong sự say mê đối với quá trình lao động và học tập nhằm hoàn thiện, nâng cao sự hiểu biết và tay nghề của mình.
Khi học viên có hứng thú nghề nghiệp là khi các em có mối quan hệ đặc biệt đối với một nghề nào đó, thể hiện qua tình cảm yêu thích của các em với một nghề qua thái độ tích cực của chúng đối với việc lựa chọn nghề đó (Nguyễn Thị Hoa, 2012). Hứng thú nghề nghiệp chính là thái độ tích cực của học viên đối với nghề nghiệp mà các em đang hướng tới. Thái độ tích cực đó thể hiện qua sự say mê, thích thú với nghề đã chọn.
Dựa vào các biểu hiện của hứng thú và HTNN đã nêu ở trên, chúng ta có thể xác lập các biểu hiện của hứng thú nghề nghiệp trên ba măt sau: nhận thức, thái độ và hành vi.
-Nhận thức: Hiểu biết về nghề; Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của nghề.
-Thái độ: Quan tâm đến nghề nghiệp; Say mê và thích thú với nghề nghiệp đã chọn.
- Hành vi:Tập trung học một số môn có liên quan đến nghề; Thường xuyên tham gia vào hoạt động liên quan đến nghề nghiệp của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Một cách cụ thể, HTNN được biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi như sau:
a. Biểu hiện về nhận thức của HTNN
Học viên học nghề ngay sau khi vào trường cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm, nội dung, vai trò, giá trị của nghề và tình cảm tích cực đối với
nghề đã chọn và đang học. Điều đó rất quan trọng bởi lẽ tình cảm nghề nghiệp sẽ tạo nên hứng thú nghề nghiệp
Theo từ điển tiếng Việt năm 1992, Hoàng Khuê định nghĩa nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó (Hoàng Khuê, 1992).
Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức, phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình”. Định nghĩa này xem xét nhận thức ở khía cạnh là một hoạt động của con người (Nguyễn Quang Uẩn, 2005).
Như vậy chúng ta nhận thấy:
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Do đó nếu con người có nhận thức tốt tức thì quá trình phản ảnh hiện thức khách quan sẽ đúng đắn, đầy đủ.
- Nhận thức có mối quan hệ với tình cảm, thái độ. Khi con người nhận thức tốt sẽ làm nảy sinh, định hướng, điều khiển tình cảm và giúp con người tỏ thái độ phù hợp.
- Nhận thức, thái độ có mối quan hệ với hành động. Khi nhận thức đúng, thái độ tốt sẽ làm động lực thúc đẩy con người hành động và đạt kết quả tốt.
Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới đó. Từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy, nhận thức về nghề nghiệp là sự hiểu biết về nghề nghiệp. Nói cách khác, nhận thức về nghề nghiệp là sự hiểu biết một cách đúng đắn của học viên về vai trò và vị trí của nghề nghiệp đối với cá nhân và xã hội.
Biểu hiện về nhận thức HTNN của học viên được thể hiện qua nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp đối với con đường lập nghiệp sau này của các em. Khi học viên nhận biết được tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp thì các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực rèn luyện phẩm chất, năng lực nghề nghiệp để chuẩn bị hành trang cho con đường hành nghề sau này của mình. Học viên quan tâm đến các thông tin về nghề nghiệp, giá trị kinh tế, xã hội của nghề hay tính hữu ích của nghề; Học viên quan tâm đến các nhu cầu lao động của nghề trong xã hội. Học viên nhận biết được tình hình kinh tế xã hội của đất nước, nắm được nhu cầu của đất nước đối với nghề mà các em đã lựa chọn để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia. Ngoài ra học viên cần nắm bắt được đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề; những yêu cầu tâm sinh lí, phẩm chất, năng lực mà nghề đòi hỏi. Học viên còn phải nhận biết được những điều kiện làm việc trong nghề; chế độ đối với người hành nghề cũng như triển vọng phát triển của nghề để có sự tin tưởng, lạc quan và