S.S.S có một hình thức phổ biến được tác giả sử dụng đồng loạt, đó là dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S

2.2. VẤN ĐỀ PHẦN VẦN

2.2.4. S.S.S có một hình thức phổ biến được tác giả sử dụng đồng loạt, đó là dùng

dùng chữ ão để ghi vần ong và aoc để ghi vần oc

Cách ghi S.S.S Cách ghi hiện nay

chão chóng vãỏ võng

dăò dòng bãó bóng

đãó đóng báoc bóc

giãó gióng bạoc bọc

lãò lòng cạoc cọc

lão long chaọc chọc

mãỏ mỏng đạoc đọc mãó móng gáoc góc nãò nòng hạoc học mãó móng kháoc khóc phãò phong láoc lóc rãò ròng mạoc mọc

são song náoc nóc

thão thong nhạoc nhọc

trão trong soác sóc

trãọ trọng táoc tóc …

Thực ra, cách ghi trên đây của PHILIPHÊ BỈNH chẳng qua là tác giả giữ lại cách ghi của ALECXANDRE DE RHODES

Qua tìm hiểu về quá trình phát triển của hình thức chữ viết ghi các vần ong, oc, ta có thể khái quát như sau : từ khi hình thành chữ quốc ngữ đến Từđiển Việt-La (1772), để ghi nguyên âm o các nhà sáng tạo đều dùng tổ hợp ký hiệu ao. Đoàn Thiện Thuật cho rằng nguyên âm dòng sau // kết hợp với /η/, /k/ thể hiện kém tròn môi, các nhà sáng tạo chữ quốc ngữ cố gắng ghi lại một cách trang thành lối phát âm của người Việt cho nên đã dùng tổ hợp chữ viết ao để ghi âm //. Vì vậy mà CADIÈRE trong Phónetique Annamite có viết "quy tắc chung là những từ có dạng ong hay oc đọc như thế có một âm /a/ nhẹ trước //. Vì vậy trong phải đọc traong, tóc đọc là táoc và cách viết traong, táoc phản ánh đúng cách phát âm trên thực tế. Nguyên âm trong những từ này không phải là một nguyên âm đơn mà rõ ràng là một nguyên âm đôi /ao/"(3)

Trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651) để ghi vần ong, oc, ALECXANDRE DE RHODES đã dùng 2 tổ hợp con chữ ão và ãu aoc, ãoc và có vài trường hợp còn ghi oc.

3

Dẫn theo luận án Nguyễn Thị Bạch Nhạn "Sự biến đổi các hình thức chữ quốc ngữ từ 1620 - 1877 - Hà Nội 1994

khóc lóc (khaóc láoc), sáoc (sóc)...

Từ điển Việt-La của BÉHAINE dùng hình thức chữ viết aong và ong để ghi ong và oc, õc để ghi vần oc, cách viết ong được dùng phổ biến (451/479 lần xuất hiện), aong sử dụng hạn chế (24/475 lần xuất hiện).

Đây cũng có thể là quá trình chuyển đổi cách ghi vần ong từ ão → aong → ong. Cách ghi õc chỉ có ở Từ điển Việt-La của BÉHAINE thể hiện biến thể ngôn ngữ, ngày nay không được ghi nhận. Đối với Từđiển Việt-La (1838) của TABERD hình thức chữ viết để ghi các vần trên đã thống nhất và ổn định như cách ghi của tiếng Việt hiện đại, ta có thể đối chiếu diễn biến trên như sau :

Như vậy ở S.S.S PHILIPHÊ BỈNH đã chọn cách ghi thống nhất ão cho vần ong và aoc cho vần oc. Có lẽ tác giả đã tuân thủ theo cách ghi cũ với lý do phản ánh trung thực cách phát âm (có tính địa phương) đang phổ biến lúc bấy giờ. Thống kê tỉ mỉ, chúng tôi bắt gặp một trường hợp vần oc được tác giả ghi õc trong trường hợp :

o khi tiến thì tiến những vàng bạc cùng ngặoc nọ ngõc kia (tr.520)

nhưng chỉ là một lần nên không thể là do ý thức của tác giả.

Một điều đáng quan tâm khi khảo sát vần trên là ký hiệu "~" . Theo HAUDRICOURT , "~" là ký hiệu Bồ, Nguyễn Khắc Xuyên gọi là dấu sóng, còn ALECXANDRE DE RHODES gọi là dấu lưỡi câu. ALECXANDRE DE RHODES mô tả như sau: sau hết dấu hiệu thứ ba là dấu lưỡi câu tối cần thiết cho ngôn ngữ này vì sự khác biệt của âm cuối mà dấu lưỡi câu làm nên. Khác hẳn âm cuối mà m hay n làm nên là những tiếng mang dấu lưỡi câu thì ý nghĩa cũng khác hoàn toàn, vả lại, dấu hiệu này hay dấu lưỡi câu chỉ cảm nhiễm õ và ũ ở cuối tiếng. Thí dụ : ão, apis (con ong) õu (ông). Nó được phát âm thế nào để môi không chạm vào nhau mà lưỡi cũng không chạm tới cúa." chính cách miêu tả này cho thấy các vần /u/, /o/, // thời ALECXANDRE DE RHODES có cách phát âm khác hiện nay. Mô tả của ALECXANDRE DE RHODES phù hợp với ý kiến của Vương Hữu Lễ :"cách ghi trong Từ điển Việl-Bồ-La giống như phát âm giọng Quảng nam, vần /oη/ khi phát âm không có hiện tượng hợp khẩu và nguyên âm đơn biến thành nhị trùng âm ao"

Ở Từ điển Việt-Bồ-La (1651) "~" chỉ sử dụng đúng hai trường hớp ũ và õu. Nhưng ở S.S.S PHILIPHÊ BỈNH không chỉ bảo lim cách ghi cũ này ở các vần :

- ão = ong (tr. 13) - õu = ông (tr. 15) - ũ = trung (tr.316)

Mà còn dùng "~" để thay thế hầu hết các vần âm cuối là ng (trước đây chỉ ở vần có âm chính là nguyên âm dòng giữa). Ông đã song song thể hiện cách ghi phụ âm cuối ng.

Cách dùng dấu "~" trên các nguyên âm đơn và đôi của tác giả để thay thế phụ âm cuối /η/ có lẽ do tác giả viết tắt (tiết kiệm). Xin dẫn ra một số thí dụ sau :

ã - ang giảng và giã (tr.409) ỡ - ng vỡng và vỡ (tr.401) ữ - ưng trứng và trữ (tr.584) iễ - iêng giêng và giễ (tr.29) ũô - uống xuống và xũố (tr.473) ữơ - ương phương và phữơ (tr.312)

Đấy chính là điểm khác so với cách viết cũ. Một thực tế khác là hình thức ng được tác giả sử dụng thường xuyên và phổ biến nhiều hơn so hình thức "~" có lẽ đây cũng là quá trình chuyển biến dấu "~" từ bước đầu sử dụng để phân biệt cách phát âm đến không phân biệt và hoàn toàn thay thế bằng hình thức ng. Tìm hiểu thêm ở giai đoạn này, Từđiển Việt- La (1772) của P. De Béhaine ở Đàng Trong đã không sử dụng ký hiệu "~" mà đồng loạt thay thế là ng. Từđiển Việt-La (1838) J.L TABERD cũng như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề ngôn ngữ trong sách sổ sang chép các việc của philiphe bỉnh (Trang 35 - 38)