Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 49)

Trung cấp nghề

Việc lựa chọn nghề nghiệp là công việc quan trọng đối với mỗi người trong đời. Vì thế, quyết định chọn nghề phải là sản phẩm của quá trình tư duy của cá nhân sau khi có sự tham vấn của những người có chuyên môn về nghề nghiệp chứ không thể là công việc tùy hứng, thích là chọn hay chọn theo mốt, theo thời đại là được.

Muốn chọn nghề phù hợp, học viên cần phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: hứng thú và năng lực của cá nhân đối với nghề, yêu cầu và tính chất của nghề và cuối cùng là nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên khi xem xét những vấn vấn đề trên khi chọn nghề, thật sự các em chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố.

Tác giả Lí Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ cho rằng những yếu tố sau ảnh hưởng đến HTNN của các học viên: Ý kiến của cha mẹ, tự đánh giá bản thân, bạn bè, thầy cô giáo, chuyên viên tham vấn, quan niệm xã hội, tìm việc làm, lương bổng, được tôn trọng (Lí Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ chủ biên, 2012).

Joan lelly-Plate nhận định những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến HTNN của học viên: Mức lương cao, có sự an toàn trong công việc, đảm bảo tính ổn định và không bị thất nghiệp, tính sáng tạo, đảm bảo giờ giấc ổn định, vị trí công việc đảm nhận có tính quan trọng, có nhiều cơ hội giúp đỡ người khác, có khả năng làm thay đổi xã hội, cảm thấy mình là người quan trọng và được công nhận (Joan lelly-Plate, 2018).

Theo bài báo Chọn nghề cho con (Chọn nghề cho con, 2013), có năm yếu tố ảnh hưởng đến HTNN. Đó là:

+ Nhu cầu xã hội. + Bạn bè.

+ Trình độ học vấn của bố mẹ.

+ Nhận thức về giá trị nghề nghiệp: nghề nào cũng được hay phải nghề cao trọng.

Theo tác giả Quý Long (Quý Long, 2009), có 8 yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học viên:

- Danh vọng xã hội của nghề nghiệp. - Tình hình nghề nghiệp.

- Tình hình số người làm việc trong xã hội. - Thu nhập kinh tế nghề nghiệp.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật. - Sự thay đổi hình thức làm việc.

- Hành vi giáo dục của gia đình và trường học. - Quan niệm truyền thống và tâm lí xã hội.

Tóm lại, sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây, chúng ta có thể đúc kết lại những yếu tố thường ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của học viên đó là:

 Các yếu tố chủ quan: + Sự hiểu biết về nghề,

+ Ước muốn thành công của bản thân + Sức khỏe của bản thân

+ Kĩ năng, năng lực, chuyên môn

 Các yếu tố khách quan: + Cơ hội tìm việc làm + Cơ hội để thăng tiến + Được xã hội đánh giá cao

+ Mức độ ảnh hưởng của nghề đến xã hội + Thu nhập cao

+ Lời khuyên của bạn bè + Nguyện vọng của gia đình

+ Cách thức giảng dạy của giáo viên

+ Phương tiện cơ sở vật chất của nhà trường

Như vậy, qua những phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy HTNN chịu tác động bởi hai nhân tố: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

Tiểu kết chương I

Hứng thú nói chung và hứng thú nghề nghiệp nói riêng không phải là đề tài mới trong nghiên cứu và ứng dụng tâm lí học vào đời sống xã hội. Vấn đề này đã được các nhà tâm lí của phương Tây, Nga và các nhà tâm lí học và giáo dục học của các nước trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau, có những góc nhìn khác nhau. Về cơ bản, họ thống nhất với nhau rằng HTNN được xem là động lực hết sức quan trọng để xét sự phù hợp nghề.

Hứng thú nghề nghiệp là thái độ đặc thù của cá nhân đối với nghề nghiệp chuyên môn. Do nhận thức được ý nghĩa của nghề trong đời sống nên nó có sức hấp dẫn về mặt tình cảm, có sức lôi cuốn hoạt động.

HTNN được biểu hiện qua ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. HTNN chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan

Chương 2

THỰC TRẠNG HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT PHƯỚC LỘC 2.1. Đặc điểm Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc

2.1.1. Bối cảnh địa phương

Bối cảnh địa phương tổng quát (Giới thiệu tổng quan về thành phố Bà Rịa, 2018).

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phíaTây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, còn phía Nam giáp Biển Đông. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.975,14 km2. Dân số trên 1.427.000 người, trong đó có trên 60% dân số trong độ tuổi lao động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt trên 11% (không tính dầu khí): Phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và thương mại; Phát triển các ngành công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, sản xuất hàng hóa bảo đảm chất lượng, tiến tới phát triển kinh tế tri thức; Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành Giáo dục và Đào tạo; Chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo; Tạo việc làm cho người lao động.

Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong những năm qua, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có sự chuyển dịch khá nhanh về kinh tế kéo theo nguồn lực lao động. Với sự mở rộng tỉ trọng lao động của công nghiệp và dịch vụ cùng với sự thu hẹp của nông nghiệp đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, để giải quyết yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trên, đòi hỏi phải có một chiến lược cung cấp nguồn lao động kĩ thuật có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng cho nền kinh tế của Tỉnh nói chung và các khu công nghiệp nói riêng. Giải pháp hợp lí nhất là phải đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh, đồng thời thu hút và đào tạo lao động ngoài tỉnh để cung ứng cho nhu cầu phát triển của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thực trạng công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh phát triển nhanh, tuy nhiên cơ cấu trình độ đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là lượng công nhân kĩ thuật có trình độ cao cho các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Mạng lưới cơ sở dạy nghề dù đã được phát triển, nhưng số lượng còn ít, quy mô đào tạo dài hạn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các Tỉnh lân cận.

Ngày 04/12/2009 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số: 75/2009/QĐ- UBND về chương trình đào tạo, phát triển lực lượng công nhân kĩ thuật giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020; giai đoạn 2009-2020 trên địa bàn tỉnh cần đào tạo khoảng 120.000 công nhân kĩ thuật, trong đó:

- Cao đẳng nghề: 15.000 người - Trung cấp nghề: 40.000 người

- Sơ cấp nghề: 65.000 người

Bối cảnh Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghệ Phước Lộc

Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc nằm giữa vị trí cây số 50 và 51, quốc lộ 51, thuộc xã Tân Phước, huyện Tân thành, tỉnh Bà Rịa- VũngTàu, Việt Nam. Ấp Phước lộc cách thành phố du lịch Vũng Tàu 38 km, một thành phố có những bãi biển đẹp vào bậc nhất ở Việt Nam, và cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km về hướng Đông Nam.

Theo thống kê địa phương năm 2002, dân số tỉnh Bà rịa-Vũng Tàu là 862081 người, trên 30% số dân đến từ Miền Bắc Việt Nam sau năm 1975. Dân số huyện Tân Thành năm 2003 là 92.923 người, đa số sống bằng nghề nông, trồng hoa mầu và những nông sản khác trên vùng đất nông nghiệp có giới hạn và kém năng suất. Một số nhỏ sống nghề đánh bắt hải sản ngoài biển khơi và nơi những vùng sông lạch. Khoảng nửa dân số thuộc vùng nông thôn với mức thu nhập thấp (dưới 100000VNĐ/ngày/một gia đình).

Trên 50% dân số huyện Tân Thành thuộc thành phần trẻ (từ 25 tuổi trở xuống), trong số đó, lứa tuổi từ 12 tới 18 chiếm hơn 20,000 em (23% dân số huyện). Ngoài ra còn phải kể tới hàng ngàn người trẻ từ miền Bắc và các tỉnh khác đến vùng các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-VũngTàu này để kiếm sống, và phần lớn trong số họ không có tay nghề ổn định.

Số các em từ dưới 18 tuổi chiếm khoảng 40,000 em (40% dân số toàn huyện). Mỗi năm có hàng ngàn em bỏ học khi chưa hết cấp hai hoặc cấp ba, vì lí do tệ nạn xã hội, lười biếng hoặc yếu kém tài chánh. Một số các em đi lao động phổ thông để đỡ gánh nặng cha mẹ, hoặc kiếm sống. Nhưng cũng có nhiều em không có gì làm, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, sa đà vào những tệ nạn xã hội. Con số những người trẻ này trở thành một vấn đề

lớn cho địa phương. Thêm vào đó, chỉ một số ít các em tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông được tiếp tục vào Đại Học hoặc Cao Đẳng (khoảng 5%).

Nhìn tổng quát, số những người trẻ không có chuyên môn tại địa phương gia tăng, trong khi các khu công nghiệp ngày một phát triển và nhu cầu cần những người thợ trẻ có chuyên môn để đi làm trong các khu công nghiệp tại địa phương mỗi ngày một lớn.

Bà Rịa-VũngTàu là một tỉnh mới được tách rời khỏi tỉnh Đồng Nai kể từ năm 1994. Cùng với cảng là nhiều khu công nghiệp đã được hình thành tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cụ thể tại huyện Tân Thành đã hình thành những khu công nghiệp qui mô và cụm cảng Thị Vải – Cái Mép. Nhu cầu phát triển công nghiệp sẽ đảm bảo cho người trẻ có chuyên môn, có công việc ổn định, như thế sẽ nâng cao mức sống dân địa phương nói riêng, và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung.

Vì lí do trên, Chính Quyền tỉnh Bà rịa-VũngTàu mong muốn có những trung tâm dạy nghề mới, có chương trình đào tạo nghề phù hợp nhu cầu tương lai, cho các học viên tốt nghiệp bậc trung học, mà phần lớn họ là những người trẻ thuộc thành phần các gia đình nghèo trong Tỉnh.

Để đáp ứng những nhu cầu trên, Trung tâm Dạy nghề Phước Lộc đã được phép thành lập, nhằm đào tạo nghề cho người trẻ, đặc biệt là những bạn trẻ nghèo.

Trung tâm Dạy nghề Phước Lộc được thành lập với quyết định số 549/QĐ.UB của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Tân Thành, ký ngày 21 tháng 9 năm 2000. Trung tâm Dạy nghề Phước Lộc đã chính thức đào tạo nghề với giấy chứng nhận Đào tạo nghề số 07/2003/BCNDN-LĐTBXH của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-VũngTàu, ký ngày 23 tháng 9 năm 2003.

Năm 2018, Trung tâm Dạy nghề Phước Lộc được công nhận là Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.

Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc, huyện Tân Thành: Điểm sáng về đào tạo nghề, nơi hỗ trợ, đào tạo và giới thiệu việc làm cho học viên khó khăn (Gia Khánh, 2009).

Kinh nghiệm tại những nước đang phát triển chứng minh rằng, đường lối hiệu quả nhất để giúp những thành phần nghèo và kém may mắn trong xã hội, đặc biệt những người trẻ, là giúp họ được đào tạo cho có tay nghề. Với những gì họ học được, họ có thể kiếm được việc làm và thu nhập kha khá nâng đỡ gia đình họ, đồng thời giúp họ thăng tiến cuộc sống và bảo đảm cho con cái họ có được nền giáo dục tốt.

Chính vì mục đích đó, Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc ra đời dành sự quan tâm đặc biệt cho giới trẻ bình dân, những em nghèo, thất nghiệp, đường phố, mồ côi v.v...

Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc cố gắng đào tạo các học viên về nhân bản và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời hướng về khía cạnh chuyên môn nghề nghiệp, chuẩn bị các bạn trẻ có được trình độ chuyên môn căn bản và trung cấp, giúp họ nhanh chóng tự lập, mà đồng thời giúp đỡ gia đình, cũng như trở thành những người hữu ích cho xã hội, giúp người trẻ có được sự trân trọng và giá trị đời mình.

Những ngành nghề đào tạo của Trường gồm có:

-Điện gia dụng và Điện công nghiệp (thời gian đào tạo 02 năm hoặc 03 năm).

-Cơ khí chế tạo máy: Tiện, Phay, Bào (thời gian đào tạo 02 năm/khoá). -Cơ khí động lực: sửa chữa Honda và ôtô (thời gian đào tạo 02 năm/khoá). -Kế toán doanh nghiệp: thời gian đào tạo 02 năm hoặc 03 năm

-Lớp Quản Gia (thời gian đào tạo 12 tháng).

Ngoài ra, Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc cũng tổ chức những khoá học vi tính căn bản và nâng cao, liên kết với Đại học Sư phạm Kỹ

thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, trong giáo trình đào tạo và cấp các chứng chỉ A và B.

Do nhu cầu thực tế phát sinh, để các học viên dễ được nhận làm việc cho các xí nghiệp nước ngoài, đặc biệt là khu công nghiệp huyện Tân Thành, Trung Tâm có tổ chức các khoá học Anh văn đàm thoại và luyện thi các chứng chỉ Anh văn A và B cho học viên.

Để bảo đảm tiêu chuẩn đào tạo và bằng cấp chuyên môn, trước đây Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc đã hợp đồng liên kết đào tạo với Trường Trung học Kĩ thuật và Nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, và hiện nay đang liên kết đào tạo với Trường Trung cấp nghề Tỉnh Bà Rịa VũngTàu.

Với trình độ chuyên môn đã được đào tạo, các học viên đạt tiêu chuẩn giỏi sẽ được giới thiệu liên thông vào đại học.

Thời gian đào tạo được chia thành hai hệ: hệ hai năm cho các học viên đã tốt nghiệp PTTH, và hệ ba năm cho các học viên chưa xong PTTH, để các học viên này có thể hoàn tất chương trình PTTH song song với chương trình nghề. Sau khi đã hoàn tất chương trình đào tạo, các học viên tốt nghiệp đều đạt khả năng chuyên môn nghề với trình độ trung cấp (tương đương bậc 3/7), nhà trường sẽ hướng dẫn cũng như giới thiệu việc làm cho họ vào các khu công nghiệp.

Những học viên gặp hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sẽ được đặc biệt quan tâm nâng đỡ và miễn giảm học phí, với điều kiện là họ phải tự chứng tỏ đạo đức và đạt kết quả học tập khá.

Nỗ lực lớn mà Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc cố gắng thực hiện trong suốt thời gian qua, chính là tạo công ăn việc làm cho các học viên tốt nghiệp, mong sao cuộc sống các học viên ổn định, đồng thời họ có thể có điều kiện giúp đỡ gia đình. Cố gắng này được thực hiện qua việc giới thiệu các học viên tốt nghiệp tại các công ty xí nghiệp, hoặc tư vấn, hoặc tìm việc

làm cho họ. Những học viên đến từ các gia đình nghèo miền Bắc, vùng Tây nguyên hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã được nâng đỡ trong việc đào tạo, được miễn hoặc giảm học phí. Khi tốt nghiệp ra trường, họ đều có việc làm tốt, họ có thể đứng vững một mình và đồng thời nâng đỡ gia đình họ.

Trong thời gian qua, Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc đã tạo mối quan hệ tốt đẹp với một số Công ty Xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân và Bến Cát, Bình Dương, và đã được các Công ty tạo điều kiện giúp đỡ. Các học viên tốt nghiệp của trường đã được nhận đi thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)