Về phần vần:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S

2.2. VẤN ĐỀ PHẦN VẦN

2.2.1. Về phần vần:

Đầu tiên ta có thể thấy được, so với tiếng Việt hiện đại, S.S.S đã thêm dấu "˘" trên con chữ "a" để thể hiện nguyên âm ă của các tổ hợp con chữ : au, ay, anh, ach đưa đến các hình thức : ău, ăy, ănh, ăch.

Thí dụ :

o Mà cáo các thầy thăy mình (tr.281)

o Vì sự các vua chúa phương tây đến hợp nhău (tr.276)

o Song chẳng bao lâu mà ra khỏe mặnh (tr.6

o Một làng có mặch nước mà thôi (tr. 131)

o Thầy dòng Đ.C.J ở nước khác chạy đến (tr.276)

o Vì nó bằy, đặt ra nhiều điều dối trá (278)

o Sang chiều ngằy thứ bảy (290)

o Vì thấy khi chắy cửa chắy nhà (451)

o Nhức ở trên đầu gối, thì đău đớn quá lắm (tr. 14)

o Các vua chúa phương tây đều hợp nhău mà xin (276)

o Để cho các thầy rửa tăy mà lău (561).

Xét về điều kiện cần và đủ thì dấu "˘" ở đây là thừa. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng những người dùng dấu ngắn ở những trường hợp trên có ngữ cảm rất tốt. Và tác giả đã sử dụng phổ biến cách ghi này đối với hai vần trên.

Nhưng qua thống kê tỉ mỉ, ta cũng bắt gặp một số ít trường hợp tác giả lại ghi như cách ghi hiện nay.

mạnh và mạch nhau và lau

Thí dụ :

o Đi có thứ tự chẳng phải ai mạnh thì được (tr. 151)

o Kẻ giữ mạch nước mỡ nắp ra (tr. 166)

o Nước người dòng ta ở với nhau làm một (tr.6)

o Cùng một khăn ren để mà lau (tr.561)

So sánh với Từ điển Việt-La (1651), Việt-La (1772) hay Việt-La (1838). Ta có thể thấy sự tồn tại của các vần này ở những thời kỳ khác nhau.

Từ điển Việt-Bồ-La vần /ăn, ăj/ được ghi chuẩn như ngày nay trong các trường hợp sau : rau, máu, ngày... Riêng ở vần /εy/, /εk/ thì lại tồn tại hai cách ghi như :

ách và sắch anh và thành đắnh...

Trong Từ điển Việt-La (1772) hiện tượng này diễn ra có khác, vần /ău/ có hai cách viết: au và ău cùng xuất hiện với tần số tương đương. Ví dụ : sau, nhău...

Ở vần /εk / cũng diễn ra tương tự : cắp sắch, mắch...

Riêng hai hình thức chữ viết ay và anh để ghi âm /ăj/ và /εy/ thì giống ngày nay.

Từđiển Việt-La (1838) ở mọi trường hợp các vần trên, đều thống nhất như cách ghi hiện đại.

/ău/ - nhau, máu... /ăj/ - hay, thay...

/εη/- anh hùng, chánh (triều).../εk/ - ách (nạn), sách... Ta có thể tổng hợp so sánh diễn biến của các vần trên như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 31 - 32)