Hứng thú nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 36 - 38)

Xu hướng nghề nghiệp của thanh niên học viên được bộc lộ qua hứng thú nghề nghiệp (Lí Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ, 2012). Các em so sánh phẩm chất của mình và yêu cầu của công việc, tìm hiểu thông tin về nghề, trao đổi với người khác, tham gia các ngày hội hướng nghiệp, qua phương tiện truyền thông.

Chúng ta khám phá ra hứng thú nghề nghiệp của mình bằng cách nào. Katherina đề nghị: “Hãy nghĩ về bạn thích gì từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thích môn gì, thời gian rảnh thường làm gì. Tự hỏi bạn có thật sự thích không” (Katherina Berntzen, 2009).Chọn đúng nghề thì mới có được hứng thú. Bằng cách nào chọn được nghề phù hợp cho mình, Katherina đề nghị hãy nhìn vào những người đã làm công việc này, xem có giá trị và đạo đức như bạn mong muốn hay không. Thật là khó để xác định công việc đó có phù hợp với sở thích của mình khi chưa có trải qua kinh nghiệm làm việc thực sự như: thời gian làm việc, các cơ hội thăng tiến, có ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao, chế độ nghỉ hưu như thế nào, mức lương cao thấp, được học tập huấn luyện như thế nào.

Joan lelly-Plate đề nghị nhìn lại chính mình: “Nghĩ về công việc của bạn. Có nhiều công việc, việc nào phù hợp với tôi, thích hợp với tôi. Tôi có hứng thú khi nghĩ về nó không. Tại sao người khác chọn việc này giống như tôi” (Joan lelly-Plate, 2018).

Phạm Minh Hạc định nghĩa “Hứng thú nghề nghiệp là thái độ đặc thù của cá nhân đối với nghề nghiệp chuyên môn. Do nhận thức được ý nghĩa của nghề trong đời sống nên nó có sức hấp dẫn về mặt tình cảm, có sức lôi cuốn hoạt động” (Phạm Minh Hạc, 2013).

Trong nghiên cứu của mình, Lã Thị Thu Thủy nhận ra sự thú vị của công việc là nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến nỗ lực của người hành nghề. “Phần lớn tri thức cho rằng động lực quan trọng thúc đẩy họ trong hoạt đông nghề là họ thể hiện được năng lực và ý tưởng của mình (64,5% số người lựa chọn), thông qua đó họ thể hiện được vai trò giá trị của bản thân trong xã hội (58.3%). Sự thú vị của công việc là nhân tố quan trọng thứ ba giúp tri thức tích cực hơn trong hoạt động nghề (56.5%)” (Lã Thị Thu Thủy, 2009).

Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa “Hứng thú nghề nghiệp của học sinh là hứng thú với nghề mà các em đang hướng tới, đang mong muốn lựa chọn” (Nguyễn Thị Hoa, 2009).

N.K.Crupxkaia rất đề cao vai trò của hứng thú nghề nghiệp. Theo tác giả N.K.Crupxkaia nhận định: “Chỉ khi nào nghề nghiệp tạo cho nó tâm hồn, khi ở con người có hứng thú với công việc đang làm, khi bị cuốn hút vào công việc – Chỉ khi đó nó có thể nâng cao tối ưu xu hướng hoạt động của mình, không kể đến sự mệt mỏi”. Vì thế, hứng thú nghề nghiệp được xem là động lực hết sức quan trọng để xét sự phù hợp nghề của con người (Phan Thị Tố Oanh, Hoàng Minh Hùng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Phùng Đình Dụng và Lê Khắc Mỹ Phượng, 2006).

Như vậy, qua các khái niệm về hứng thú nghề nghiệp ở trên, người nghiên cứu lựa chọn khái niệm hứng thú nghề nghiệp của Phạm Minh Hạc “Hứng thú nghề nghiệp là thái độ đặc thù của cá nhân đối với nghề nghiệp chuyên môn. Do nhận thức được ý nghĩa của nghề trong đời sống nên nó có sức hấp dẫn về mặt tình cảm, có sức lôi cuốn hoạt động”. Khi có HTNN, học viên tìm mọi cách để hiểu biết nhiều hơn về nghề của mình, yêu thích nghề và mong muốn

có nhiều hoạt động liên quan đến nghề của mình. Một cách cụ thể, HTNN được biểu hiện qua ba mặt sau:

 Nhận thức: Chủ thể nhận ra ý nghĩa thiết thực của nghề trong đời sống. Chủ thể tìm hiểu nhiều về nghề mình yêu thích nên có nhiều hiểu biết về nó.

 Thái độ: Chủ thể có thái độ đặc biệt đối với nghề đã chọn, chủ thể say mê và bị cuốn hút vào việc học nghề.

 Hành vi: Vì có khát vọng học tập, học nghề, muốn sở hữu được các kiến thức, kĩ năng về nghề nên chủ thể tập trung cao độ vào việc học, điều chỉnh các hoạt động và thời gian để có được kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)