CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S .S.S
2.2. VẤN ĐỀ PHẦN VẦN
2.2.2. Hình thức chữ viết:
ang/ăng, at/ăt, ap/ăp, am/ăm, ac/ăc, để ghi các vần /aη ,ăη/, /at,ăt/, /ap,ăp/, /am/ăm/, /ak,ăk/ thì diễn ra có khác. Trong lịch sử ngữ âm, âm vị /a/ và /ă/ luôn luôn là hai âm vị khu biệt dứt khoát với nhau, vì thế sự lẫn lộn giữa hai vần trên không thể cho là hai âm vị /a và ă/ đã không khu biệt nữa hoặc ít nhất bị trung hòa hóa khi phân bố trước m, p, t, c, ng. Dĩ nhiên có thể cho rằng dù điều đó không xảy ra ở quy mô tiếng Việt nói chung thì vẫn có thể tồn tại ở một vài thổ ngữ. Ở đây phần nào dấu ấn phương ngữ thể hiện qua cách ghi của PHILIPHÊ BỈNH. Vì vậy mà đã có sự tương ứng giữa a và ă (dài và ngắn) xảy ra hàng loạt.
Thí dụ :
o at/ăt - có người co chân tay lại mà què quạt (tr.J33)
o ap/ăp - mà đi kháp thế gian giảng đạo (tr.270)
o anưăm - người ta thì ra rối rắm (tr.275)
o ac/ăc - bà thánh ấy biết rằng sẽ có giạc (267)
Song hành với cách thể hiện hàng loạt như trên vẫn có một số ít trường hợp ngoại lệ tồn tại như cách ghi hiện nay :
năm/nam giặc/giạc bắt/bát...
Thí dụ :
o Đến ngày mồng 7 tháng 8 năm 1814 (tr.280)
o Trên gác ấy thi tối tăm (tr.4)
o Song giặc Phanlansa đến nước rapcles (tr.380)
o mà đức thánh phải bắt (tr.380)
Ở Từ điển Việt-Bồ-La (1651) hiện tượng này cũng đã xảy ra hàng loạt. Ta có thể hiểu đây là dấu ấn của người phương Tây ảnh hưởng đến cách ghi tiếng Việt (không phân biệt a và ă, ơ và â). Chính ALECXANDRE DE RHODES đã cho rằng nguyên âm trong vần quốc ngữ không có /ă/ vì những chữ có dấu mũ ngữa ă, ẽ, õ, thì chỉ đọc rất ngắn, phớt qua, chữ theo sau mới là âm thật. Như vậy bước đầu chỉ có ă giả tạo, có tính chất như một ký hiệu phụ ; Đăọc, hăọc, nhăọc, tắoc ... còn đa số trường hợp đáng lý ghi ă thì được ghi a :
nam, làm, chảng ...
Tuy nhiên, ở "Phép giảng tám ngày", ALECXANDRE DE RHODES đã bất đầu ghi nhận ă bên cạnh a
bàng (bằng), cảng (cẳng), chạt (chặt) ... ăn, bắc (phương), bắn, cắt, đắp ...
Thời ALECXANDRE DE RHODES tồn tại hai âm a và ă, giai đoan đầu ă thực thụ được sử dụng nhưng chưa trọn vẹn S.S.S cũng tồn tại một số trường hợp như vậy, có thể là đã bảo lưu cách ghi cũ này và hoặc chịu ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Nhận định trên đã có cơ sở vì năm 1772, Từ điển Việt-La của PIGNEAU DE BÉHAINE ỏ Đàng Trong đã có ă thực thụ và sử dụng thống nhất ở các vần được viết : ăng, ăt, ăc, ăt. Và đến J.L.Taberd (1838) thì đã ghi nhận đầy đủ ă thực thụ và hoàn toàn không có lẫn lộn.
Ta có thể so sánh diễn biến cách ghi các vần đó như sau :
Một điều cũng đáng lưu ý là ở bán âm cuối xuất hiện trong vần /ăi/, /ui/, PHILIPHÊ BỈNH ghi không thống nhất như trong tiếng Việt hiện đại.
ai - ay trong vai - vay ui - uy trong túi - tùy (đô)
Thí dụ :
o cùng vai công nợ người ta (tr.368)
o Kiệu câu rút thì 2 đô tùi (tr.21)
S.S.S còn có trường hợp an ủi đươc viết thành an ủy ( 1 biểu hiện khác) Thí dụ :
o Khi người an ủy ông Jacobe (tr.368)
an ủy và an ủi là hai biến thể ngữ âm của một từ. Từ điển Lê Văn Đức có ghi nhận hình thức an ủy.
Cách viết y chỉ xuất hiện sau các nguyên âm ngắn /ă, 𝛾𝛾�/ còn lại đều là i. Hiện tượng này chỉ xảy ra có hai trường hợp nêu trên nên có thể cho là do sự lầm lẫn về chính tả mà ra.