Một điều cũng đáng lư uý nữa, S.S.S còn có hiện tượng tác giả sử dụng cách gh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S

2.1. VẤN ĐỀ ÂM ĐẦU

2.1.3. Một điều cũng đáng lư uý nữa, S.S.S còn có hiện tượng tác giả sử dụng cách gh

cách ghi lẫn lộn giữa một số âm với nhau vốn trước đó đã khu biệt rõ ràng.

2.1.3.1. Trường hợp X và S

X và S là hình thức chữ viết để phân biệt hai phụ âm đầu S và X. Trong lịch sử tiếng Việt hai âm này bao giờ cũng được phân biệt rạch ròi.

Ngày nay phương ngữ Bắc đã nhập S vào X. Tuy nhiên, ngay từ S.S.S hiện tượng này đã xuất hiện, thể hiện qua hai trường hợp :

. Lẫn lộn S và X : Sứ và Xứ

. Dùng S thay cho X và dùng X thay cho S Sêy thay vì Xây

Xan xát thay vì san sát

Thí dụ :

o Mình coi sóc sứ bổn dạo Annam ... chẳng được sứ bổn đạo... và quê ở Hải Dương xứ. (tr.1)

o Làm nhà cao thì đào sâu cùng sây đá sây gạch (tr.590)

o Phố phường thì xán xát những hàng bánh ngọt.(tr.567)

2.1.3.2. Trường hợp d và r

Hai chữ viết d và r ghi hai âm /z/ và /Z/ được phân biệt hầu hết các trường hợp sử dụng nhưng còn một số trường hợp tác giả sử dụng không thống nhất.

+ Dùng cả hai d và r dối và rối dan và răn - Dùng d thay cho r

dâu thay râu dủ thay rủ dồ thay rồ (dại) dong thay rong

Thí dụ :

o mà lại muốn theo đạo dối cho nên thầy nào biết tiếng nói nước phalansa thì tìm đến đấy (tr.219)

o cho nên ai biết rằng người nào đã theo đạo rối thì phải đến trình (tr.241)

o thì làm tờ nọ, tờ kia mà khuyên dan (tr.218)

o cùng lề luật mười sự răn và những lời khuyên (tr.230), d thay r

o cắn cạnh sườn mẹ mình mà ra thi đã bạc đầu dâu (tr.319)

o mà đem đi thì sang đủ xuống đầu gối. (tr.433)

o cho vợ chồng nó uống thuốc dồ dại cho ra mất trí khôn (tr.477)

o mà chó thì thả dong cho nó cạy dong ngoài đồng ấy (tr.591)

Trong Từđiển Việt-Bồ-La (1651) và Việt-La (1772) hai âm này vốn được phân biệt rất rõ. Vì vậy hiện tượng không thống nhất trên cho thấy S.S.S có thể phần nào phản ánh sự khởi phát quá trình thủ tiêu đối lập của cặp âm d/r ở phương ngữ Bắc bộ.

2.1.3.3. Trường hợp n/1

Thời ALECXANDRE DE RHODES vẫn còn phân biệt n và l, ở PHILIPHÊ BỈNH cũng tuân thủ nguyên tắc ghi âm đó nhưng lại có trường hợp ngoại lệ. Khảo sát văn bản, ta còn gặp một trường hợp lẫn lộn giữa hình thức chữ viết n và l là :

Thí dụ :

o mẹ nên đậu thì con ở trong thai ngày sau phải nên đậu. (tr.488)

o vì khi nó nên 4 nên 5 tuổi thì loạn (tr.218)

o và đoạn mới đốt nhà mình mà lên Tuần vương (41)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 25 - 27)