Thiết lập mối tương quan giữa mật độ tế bào và mật độ quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân nuôi liên tục sinh khối tảo chaetoceros sp nhằm phục vụ nuôi trồng thủy sản tại cần giờ, TP hồ chí minh​ (Trang 39 - 40)

Phương pháp đo mật độ quang (OD) còn được gọi là phương pháp đo độ hấp thụ hoặc độ đục, giúp xác định mật độ tế bào trong các nghiên cứu sinh lí cũng như xác định sự tăng trưởng qua các pha của vi tảo. Đây là phương pháp gián tiếp cho

thấy sự tương quan giữa mật độ vi tảo với độ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng cụ thể. Phương pháp đếm tế bào tốn thời gian, do đó đo mật độ quang là một phương pháp nhanh và hiệu quả. Lượng ánh sáng được hấp thụ bởi dịch huyền phù tế bào có thể liên quan trực tiếp đến sinh khối hoặc số lượng tế bào [35].

Hình 2.7. Thiết bị đo hiệu suất lượng tử tối đa của quang hệ II

Chọn môi trường nuôi tảo có chất lượng tốt, có độ đồng đều cao, ít bị lắng kết, có độ sánh, đem pha loãng. Đo mật độ quang ở bước sóng 680 nm. Sau đó tiến hành đếm số lượng tế bào trên buồng, đếm hồng cầu để xác định mật độ tế bào tảo trên 1ml môi trường nuôi ở các mẫu pha loãng tương ứng. Tiến hành như vậy với 2 mẫu tảo.

Lập bảng tương ứng giữa mật độ quang và mật độ tế bào đo được, sau đó thiết lập đường chuẩn thể hiện mối quan hệ giữa mật độ quang và mật độ tế bào. Do mật độ của tế bào tỉ lệ thuận với độ đục của môi trường hay tỉ lệ với mật độ quang của mẫu đó, vì vậy đường tuyến tính có dạng đường thẳng và đi qua gốc tọa độ. Môi trường so sánh khi đo mật độ quang là môi trường pha nuôi tảo.

Phương trình tuyến tính:

y = ax + R2 (2.3)

Trong đó: a là hệ số góc, R2 là sai số khi đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân nuôi liên tục sinh khối tảo chaetoceros sp nhằm phục vụ nuôi trồng thủy sản tại cần giờ, TP hồ chí minh​ (Trang 39 - 40)