Dựa trên các mục tiêu đọc phản biện
Đọc phản biện yêu cầu học sinh thực hiện các mục tiêu nhất định: - Để nhận ra mục đích của tác giả
- Để hiểu các yếu tố giai điệu và thuyết phục
Mỗi yêu cầu về mục tiêu tìm ra đều được suy luận từ bằng chứng trong văn bản:
- Mục đích công nhận liên quan đến việc suy luận cơ sở cho các lựa chọn nội dung và ngôn ngữ
- Nhận biết các yếu tố giai điệu và thuyết phục liên quan đến việc phân loại bản chất lựa chọn ngôn ngữ
- Công nhận thiên hướng/ suy nghĩ của tác giả liên quan đến việc phân loại bản chất của các mẫu lựa chọn nội dung và ngôn ngữ.
An Investigation of Critical Reading in Reading Textbooks: A Qualitative Analysis, (PodelReza Zabihi. Mojtaba Porde, 2011) đã gợi ý một số tiêu chí đọc phản biện từ đó khẳng định vai trò của người đọc, không chỉ dừng lại việc miêu tả quá trình người đọc tương tác trong phạm vi văn bản đọc mà còn khẳng định vai trò đọc phản biện nhằm hướng đến khẳng định giá trị của con người trong xã hội. Dựa theo chương trình chuẩn của Bộ giáo dục hiện hành mang yếu tố phản biện ở mức độ thấp và các tiêu chí đọc phản biện trên thế giới, luận văn đã bổ sung thêm các yếu tố định hướng đọc phản biện được thể hiện trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Tiêu chí xây dựng bài tập có bổ sung thêm tiêu chí đọc phản biện Trong chuẩn Chuẩn bổ sung theo định hướng đọc
phản biện
- Nhận diện và nêu tên các chi tiết đơn giản.
- Nhớ và lặp lại những nội dung trong bài đọc.
- Nhận ra dàn ý của bài đọc. - Nhận ra đại ý của bài đọc. - Hiểu nghĩa của từ.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung của bài.
- Khả năng dự đoán kết quả/ phán đoán giá trị ý nghĩa trong tài liệu đọc.
- Kết nối các sự kiện trong văn bản và kinh nghiệm cá nhân để suy luận ý nghĩa, hàm ý của tác giả.
- Hiểu về hình thức của một tác phẩm, nhận ra được thể loại của bài đọc.
- Kết nối, tổng hợp thông tin để diễn giải - Nhận xét tính đúng sai, phù hợp không phù hợp của thông tin chi tiết/ hồi đáp
Trong chuẩn Chuẩn bổ sung theo định hướng đọc phản biện
- Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài, bài thơ được học.
- Nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- Phát biểu ý kiến bộc lộ cách nhìn riêng về một vài chi tiết/ sự kiện/ý tưởng trong bài đọc.
nội dung văn bản.
- Nhận ra kết luận, tư tưởng của tác giả, kĩ năng cho nhận xét về cách mà tác giả kết luận hay về một chi tiết quan trọng trong bài đọc, kĩ năng đánh giá mức độ đầy đủ, thuyết phục của các chứng cứ được đề ra trong văn bản
- Liên kết thông tin bài đọc với kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để đưa ra những liên tưởng, tưởng tượng vượt văn bản. - Nêu ý kiến, biện pháp giải quyết một vấn đề trong tình huống tương tự. HS biết chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân.