Ta còng ặp trường hợp ngoại lệ khác là trường hợp nguyên âm ơ khi đứng sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S

2.2. VẤN ĐỀ PHẦN VẦN

2.2.6. Ta còng ặp trường hợp ngoại lệ khác là trường hợp nguyên âm ơ khi đứng sau

đứng sau âm đệm được S.S.S ghi bằng con chữ "â" dù đó là âm tiết mở.

thuẩ thay cho thuở (tr.261) qua (hay cho quở (tr.69)

hiện tượng này xảy ra hàng loạt ở hai trường hợp trên thể hiện sự bất hợp lý vì tạo ra ngoại lệ.

2.2.6.1. Vần /wia/ vốn được ghi uya nhưng tác giả đã nhất loạt ghi uyê trong trường hợp sau :

o mà đợi nước lên thì đã khuyê (tr.53)

Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống chữ viết. Các hình thức uâ, uyê chỉ gặp trong tư liệu của S.S.S mà không thể tìm thấy trong bất cứ tư liệu nào dù cũ hay mới.

Bảng đối chiếu sau cho thấy rổ điều này

Riêng vần /γj/ cách ghi êy đã có từ thời ALECXANDRE DE RHODES.

Ở ALECXANDRE DE RHODES ngoài hình thức êy còn có các hình thức khác là: ây, âi, êi.

Đối chiếu hệ thống vần qua cách ghi của S.S.S với chữ quốc ngữ hiện nay, chúng ta có thể nhận ra một số hiện tượng tương ứng rõ nét. Có thể nói đến các hiện tượng tương ứng

sau: sự tương ứng giữa các nguyên âm dài và ngắn, nguyên âm đơn, đôi và tương ứng giữa các cặp ngnyên âm cùng dòng có độ mở rộng, hẹp (4)

Tương ứng giữa nguyên âm dài và ngắn

Tính chất dài ngắn của các âm chính trong vần diễn tiến theo hai hướng chuyển đổi: dài → ngắn và ngắn → dài.

Đây là hiện tượng tương ứng xảy ra ở cặp nguyên âm a - ă và ơ - â (trong các cặp vần tương ứng)

Hướng chuyển đổi ngắn sang dài xảy ra trong một số trường hợp sau: ă → a : uất - nát (dốt uất)

â → d : thuẩ - thuở (thuẩ xưa) qua - quở

Thí dụ :

o lấy làm hèn hạ, cùng u mê dốt nắt (tr.46)

o vì thuẩ xưa 12 ngành (tr.386)

+ Hướng chuyển đổi dài sang ngắn xảy ra hàng loạt và đã phản ánh được tính hệ thống trong các cặp vần tương ứng như :

/ai - ăi/, /a - au/, /am - ăm/,/aη - ăη/, /ap - ăp/, /at- ăt/ , /ak - ăk/,/γη - γ�η/ và /γk - γk/ trong các trường hợp sau :

- vai - vay - cháp - chắp - phao - phau - kháp - khắp - bam - băm - chát - chắt - cám - cắm -bát - bắt - dạm - dặm -bác- bắc - nam - năm - giạc - giặc - chảng - chẳng - mác - mắc . - gáng - gắng. - và dơng - dâng - bợc- bậc - đớng - đấng - tớc - tấc ... - nơng - nâng - tòng - tầng - vơng - vâng 4

Xem Nguyễn Phương Trang 1996

Thí dụ:

o Là 18 tháng chạp nước người nam 1796 (tr.96)

o đồ lễ thì hãy còn giữa mà đem đi vì chữa sám được (tr.96)

o mà đi kháp thế gian giảng đạo (tr.279)

o dơng bánh càng rược mà làm lễ (tr.416)

o để cho mọi đớng mọi bợc đề biết (tr.63)

o hai chúng tôi phải nơng hai cánh tay (tr.6)

o cho nên phải vông lề luật phép tắc (tr.234)

o một tóc hoặc một tóc rưởi (tr.556)

* Tương ứng giữa nguyên âm đơn và đôi.

Sự tương ứng giữa nguyên âm đơn và nguyên âm đôi trong các vần xảy ra theo hai hướng.

Hướng thứ nhất : Nguyên âm đôi (hiện nay) ứng với một nguyên âm đơn thời philiphê Bỉnh. Hiện tượng này xảy ra phổ biến và mang tính hệ thống ở sự tương ứng giữa nguyên âm ê và iê trong các trường hợp :

trêu - triều huệt - huyệt trệu - triệu tuết - tuyết phên - phiên chèn - chiên Tương ứng giữa ơ, â với ươ ở các từ:

Vợt - vượt ngác - ngước Rới - rưới lợt - lượt

Thí dụ :

o mà trêu thiên hay là sự sáng láng ấy (tr.292)

o Có người thích thịt chên, thịt bò (tr.554)

o Thầy cả giải tội thì phải có phên (tr.10)

o thì tổng thành ở Trạng Hải Huệt (tr. 19)

o Quần áo thì rách rới (tr.37)

o vì mỗi một lợt là độ 500 học trò (ír.225)

o người ngấc mặt lên cùng che lấy mũi mình (tr.23)

o mà người nước ta ngờ là tháp nó ểm thì sợ (tr.463)

Hướng thứ hai: nguyên âm đơn (hiện nay) được ghi nhận như một nguyên âm đôi trong S.S.S

Tương ứng giữa iê - ê trong các trường hợp sau : diêm - đêm điều - đều việt - vịt thuyê - thuê Thí dụ:

o đầu năm 1780 mới thuyê một chiếc thuyền (tr.6)

o song việt thì có ít vì việt đục bán mà việt cái (tr.397)

o hoặc là cháy phố phường ban điêm (tr.453)

- Tương ứng giữa ươ - ư , ơ , ô, trong các trường hợp: gưởi - gửi

ngượi - ngợi

bưới (rối) - bối (rối) ngưởi - ngửi

Thí dụ:

o tôi phải gưởi thư cho các thầy cải (tr. 10)

o các kẻ nghe truyện ấy đều ngượi khen (tr.493)

o bổn quốc thì đã bưới rối (tr.84)

- Tương ứng giữa uô /uo/ - ô /o/ , ơ /γ/ muôi - môi đuôn - đun vuôi - với buồn - bùn buối - bối

Thí dụ:

o đoạn lấy muôi nho nhỏ mà đút vào miệng (tr.393)

o vì người ta có lòng cho chẳng phải là đãi buôi (tr.580)

o mà đuôn vào thì một chốc thì khô (tr.585)

o mực thì lõng như đất buồn ở trong bao vải (tr.619)

Mặc dù có nhiều hướng tương ứng như trên song không phải mọi sự tương ứng đều phổ biến như nhau. Có thể có những tương ứng có tần xuất cao và có những tương ứng có tần xuất thấp.

Như vậy nguyên âm đôi và nguyên âm đơn trong S.S.S đã có sự phân biệt, nhưng sự phân biệt này không được sử dụng một cách nhất quán.

* Tương ứng với các cặp nguyên âm cùng dòng có độ mở rộng - hẹp.

So sánh với cách ghi các vần trong S.S.S với các vần tiếng Việt hiện đại lại có sự tương ứng với các cặp nguyên âm càng dòng có độ mở rộng - hẹp.

Tương ứng : a và ơ trong các từ : quả - quở

tá - tớ Thí dụ :

o cho tôi tá nam cùng tôi tá nữ người biết (tr.267)

Tương ứng a - â trong : càm - cầm ngãm - ngẫm Thí dụ : o càm giỏ bạc đợng hoa mà rắc (tr.476) Tương ứng : o - u om - um Thí dụ : o và rán mà om cua hoặc là ghẹ (tr.576)

o ngày nào ăn thịt thì om vuối thịt (tr.577)

Tương ứng giữa ơ - ư hơữ - hữu đợng - đựng chợc - chực hớng - hứng Thí dụ : o càm giỏ bạc đợng hoa mà rắc (tr.476) o dài bằng hòn đá mà hớng lấy (tr.5S6) Tương ứng : â - ư, ă - â

đất - dứt nẳy - nẩy rẳy - rẩy rất - nít dạy - đậy ...

Thí dụ :

o cắn móng tay và rất tóc trên đầu mình (tr.480)

Tương ứng : e - ê/i ; a - ươt trong một số trường hợp xép - xếp đàng - đường danh - dinh lang - lương thanh - thinh tràng - trường Thí dụ :

o thì xép gà nướng cùng bánh ngọt (tr.591)

o nhà khách, nhà bép, nhà ăn cơm (tr.509)

o song giả làm thanh mà nói với các thầy (tr.84)

o nói với các thầy nhà tràng rằng (tr.84)

o thì còn để lang cho đến bây giờ mà nuôi (tr.141)

Qua thống kê, so sánh và đối chiếu tỉ mỉ các trường hợp trên cho thấy tác giã cũng đã có cách ghi thống nhất, phản ánh tính hệ thống rõ nét, thể hiện sự khác biệt giữa các vần thời PHILIPHÊ BỈNH so với hiện nay. Ta có thể liệt kê các vần đó như sau :

PHILIPHÊ BỈNH Cách ghi hiện đại ơng âng

ợc ậc

ơng ưng ươi, iêu ưi, êu

uôi, ơi ơi

ât ưt ang ương anh inh ơc âc uyê uya nâ uơ

Nhưng bên cạnh tính hệ thống vốn được tác giả tuân thủ thì có một số trường hợp ngoại lệ diễn tiến theo hai hướng:

- Hướng xuất hiện song hành như: việt và vịt

nam và năm xép và xếp sêy và sây

ghềy và ghầy

- Hướng chuyển biến theo cách ghi hiện đại: đêm thay vì điêm

hữu thay vì hỡư phiên thay vì phên vượt thay vì vợt thuê thay vì thuyê

Trong đó theo thống kê điêm, hỡu, phên vợt, thuyê chỉ xuất hiện một lần trong các trường hợp sau :

o hoặc là cháy phố phường ban điêm (tr.453)

o đầu năm 1780 mới thuyê một chiếc thuyền (tr.6)

o cho nên đã vợt qua biển Annam (tr.8)

o Thầy cả giải tội thì phải có phên (tr.10)

Còn lại đều ghi thông dụng như hiện nay.

Tuy sự xuất hiện ngoại lệ không nhiều nhưng cũng cho phép ta nghĩ đến một khả năng tiếng Việt thời kỳ đó ngay trong bản thân hệ thống vần đang có sự chuyển biến. Sự chuyển biến này được xem như là dấu hiệu tiến gần đến hệ thống tiếng Việt hiện đại.

Đồng thời qua kết quả thống kê tìm hiểu trên ta thấy được tính chất phương ngữ, thổ ngữ phần nào cũng ảnh hưởng đến sự chuyển biến của nguyên âm trong vần ở tiếng Việt lúc bấy giờ.

Tất cả những tương ứng trên ngày nay đều có thể tìm thấy ở phương ngữ Bình Trị Thiên (xem Võ Xuân Trang, 1997). Do đó có thể tin rằng đó không phải là vấn đề cách viết mà thực sự phản ánh đặc trưng phương ngữ của PHILIPHÊ BỈNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 39 - 45)