Về cách ghi âm /k/, S.S.S dùng ba con chữ k, c, q như cách ghi tiếng Việt hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S

2.1. VẤN ĐỀ ÂM ĐẦU

2.1.4. Về cách ghi âm /k/, S.S.S dùng ba con chữ k, c, q như cách ghi tiếng Việt hiện

hiện đại, nhưng khảo sát các trường hợp cụ thể xuất hiện, ta phát hiện một số

khác biệt.

Ngày nay k được dùng khi đứng trước các nguyên âm dòng trước: i, e, ê, iê, q khi có âm đệm /w/ và c ở các trường hợp còn lại. Nguyên tắc đó không được PHILIPHÊ BỈNH tuân thủ S.S.S lẫn lộn cách ghi giữa c và q (cách ghi này do ảnh hưởng cách ghi cũ có từ thời ALECXANDRE DE RHODES) phổ biến trong những trường hợp sau :

cuân thay quân cuốc thay quốc cuấy thay quây cuết thay quyết cuét thay quét.

Riêng trường hợp cuốc lại dùng cho cảhai trường hợp :

cuốc - (quân) quốc

- cày cuốc, cuốc xới

Thí dụ :

o cuân khán Hải dành chết cuân Mèo (tr3)

o Khi Vitvồ khâm cáo bổn cuốc (tr.10)

o cùng cuốc xới và mở ra cho rộng (tr.296)

o kẻo nó lại cuấy hôi ra (tr.16)

o cho nền cụ Luis cuết trẩy về (tr.7)

o ra cuét nhà rửa bát (tr.46)

Tác giả đã nhất loạt lấy cách ghi c thay q khi đằng sau là bán âm W, xuất hiện với các nguyên âm e, ê, iê, ô, â ngoại trừ nếu sau âm đệm w là nguyên âm a thì sử dụng hình thức kết hợp bình thường với con chữ q : quan, quanh ...

Thí dụ :

o cùng các thầy người nhà và quan viên (tr.119)

Trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651) trên đại thể, các con chữ k, c, q được sử dụng để ghi âm /k/ và được phân bố như sau :

* Ghi là c khi đứng trước các nguyên âm ư, ơ, â, a, ă, u, o, ô, uô, ươ. * Ghi k khi được sử dụng trước các nguyên âm i, e, ê, ie

* Ghi q trước âm đệm W.

Tuy nhiên, đôi khi tác giả không theo đúng quy tắc trên trong một số trường hợp:

Thí dụ :

Từđiển Việt-Bồ-La (1651) Cách viết thông dụng theo quy luật

coen quen

coân quân

cuien... quyển...

(có sự lẫn lộn giữa c thay q)

Từđiển Việt-La (1772) lại diễn ra có khác. Các hình thức chữ viết c, k, q được phân bố như sau :

- c khi đứng tníđc các nguyên âm dòng giữa và sau tròn môi.

- không phân bố trước các nguyên âm dòng trước và một số trường hợp trước nguyên âm dòng giữa (đặc biệt nguyên âm đôi ươ)

- q phân bố trước vần có âm đệm.

Như vậy, chữ viết ghi phụ âm /k/ cũng không thống nhất cách thể hiện trong việc đã dùng lẫn lộn các chữ viết c và k trong trường hợp :

cướp và kướp. cưới và kưới cười và kười

Nhưng đến Từđiển Việt-La của Taberd (1838) tình hình này đã được cải tiến, các con chữ ghi âm đầu /k/ được sử dụng theo một quy luật phân bố chặt chẽ và đã được bảo lưu cho đến ngày nay.

Ta có thể đối chiếu diễn tiến đó như sau :

Alecxandre De Rhodes (1651) P. de Béhaine (1772) Philiphê Bỉnh (1822) J.L Taberd (1838) c/q c/k c/q c k

k q k q

Tóm lại, PHILIPHÊ BỈNH chấp nhận theo cách ghi có từ thời A.de Rhodes và chưa tìm được phương thức thích hợp, trong khi đó đó Từ điển Việt-La (1772) ra đời trước 50 năm đã cải tiến cách ghi thống nhất hơn và gần với sách ghi hiện đại. Và chỉ sau PHILIPHÊ BỈNH có 16 năm mà Từđiển Việt-La (1838) I.L.TABERD đã hình thành quy luật phân bố một cách thống nhất như tiếng Việt hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)