Tiêu chí đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 5 theo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực đọc phản biện của học sinh lớp 5 trong phân môn tập đọc (Trang 61 - 65)

trình chuẩn hiện hành

Tài liệu tập huấn, hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ:

- Mức 1 (Biết) :Câu hỏi yêu cầu HS dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.

- Mức 2 (Hiểu) :Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.

- Mức 3 (Vận dụng trực tiếp): Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.

- Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn): Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Nhìn chung, các mức độ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh Tiểu học theo chương trình hiện hành thống nhất với những biểu hiện của đọc phản biện ở mức độ thấp (tương tác trên văn bản) và các tiêu chí đánh giá của Pisa.

2.1.3 Quy trình xây dựng và nội dung bài tập khảo sát năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 5 theo chuẩn chương trình Tiếng Việt hiện hành

Dựa theo Reading Critically: Ways to develop your critical reading skills (McPeck, JE Martin Robertson, Marshall, L. Rowland, 1981) đã gợi ý quy trình xây dựng các bước nhằm phát triển kĩ năng đọc phản biện cho người học. Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo) để thiết kế một đề kiểm tra đọc hiểu môn Tiếng Việt ở tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...)

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây

dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/ bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

Dựa theo các tiêu chí đánh giá năng lực đọc phản biện của học sinh cũng như quy trình để xây dựng một bài tập khảo sát năng lực đọc phản biện của học sinh lớp 5 theo chuẩn Tiếng Việt hiện hành, luận văn đã thiết kế phân bố các nội dung đánh giá khả năng khảo sát bao gồm:

Bảng 2.4. Phân bố nội dung đánh giá khả năng đọc phản biện theo chuẩn Tiếng Việt hiện hành

Khả năng/ Năng lực Đề 1 Đề 2

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài câu 1 câu 1,2

- Nhận diện, nêu chi tiết đơn giản câu 2 câu 4,5

- Nhớ và lặp những nội dung trong bài đọc câu 5 câu 3,6 - Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa

trong bài văn

câu 3 câu 7

- Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự câu 6 câu 8 - HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng

những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống

câu 4,7,8

Bài khảo sát năng lực đọc phản biện theo chuẩn Tiếng Việt hiện hành được thực hiện qua hai văn bản:

Văn bản nghệ thuật: Chuyện của lá non (Đề 1) (Phụ lục 1)

Văn bản nghệ thuật có 280 tiếng, nội dung câu chuyện là cuộc đối thoại giữa Lá Non với mẹ của mình và các chị lá khác. Từ đó câu chuyện thể hiện những tò mò, thắc mắc về chiếc Lá Non mới sinh về những sinh vật xung quanh mình như những chiếc lá già, mặt trời, mặt trăng, những chú bướm nhiều màu sắc,.. Từ đó thể hiện thái độ ham học hỏi, khả năng quan sát của Lá Non.

Văn bản ông Phùng Khắc Khoan và nắm hạt giống có 360 tiếng, nội dung câu chuyện lịch sử được chia làm bảy đoạn. Đoạn đầu kể về xuất xứ của Phùng Khắc Khoan, sáu đoạn còn lại mô tả lại quá trình đi sứ của ông và cách ông đem hạt giống về nước. Từ nội dung câu chuyện thể hiện Phùng Khắc Khoan là người yêu thương, quan tâm đến đời sống của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung câu hỏi cụ thể được khảo sát qua nội dung bài đọc là: - Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài:

Câu 1. Tại sao Lá Non chưa quen với các loài sinh vật ở khu vườn? (đề 1) Câu 1. Vì sao ông Phùng Khắc Khoan được gọi là Trạng Bùng? (đề 2)

- Nhận diện, nêu chi tiết đơn giản:

Câu 2. Theo nội dung câu chuyện, Lá Non đã tò mò với những sinh vật nào? (đề 1) Câu 2. Vì sao ông Phùng Khắc Khoan được chọn để đi sứ? (đề 2)

- Nhớ và lặp những nội dung trong bài đọc:

Câu 5. Em có nhận xét gì về lợi ích của những chiếc lá già? (đề 1)

Câu 3. Khi đi Trung Quốc, ông Phùng Khắc Khoan đã phát hiện loại cây lương thực gì ở Việt Nam chưa có?

Câu 6. Phùng Khắc Khoan đã đem “ngọc mễ” về nước bằng cách nào? - Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa Câu 3. Tại sao Lá Non cảm thấy buồn? (đề 1)

Câu 5. Em hãy tìm chi tiết miêu tả về hạt “ngọc mễ”? (đề 2)

Câu 7. Ông Phùng Khắc Khoan đã đặt tên cho “ngọc mễ” là gì? Tại sao ông lại đặt tên như vậy? (đề 2)

- Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản

Câu 6. Em hãy cho biết màu xanh của lá cây mang lại lợi ích gì cho chúng ta? (đề 1) Câu 4. Sau khi biết giá trị của “ngọc mễ”, Phùng Khắc Khoan đã quyết định điều gì? (đề 2)

Câu 8. Em có nhận xét gì về con người và việc làm của ông Phùng Khắc Khoan? (đề 2) - Đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản

Câu 4. Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (đề 1) Câu 7. Em có nhận xét gì về những câu hỏi của Lá Non? (đề 1)

- Bài học rút ra từ văn bản

Câu 8. Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (đề 1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực đọc phản biện của học sinh lớp 5 trong phân môn tập đọc (Trang 61 - 65)