Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 92)

2.4.1.1. Cơ sở lí luận

Tác giả Đào Thị Oanh cho rằng: “việc dạy nghề phải giải quyết được hai nhiệm vụ: trang bị tri thức kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp và hình thành những phẩm chất tâm lí đạo đức cần thiết như lòng yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, óc sáng tạo” (Đào Thị Oanh, 2000). Bên cạnh giáo dục nghề, chúng ta cần giáo dục luôn đạo đức nghề nghiệp. Tác giả Đào Thị Oanh nhấn mạnh thêm đến việc giáo dục cho học viên sự hứng thú và tình yêu đối với nghề đã chọn. Có tình yêu, có hứng thú, học viên sẽ nắm tốt hơn những tri thức, kĩ năng kĩ xảo cần thiết. Sự sáng tạo chỉ có khi người ta yêu quý công việc, yêu nghề nghiệp thể hiện ở sự quan tâm, hứng thú đối với nó.

Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đến việc giúp học viên xác định tâm sinh lí, năng lực, sở trường, nguyện vọng, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp để chọn nghề phù hợp với bản thân (Phạm Minh Hạc, 2013).

Trần Kiểm cho rằng Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là nhân tố quyết định chất lượng và giáo dục hiệu quả: phẩm chất và năng lực, trình độ kĩ thuật chuyên môn, coi trọng nhân cách con người, tạo nề nếp, thói quen, tập quán, (Trần Kiểm, 2004).

Nguyễn Khắc Viện cho rẳng hứng thú là nguyên nhân làm cho học viên theo một kỷ luật tự nguyện (Nguyễn Khắc Viện, 1991).

HTNN có ảnh hưởng rất lớn đến nghề nghiệp đã chọn. Vì thế, các biện pháp chúng ta đề ra cần chú ý đến việc kích thích HTNN của học viên. Có HTNN, học viên sẽ nỗ lực trang bị tri thức, kĩ năng kĩ xảo cũng như với lòng yêu nghề sẽ giúp học viên đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.

Cấu trúc HTNN gồm ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. Chúng ta phải có các biện pháp để tác động trên ba mặt bình diện đó.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HTNN của học viên: bản thân, nhà trường, xã hội. Các biện pháp cần phải chú ý đến các yếu tố đó.

2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn

Qua việc phát phiếu khảo sát, nghiên cứu lí luận, chúng ta có được cái nhin khái quát về thực trạng HTNN của học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc như sau:

-Tình trạng học viên hiện nay: phần lớn các học viên nhận thức về tầm quan trọng của HTNN rất tích cực và có điểm số khá cao. Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hứng thú nghề nghiệp, nhận thức về giá trị nghề nghiệp cũng ở mức cao. Biểu hiện của thái độ HTNN của học viên tuy có điểm số thấp hơn so với mức độ nhận thức HTNN nhưng vẫn ở mức cao. Mặt hành vi chỉ ở mức trung bình.

- Điều kiện nhân sự cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn

- Kết quả nghiên cứu thực tiễn ở chương II cho thấy rằng: điểm trung bình HTNN của học viên là 3,58. Đây là điểm được đánh giá cao nằm trong khung quy đổi số điểm cho năm mức độ.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HTNN của học viên, trong đó, ước muốn thành công là yếu tố có chỉ số ảnh hưởng cao nhất.

Từ những cơ sở này, chúng tôi đề xuất mức một số biện pháp nhằm nâng cao HTNN cho các học viên.

2.4.2. Một số biện pháp

Kết quả phân tích HTNN của các học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc cho thấy mặt nhận thức và thái độ ở mức cao, nhưng mặt

hành vi chưa cao. Vì vậy, nhằm phát triển HTNN cho các em, đặc biệt ở mặt hành vi, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp sau

2.4.2.1. Tăng cường trang bị nhận thức của học viên về nghề nghiệp

+ Mục tiêu: Xây dựng nhận thức của bản thân về nghề nghiệp

+ Nội dung thực hiện: Nhận thức về nghề nghiệp là một việc quan trọng đối với các em học. Tự mình xây dựng nhận thức nghề nghiệp, nhận ra tầm quan trọng của HTNN; nhận ra ý nghĩa, vai trò của HTNN và giá trị của nghề và các em đang theo học. Các em cần quan tâm tới nghề của mình nhiều hơn, chủ động tìm hiểu thông tin về nghề mình chọn, tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm, liên kết với các nhóm bạn bè cùng nghề. Đây là cơ sở cho việc nâng cao HTNN của bản thân học viên. Từ đó, các em có thái độ tích cực hơn đối với nghề.

Cần có nhiều hoạt động hơn cho học viên. Theo số liệu thống kê trong chương 2 cho chúng ta thấy ĐTB về nhận thức cao, nhưng ĐTB hành vi chỉ ở mức trung bình.

2.4.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác tư vấn hướng nghiệp

+ Mục tiêu

-Đào tạo đội ngũ giáo viên có tâm huyết, có kĩ năng với công tác tư vấn hướng nghiệp.

-Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đã có kinh nghiệm + Nội dung thực hiện

- Bồi dưỡng cho giáo viên sự hiểu biết sâu rộng về nghề nghiệp trong xã hội.

- Bồi dưỡng cho giáo viên về phẩm chất nhà giáo cần phải có, nhất là có tâm huyết với nghề.

2.4.2.3. Thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp

+ Mục tiêu: Phòng tư vấn hướng nghiệp là nơi người tư vấn giúp các học viên nhận thức được HTNN của bản thân cũng như cung cấp thông tin thị trường lao động, xây dụng mục tiêu và đưa ra quyết định lựa chọn nghề, giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp cho các em.

+ Nội dung thực hiện

- Có chuyên viên tư vấn để giúp các học viên có nhu cầu tư vấn, sẵn sàng cung cấp cho học viên những thông tin về các loại nghề nghiệp.

- Người tư vấn hướng nghiệp có thể thông qua các công cụ hướng nghiệp như trắc nghiệm hay tư vấn trực tiếp để giúp học viên hiểu được bản thân mình.

2.4.2.4.Tổ chức tham quan tại các cơ sở sản xuất

+ Mục tiêu

- Học viên được tiếp xúc với môi trường thực tế. Từ đó hình thành thái độ tích cực đối với Nghề và hình thành nên lòng yêu nghề

-Hình thành xu hướng nghề nghiệp cho bản thân hoặc điều chỉnh những xu hướng chưa phù hợp đã có của các em

- Nội dung thực hiện: Học viên quan sát một cách trực tiếp những điều kiện, đặc điểm, môi trường hoạt động của một nghề nghiệp cụ thể. Việc tham quan cơ sở sản xuất nhằm giúp học viên có sự trải nghiệm trực tiếp mở rộng vốn hiểu biết của mình. Thông qua việc tham quan các cơ sở sản xuất các em có thể so sánh, đối chiếu những gì mình đã được học, được nghe với thực tế.

2.4.2.5. Làm trắc nghiệm nghề nghiệp cho học viên

+ Mục tiêu:Học viên biết được sở thích và khả năng của bản thân thông qua các công cụ trắc nghiệm.

+ Nội dung thực hiện: Để tìm hiểu sở thích của bản thân mình một cách nhanh và hiệu quả học viên có thể làm trắc nghiệm nghề nghiệp theo lí thuyết hướng nghiệp của nhà tâm lí học John Holland. Khi đã tìm hiểu được một hoặc hai nhóm sở thích nổi trội của mình, học viên tiếp tục tìm hiểu về khả năng nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp học viên thu hẹp phạm vi tìm hiểu những nghành nghề phù hợp với bản thân

Ngoài ra, học viên có thể làm thêm một số trắc MBTI. Đây là trắc nghiệm được Briggs và Myers đưa ra dựa trên 4 tiêu chí phân loại tính cách con người: xu hướng tự nhiên (hướng nội và hướng ngoại), tìm hiểu và nhận thức thế giới (giác quan và trực giác), quyết định và chọn lựa (lí trí và cảm giác) và cách thức hành động (nguyên tắc và linh hoạt) để phân loại tính cách con người thành 16 nhóm.

Kết luận: Trong các biện pháp trên chúng tôi đưa ra nhằm giúp cho học viên nâng cao hứng thú nghề nghiệp. Chúng tôi cho rằng biện pháp giúp học viên nhận thức được mình thích nghề nào và nghề nào phù hợp với bản thân nhanh và hiệu quả đó là sử dụng công cụ trắc nghiệm.

2.4.3. Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên nhằm phát triển HTNN cho học viên

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát để thu thập số liệu về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề ra. Người nghiên cứu sử dụng kiểm định Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các câu hỏi về Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

nhằm phát triển HTNN cho học viên. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha = 0.893 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Bảng 2.21. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên Nội dung Tính cần thiết ĐTB Thứ bậc Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1. Tập trung đầu buổi

học để nghe thông tin mới

SL 8 192 100

2,31

% 2,7 64,0 33,3

2. Tập trung đầu buổi học để nghe những lời khích lề theo chủ đề nhà trường đưa ra SL 11 213 76 2,22 % 3,7 71,0 25,3 3. Tổ chức các đợt tham quan các công ty mà bạn sẽ làm việc trong tương lai SL 12 181 107 2,32 III % 4,0 60,3 35,7

4. Mời chuyên gia đang hành nghề về trường nói chuyện về nghề nghiệp SL 110 96 94 1,95 % 36,7 32,0 31,3 5. Làm trắc nghiệm để xác định rõ hứng thú nghề nghiệp của bạn SL 20 208 72 2,17 % 6,7 69,3 24,0 6. Mở văn phòng tư vấn hướng nghiệp SL 43 203 54 2,04 % 14,3 67,7 18,0

7. Nhà trường đầu tư trang bị cơ sở thiết bị hiện đại SL 85 101 114 2,10 % 28,3 33,7 38,0 8. Mở lớp phù đạo miễn phí SL 25 195 80 2,18 % 8,3 65,0 26,7

9. Khen thưởng cho học viên đạt thành tích tốt

SL 17 160 123

2,35 II

% 5,7 53,3 41,

10. Nhà trường đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp

SL 10 131 159

2,50 I

% 3,3 43,7 53,0

Bảng 2.23 cho thấy tính cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển HTNN theo đánh giá của học viên được thể hiện cụ thể như sau:

Biện pháp nhà trường đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp có 290 học viên lựa chọn chiếm 96,7%, ĐTB cao nhất 2,50. Thời đại ngày nay ai cũng muốn có việc làm ổn định. Tốt nghiệp xong, kiếm được việc làm là tiêu chí hàng đầu của mọi học viên.

Biện pháp mang tính cần thiết có ĐTB cao thứ hai 2,35 là: Khen thưởng cho học viên đạt thành tích tốt. Các em cần sự khích lệ cụ thể và kịp thời. Có như thế, các em mới cảm thấy có hứng thú để học tập và phấn đấu.

Biện pháp mang tính cần thiết có ĐTB cao thứ ba 2,32 là: Tổ chức các đợt tham quan các công ty mà bạn sẽ làm việc trong tương lai. Kinh nghiệm thực tế là điều mà các em cần. Nhà trường cần quan tâm và tổ chức nhiều chuyến tham quan thực tế để gợi lên HTNN nơi các em.

Biện pháp tập trung đầu buổi để nghe thông tin mới có số phiếu khá cao với 292 lượt chọn, chiếm 97,3%, ĐTB là 2,31. Như vậy, biện pháp tập trung đầu giờ truyền thống xưa nay vẫn được các em cho là cần thiết. Người nghiên cứu cho rằng điều quan trọng là nội dung trong những lần tập trung đầu giờ học trong ngày. Nội dung mà nhà trường chuyển tải đến các em có liên quan đến các em hay không. Điều quan trọng thứ hai người nghiên cứu cho rằng các em vẫn thích tập trung để lắng nghe đầu giờ vì các em có sự tin tưởng nơi nhà trường, những người có tâm huyết hướng dẫn các em bước đi trong tương lai. Những buổi tập trung đầu giờ là thời gian để nhà trường gặp gỡ, hiểu các em và giúp các em nhận thức về HTNN.

Tổng ĐTB mang tính cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên là 2,21. So sánh với bảng 2.3 cách quy đổi điểm cho ba mức độ, 2,21 là mức độ trung bình. Điều này cho thấy các học viên cũng đã quan tâm đến sự cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên

Bảng 2.22. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên Nội dung Tính khả thi ĐTB Thứ bậc Không khả thi Khả thi Rất khả thi 1. Tập trung đầu buổi

học để nghe thông tin mới

SL 104 118 78

1,91

% 34,7 39,3 26,0

2. Tập trung đầu buổi học để nghe những lời khích lề theo chủ đề nhà trường đưa ra SL 114 128 58 1,81 % 38,0 42,7 19,3 3. Tổ chức các đợt tham quan các công ty mà bạn sẽ làm việc trong tương lai

SL 24 185 91

2,32 III

% 8,0 61,7 30,3

4. Mời chuyên gia

đang hành nghề về trường nói chuyện về nghề nghiệp SL 28 191 81 2,18 % 9,3 63,7 27,0 5. Làm trắc nghiệm để xác định rõ hứng thú nghề nghiệp của bạn SL 33 202 65 2,11 % 11,0 67,3 21,7 6. Mở văn phòng tư vấn hướng nghiệp SL 64 184 52 1,96 % 21,3 61,3 17,3

7. Nhà trường đầu tư trang bị cơ sở thiết bị hiện đại SL 22 178 100 2,26 % 7,3 59,3 33,3 8. Mở lớp phù đạo miễn phí SL 37 192 71 2,11 % 12,3 64,0 23,7

9. Khen thưởng cho

học viên đạt thành tích tốt SL 15 169 116 2,34 II % 5,0 56,3 38, 10. Nhà trường đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp

SL 18 140 142

2,41 I

% 6,0 46,7 47,3

TỔNG 2,14

Xét theo ĐTB, biện pháp mang tính khả thi có ĐTB cao nhất 2,41 là: Nhà trường đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Biện pháp mang tính khả thi có ĐTB cao thứ hai 2,34 là: Khen thưởng cho học viên đạt thành tích tốt.

Biện pháp mang tính khả thi có ĐTB cao thứ ba 2,32 là: Tổ chức các đợt tham quan các công ty mà bạn sẽ làm việc trong tương lai.

Kết quả trên cho chúng ta thấy rằng nhà trường rất quan tâm đến các học viên. Nhà trường khen thưởng cho các em có thành tích tốt, đảm bảo đầu ra khi các em tốt nghiệp và luôn trang bị cơ sở vật chất hiện đại để các học viên có điều kiện tốt nhất để học tập và thực hành nghề.

Tổng ĐTB mang tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên là 2,14. So sánh với bảng 2.3 cách quy đổi điểm cho ba mức độ, 2,14 là mức độ trung bình. Điều này cho thấy nhà trường có thể áp dụng các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên

Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên được thê hiện rõ hơn qua biểu đồ sau

2.31 2.22 2.32 1.95 2.17 2.04 2.1 2.18 2.35 2.5 1.91 1.81 2.32 2.18 2.11 1.96 2.26 2.11 2.34 2.41 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 C7.1 C7.2 C7.3 C7.4 C7.5 C7.6 C7.7 C7.8 C7.9 C7.10 Cần thiết Khả thi

Biểu đồ 2.8. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển HTNN cho học viên

Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồ 2.10- mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển HTNN cho học viên, Ba biện pháp các em được các em lựa chọn vừa mang tính cần thiết, vừa mang tính khả thi nhất lần lượt là:

- Nhà trường đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp. - Khen thưởng cho học viên đạt thành tích tốt.

- Tổ chức các đợt tham quan các công ty mà bạn sẽ làm việc trong tương lai.

Tiểu kết chương II

Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghệ Phước Lộc năm học 2017-2018 đào tạo nghề năm khoa và có khoảng 900 học viên. Người nghiên cứu khảo sát mẫu trên 300 học viên cho đề tài của mình.

Qua quá trình phân tích, kết quả cho chúng ta thấy HTNN của học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc ở mức độ cao. Biểu hiện cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú nghề nghiệp của học viên trường trung cấp công nghệ kỹ thuật phước lộc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)