Về mặt đồ hình (GRAPHIC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S

2.1. VẤN ĐỀ ÂM ĐẦU

2.1.6. Về mặt đồ hình (GRAPHIC)

S.S.S còn tồn tại hai cách viết khác hẳn so với cách ghi tiếng Việt hiện đại và ngay cả trong Từđiển Việt-La (1772) cũng không có cách viết ấy, đó là trường hợp con chữ d và đ. Tác giả thống nhất ghi :

D thể hiện đ → Doạn, Di, Dem ... (đoạn, đi, đem ...) ∂ thể hiện d → ∂ỗ ∂ành (dỗ dành)

∂ám (dám)

D thể hiện D → Dão (Dòng)

Trường hợp âm /k/ chữ viết q tác giả vẫn viết như ngày nay : quan, quanh. Nhưng ở hình thức viết hoa tác giả lại dùng cách ghi khác.

g thay vì Z hay Q như hiện nay.

Xét về nguồn gốc, ta biết hai cách ghi này có từ thế kỷ XVII, cụ thể trong văn bản viết tay của BENTO Thiện (1659) như :

Di thăm - đi thăm ∂ạ - dạ

và âm /k/ được nhất loạt ghi là g (dù viết thường hay viết hoa) khi đứng trước âm đệm. Ví dụ :

" Ngày sau nhà Lý lên trị, cũng là người guan cả" và "Đến đời sau vua Hấn Guảng nhà Ngô" .

(BENTO THIỆN 1659) trường hợp này S.S.S đã cải tiến được một bước vì chỉ bào lưu trong phép viết hoa.

Tóm lại, ta có thể thấy hệ thống phụ âm đầu trong S.S.S còn chịu ảnh hưởng nhiều của thời A.DE RHODES.

Trước tiên là sự tồn tại hai hình thức ml và bl hệ thống âm đầu của Từđiển Việt-La

(1772) đã không còn hai tổ hợp phụ âm này dù tác giả không giải thích. Nhưng Từ điển Việt-La (1838) J.L TABERD cho rằng các hình thức này chỉ là phản ánh cách phát âm địa phương.

Ví vậy, chúng ta có thể hiểu rằng vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX các tổ hợp phụ âm/ml, bl hay, tl/ chỉ còn bảo lưu ở một số phương ngữ. Đó có thể là lý do giúp ta hiểu vì sao S.S.S của PHILIPHÊ BỈNH một tác phẩm ra đời sau Từđiển Việt-La (1772) gần 50 năm mà vẫn còn các hình thức tổ hợp phụ âm ml và bl và bên cạnh đó là sự không thống nhất đối với cách ghi giữa s/x, d/r... hay còn hình thức c trước âm đệm.

Ngoài những hiện tượng trên, hệ thống này cũng thể hiện được những chuyển biến nhất định phù hợp quy luật chung ngôn ngữ. Đó là cơ sở rời xa thói quen cũ để đi đến sự đơn giản, hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)