So sánh kết quả khảo sát năng lực đọc phản biện của học sinh lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực đọc phản biện của học sinh lớp 5 trong phân môn tập đọc (Trang 87 - 96)

chuẩn chương trình Tiếng Việt hiện hành và theo quan điểm đọc phản biện của quốc tế

Cùng ngữ liệu được chọn, luận văn tiến hành xây dựng câu hỏi nhằm đánh giá năng lực của HS theo năng lực đọc hiểu của HS theo các tiêu chí xác định. Theo đó, có 2 dạng câu hỏi trong bài kiểm tra:

+ TNKQ: Mỗi câu hỏi có 4 đáp án A/B/C/D để lựa chọn và chỉ có một đáp án đúng nhất. Loại câu hỏi này chủ yếu đánh giá năng lực đọc hiểu của HS theo các tiêu chí trong chuẩn. Độ dài các đáp án tương đương nhau, các câu hỏi đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và không đánh lừa HS.

TNTL: Với loại câu hỏi này, HS phải trả lời bằng cách viết câu trả lời vào chỗ trống. Đây là dạng câu hỏi có nhiều đáp án khác nhau tùy thuộc vào cách hiểu của từng HS theo các tiêu chí chuẩn. Để trả lời, đòi hỏi HS phải hiểu thấu đáo, kết

hợp với các thao tác của đọc hiểu, suy luận kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân.

Tóm lại, TNKQ và TNTL được các tổ chức trên thế giới sử dụng phổ biến để đánh giá năng lực đọc hiểu của HS. Trong đó, TNKQ nhằm đánh giá những nội dung mang tính tái hiện; ghi nhớ còn TNTL đánh giá những nội dung đòi hỏi HS phải hiểu, đưa ra lời giải thích và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình.

Phương pháp đánh giá năng lực đọc hiểu trong bài viết chủ yếu sử dụng hình thức trắc nghiệm. Có hai dạng trắc nghiệm được thiết kế trong bản đánh giá của PIRLS và PISA, Room to Read là trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và trắc nghiệm tự luận (TNTL). Mỗi câu TNKQ chỉ có duy nhất một đáp án đúng. Những câu TNTL có thể có từ 1,2,3... ý, tùy thuộc vào mức độ hiểu của học sinh.

Việc đưa ra TNKQ hay TNTL dựa vào việc đánh giá xem loại câu hỏi nào có thể thể hiện mức độ hiểu của người đọc rõ nhất. Với cách thức xây dựng bài tập nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu như trên, luận văn tin rằng không chỉ đánh giá được 100% năng lực đọc lực đọc hiểu của HS mà qua đó còn đánh giá được thái độ học tập của HS.

Qua quá trình khảo sát năng lực đọc hiểu của HS lớp 5 trong một số bài khảo sát, luận văn rút ra một số điểm giống và khác biệt cơ bản về việc đánh giá năng lực đọc hiểu theo chương trình Tiếng Việt hiện hành và theo tiêu chí năng lực đọc phản biện như sau:

- Về nội dung đánh giá: luận văn thống kê các biểu hiện của đọc phản biện được thể hiện trong chương trình chuẩn hiện hành và theo tiêu chí của đọc phản biện trên thế giới để liệt kê các mức độ khảo sát kèm theo các nội dung cụ thể cho từng mức độ được thể hiện dưới bảng 3.1.

Bảng 2.11. Cấu trúc bài khảo sát

STT Mức độ Nội dung

cụ thể

Dạng

câu hỏi Câu

1 Nhận biết

dàn ý và đại

Nhận diện, nêu chi tiết đơn

TNKQ Câu 2 đề 1; câu 2 đề 2

STT Mức độ Nội dung cụ thể

Dạng

câu hỏi Câu

Chuẩn ý của văn bản giản 2 Nhận biết ý chính của từng đoạn, hiểu nội dung bài

Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài

TNKQ Câu 1 đề 1; câu 1 đề 2 3 Nhớ và lặp những nội dung trong bài đọc TNTL Câu 5 đề 1; câu 3,6 đề 2 4 Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa TNKQ TNTL Câu 3 đề 1; câu 5, 7 đề 2 5 Nhận xét về các nhân vật trong văn bản tự sự Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản TNTL Câu 6 đề 1; câu 4, 8 đề 2 6 Đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản Đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản TNKQ TNTL Câu 4,7 đề 1 7 Bài học rút ra từ văn bản TNTL Câu 8 đề 1 8 Khả năng dự đoán kết quả/ phán đoán giá TNTL Câu 1,2,3 đề 3; câu 1,2,3

STT Mức độ Nội dung cụ thể

Dạng

câu hỏi Câu

Chuẩn bổ sung theo quan điểm đọc phản biện

trị ý nghĩa trong tài liệu

đọc đề 4 9 Kết nối, tổng hợp thông tin để diễn giải TNTL Câu 4,5 đề 3; câu 4,5 đề 4 10 Kết nối các sự kiện trong văn bản và kinh nghiệm cá nhân để suy luận ý nghĩa, hàm ý của tác giả TNKQ Câu 6,7,8, 9 đề 3; câu 6,7,8, 9 đề 4 11 Liên kết thông tin bài đọc với kiến thức và kinh nghiệm cá

nhân để đưa ra những liên tưởng, tưởng tượng vượt văn

bản TNTL Câu 10, 11 đề 3; câu 10,11 đề 4 12 Nêu ý kiến, biện pháp giải quyết một vấn đề trong tình huống tương tự. TNTL Câu 12 đề 3; câu 12 đề 4

STT Mức độ Nội dung cụ thể

Dạng

câu hỏi Câu

13

HS biết chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá

trị, bổ ích cho bản thân

TNTL Câu 13 đề 3; Câu 13 đề 4

- Về ngữ liệu đánh giá: Bài kiểm tra dùng để khảo sát là bài kiểm tra do người nghiên cứu biên soạn theo các tiêu chí của chương trình chuẩn đọc hiểu hiện hành và tiêu chí đọc phản biện trên thế giới.

- Về cách đánh giá: Bài khảo sát theo chuẩn Tiếng Việt đọc hiểu hiện hành, và năng lực đọc phản biện theo chuẩn quốc tế. Tất cả các bài khảo sát đều chú trọng hai hình thức câu hỏi TNKQ và TNTL khi đánh giá năng lực. Như vậy, ngoài việc đánh giá năng lực đọc hiểu, việc sử dụng câu TNTL còn cho chúng ta biết được tình trạng trả lời bằng cách viết nguyên văn, lỗi dùng từ hay lỗi chính tả của HS để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục.

- Về kết quả đánh giá: Với các phương diện khác nhau như trên, phần lớn HS đạt được các tiêu chuẩn về đọc hiểu, chỉ tồn tại một tỉ lệ tương đối HS có mức độ đọc hiểu đạt dưới chuẩn. Cụ thể là HS đã đạt được các nội dung cụ thể như sau:

- Nhận diện, nêu chi tiết đơn giản

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài - Nhớ và lặp những nội dung trong bài đọc

- Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa - Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản

- Đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản - Bài học rút ra từ văn bản

Đây không chỉ là những yếu tố của đọc hiểu theo chương trình chuẩn thông thường mà những tiêu chí trên cũng biểu hiện một phần kĩ năng đọc phản biện ở mức độ cơ sở, HS không thể là người đọc phản biện hiệu quả nếu không nắm vững

được nội dung chính của văn bản, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật trong bài đọc cũng như bài học, phương pháp nghệ thuật được rút ra từ bài học. Từ việc nắm vững các chi tiết, nội dung văn bản, HS mới có đủ căn cứ để đánh giá, rút ra kết luận dựa trên các bằng chứng. Hơn nữa, HS mới có cơ hội đặt câu hỏi, nghiên cứu về sự kiện, và đưa ra ý nghĩa dựa trên kinh nghiệm. Việc đọc hiểu có thể khiến HS mất nhiều thời gian hơn vì HS không thể đọc lướt hoặc quét văn bản mà còn yêu cầu người đọc tập trung chú ý nhiều hơn vào một số phần trong văn bản, việc đọc không còn dùng để giải trí hoặc chỉ để đạt thông tin chung mà đi chung với quá trình đọc còn bao gồm phân tích, phản ánh, đánh giá, và đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, khi kĩ năng đọc được trau dồi và phát triển đến mức độ kĩ xảo thì tiến trình đọc sẽ được diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn.

Bên cạnh đó, HS cũng đáp ứng được một số yêu cầu bậc cao hơn của đọc phản biện, như là:

- Khả năng dự đoán kết quả/ phán đoán giá trị ý nghĩa trong tài liệu đọc - Kết nối, tổng hợp thông tin để diễn giải

- Kết nối các sự kiện trong văn bản và kinh nghiệm cá nhân để suy luận ý nghĩa, hàm ý của tác giả

- Liên kết thông tin bài đọc với kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để đưa ra những liên tưởng, tưởng tượng vượt văn bản

- Nêu ý kiến, biện pháp giải quyết một vấn đề trong tình huống tương tự. - HS biết chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân.

Đây không phải là những yếu tố cao nhất của đọc phản biện, nhưng đây là những yếu tố cần thiết để rèn luyện người đọc dần trở thành người đọc phản biện. Đọc phản biện không đơn thuần chỉ là cẩn thận đọc từng chữ, tỉ mỉ với từng từ trong văn bản đọc mà người đọc phải luôn tích cực, chủ động nhận ra và phân tích những chi tiết bằng chứng dựa trên nội dung bài đọc. Người đọc phản biện khi tương tác với sách luôn giữ cho mình thái độ nghi ngờ và liên kết giữa nội dung văn bản cũng như kinh nghiệm bản thân mình. Bên cạnh việc đọc để tìm được những ý kiến, biện pháp giải quyết một vấn đề trong tình huống tương tự, HS luôn biết chắt lọc những thông tin cần thiết, có giá trị với bản thân mình, và những giá trị cho bản thân của

mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau, không đi theo lối mòn, không được sắp đặt sẵn. HS không đơn thuần chỉ là người tiếp nhận văn bản, xử lí văn bản một cách đơn thuần mà những tiêu chí đọc phản biện giúp HS/ người đọc hiểu được bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của câu từ trong tác phẩm văn học, sâu hơn việc hiểu nội dung qua câu từ, người đọc bắt đầu nhìn nội dung văn bản với nhiều phương diện khác nhau, từ đó hình thành thái độ luôn nghi ngờ một cách tích cực, luôn có ý thức tìm kiếm bằng chứng cho những vấn đề mà bản thân nghi vấn chứ không dễ theo số đông hoặc chịu sự áp đặt của người khác. Khi tiếp nhận một nội dung văn bản với nhiều mảng thông tin dàn trải xuyên suốt văn bản, để hệ thống lại các thông tin văn bản liên quan với nhau, một kĩ năng không thể thiếu cho người đọc đó là kĩ năng tư duy logic. Trên hết, để không bị chi phối bởi cảm xúc của bản thân, người đọc phải có kĩ năng “tự loại cá nhân” ra đọc tác phẩm. Người đọc lúc này sẽ không còn chịu sự chi phối bởi cảm xúc, dễ dàng nhận ra điểm hay hoặc những yếu tố phi khoa học của tác phẩm. Khi người đọc không chỉ là người tiếp nhận mà còn là người đánh giá, góp phần xây dựng văn bản, đọc phản biện giúp người đọc có khả năng suy luận, tranh luận, cũng như biết vượt qua cái tôi cá nhân và tôn trọng người khác trong quá trình phản biện.

Sau khi phân tích các số liệu được khảo sát, kết quả khảo sát đọc hiểu của HS qua các bài kiểm tra có sư chênh lệch với kết quả bài kiểm tra theo năng lực đọc phản biện. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do sự khác biệt giữa các tiêu chí đánh giá qua các bài kiểm tra. Bài kiểm tra năng lực đọc hiểu theo chương trình chỉ bao hàm các kĩ năng đọc phản biện ở mức độ thấp, vốn quen thuộc với HS nên các em không khó để thực hiện các câu hỏi trong bài. Trong khi đó, các bài khảo sát dựa theo năng lực đọc phản biện còn mới lạ mới HS về hình thức cũng như nội dung câu hỏi, HS cần phải biết diễn giải, đưa ra những lập luận chặt chẽ để minh chứng cho các đánh giá của mình. Đây là những yêu cầu mà hầu như các em chưa được tiếp cận trong quá trình học.

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, tuy HS chưa bao giờ được rèn luyện về các yếu tố đọc phản biện, chỉ dựa vào kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm bản thân mà HS cũng có thể trả lời được phần nào nội dung câu hỏi cũng như biểu hiện

được một phần của đọc phản biện. Với kết quả này, luận văn tin rằng nếu các em thường xuyên được trau dồi, luyện tập, rèn luyện thường xuyên, tỉ lệ HS đạt chuẩn đọc phản biện sẽ tăng lên rất nhiều và dần trở thành người đọc phản biện, hướng đến văn hóa phản biện như nhiều nước tiến bộ trên thế giới.

Tiểu kết chương 2

Qua quá trình khảo sát dựa trên năng lực đọc hiểu có biểu hiện của đọc phản biện ở cấp độ thấp theo chuẩn Tiếng Việt hiện hành cũng như năng lực đọc phản biện theo chuẩn thế giới. Trên mặt bằng chung, đa số HS trả lời được những câu hỏi ở mức độ chuẩn và vượt chuẩn, đây cũng là biểu hiện của đọc phản biện ở mức độ cơ sở, phạm vu nội dung văn bản. Bên cạnh đó, HS còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế ở những câu hỏi được bổ sung thêm chuẩn của đọc phản biện ở mức độ cao để làm nổi bật được quan điểm cá nhân cũng như là một chủ thể riêng biệt để đánh giá, phản biện tác phẩm theo quan điểm đọc phản biện trên thế giới, cụ thể là khả năng dự đoán kết quả/ phán đoán giá trị ý nghĩa trong tài liệu đọc, hoặc kết nối các sự kiện trong văn bản và kinh nghiệm cá nhân để suy luận ý nghĩa, hàm ý của tác giả cũng như nhận ra kết luận, tư tưởng của tác giả, kĩ năng cho nhận xét về cách mà tác giả kết luận hay về một chi tiết quan trọng trong bài đọc, kĩ năng đánh giá mức độ đầy đủ, thuyết phục của các chứng cứ được đề ra trong văn bản và nêu ý kiến, biện pháp giải quyết một vấn đề trong tình huống tương tự. HS biết chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân.

Học sinh dự đoán được các sự việc, nội dung câu chuyện nhưng phần lớn theo cảm tính, kinh nghiệm bản thân mà chưa căn cứ nhiều vào ngữ liệu cung cấp. Học sinh vẫn còn bị nhầm lẫn ở những văn bản có nhiều thông tin, các em dễ bị đánh lừa hoặc bị nhiễu bởi những thông tin chưa thật sự quan trọng, hoặc không liên quan đến câu hỏi. Học sinh còn nhiều hạn chế trong việc đặt câu hỏi. Hơn thế, việc nhận xét về các chi tiết trong văn bản và lí giải một vấn đề nào đó trong tác phẩm vẫn còn bị giới hạn về mặt từ ngữ diễn đạt cũng như ý tưởng, HS thường sử dụng những cụm từ hoặc những câu đơn lẻ để diễn đạt, chưa thật sự sử dụng những câu phức, câu ghép trong quá trình diễn đạt của mình, về mặt ý tưởng, chủ yếu HS chỉ trả lời các câu hỏi có sẵn chứ chưa thật sự chủ động trong việc lĩnh hội, tiếp nhận kiến thức mới. Học sinh chưa có khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi trong quá trình đọc của mình.

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH LỚP 5

Trong chương này, từ những số liệu thu thập có được ở chương 2, luận văn tiến hành đưa ra những nguyên nhân của thực trạng khảo sát, căn cứ đề xuất và một số biện pháp phát triển kĩ năng đọc phản biện cho học sinh Tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực đọc phản biện của học sinh lớp 5 trong phân môn tập đọc (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)