Cơ sở thực tế để đề xuất yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 89)

3.2.1 Yêu cầu “tương đương VB trong SGK” đối với văn bản sử dụng đánh giá năng lực ĐH

Hoạt động ĐH là một hoạt động đặc thù với những mối liên hệ giữa người thực hiện hoạt động ĐH và VB. Trong tài liệu Questions for Professional Reflection on Reader and Task Considerations49, Cristi Alberino và Amy Radikas Joanne White đã chi tiết hóa sự liên quan của người đọc đối với VB bằng những yếu tố như khả năng nhận thức, động lực thực hiện các nhiệm vụ khi đọc VB, mối quan tâm về nội dung, chủ đề VB, kiến thức và kinh nghiệm, kĩ năng ĐH. Chúng tôi xem xét yếu tố trong bảng dưới đây có sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn VB ngữ liệu ĐH:

Vấn đề Yêu cầu cụ thể

Kiến thức

- Người đọc có kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về đề tài của VB để xử lí thông tin được đề cập trong VB hay không?

- Người đọc có kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về từ vựng được sử dụng trong VB để xử lí thông tin được đề cập trong VB hay không?

Trang | 87

kinh

nghiệm

- Người đọc có kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về thể loại của VB để xử lí thông tin được đề cập trong VB hay không?

- Người đọc có bất kỳ kết nối nào giữa nội dung trong VB đang tiếp nhận với nội dung mà người đọc đã có kinh nghiệm tiếp nhận trong lớp học/ đã từng tiếp nhận hay không?

Bảng 3.2. Các yêu cầu đặt ra về kĩ năng ĐH, kiến thức và kinh nghiệm

của người đọc khi tiếp xúc với VB

Từ bảng mô tả trên có thể thấy nếu người đọc chưa được trang bị kiến thức và kinh nghiệm (về đề tài của VB, về từ vựng được sử dụng trong VB, về thể loại của VB) thì VB sẽ rất khó đọc đối với họ. Ngược lại, một khi có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm, họ hoàn toàn có thể tiếp nhận VB rất dễ dàng. Vì vậy, để đánh giá năng lực đọc hiểu VB của HS, khi lựa chọn ngữ liệu, GV cần chú ý đến các kĩ năng đọc hiểu cần thiết cũng như lượng kiến thức và kinh nghiệm đọc hiểu HS đã tích lũy được trong quá trình học tập.

Ma trận Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đưa ra yêu cầu “tương đương VB trong SGK” đối với VB sử dụng trong phần ĐH của đề thi. Yêu cầu này xuất phát từ mục tiêu đánh giá năng lực ĐH VB - cần lựa chọn được VB không xa lạ với kinh nghiệm tiếp nhận VB của HS để các em có thể huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã được trau dồi, rèn luyện giúp giải quyết thành công những nhiệm vụ đọc được đặt ra. Những yêu cầu này cũng có thể áp dụng được vào đề thi Tuyển sinh lớp 10 của TPHCM vì những lí do sau:

Thứ nhất, cả hai dạng đề thi có sự tương đồng về định hướng kiểm tra đánh giá theo năng lực.

Thứ hai cả hai dạng đề thi có sự tương đồng về mục đích kiểm tra đánh giá: hướng đến hai năng lực ĐHVB và tạo lập VB.

Thứ ba, cả hai dạng đề thi có sự tương đồng về cấu trúc, chỉ phân biệt ở nội dung đánh giá kĩ năng viết văn nghị luận, vốn là nội dung không liên quan đến đề tài.

Thứ tư, tính chất phân hóa ở hai dạng đề thi có sự tương đồng nhất định.

Dựa vào một số yêu cầu được nêu ra trong ma trận đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi cụ thể hóa yêu cầu về sử dụng trong nội dung đọc hiểu của đề thi theo bảng sau đây:

Trang | 88

Nội dung Yêu cầu về ngữ liệu VB sử dụng trong đề thi

Loại của VB

• Tương đồng với các loại VB đã được sử dụng trong SGK • Ưu tiên thể loại VB mà HS đã tích lũy được nhiều kinh

nghiệm tiếp nhận/ có thời lượng dạy học nhiều

Độ dài của VB

(tiêu chí về hình thức)

Ngắn hơn VB đã được sử dụng trong SGK, độ dài tỉ lệ thuận với thời lượng đề thi

Đề tài, chủ đề của VB

(tiêu chí về nội dung) Tương đồng với đề tài, chủ đề của VB trong SGK

Bảng 3.3. Cụ thể hóa một số nội dung của tiêu chí “tương đương VB trong SGK” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với VB sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi Ngữ văn theo định hướng năng lực

Có thể thấy một số yêu cầu đã chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, việc phân giải trên bước đầu xác định cơ sở định hình một số yêu cầu đối với VB sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi môn Ngữ văn theo định hướng năng lực.

3.2.2 Một số yêu cầu từ thực tiễn sử dụng VBTT trong dạy học và kiểm tra - đánh

giá

3.2.2.1 Đề tài, chủ đề của VBTT

Như đã trình bày về tầm quan trọng của việc tạo một mẫu ngữ liệu “tương đương” với kiến thức, kỹ năng nắm bắt của HS, cũng như cụ thể hóa yêu cầu “VB sử dụng có chủ đề tương tự, phù hợp” theo CV 4290/ GDĐT-TrH của Sở GD&ĐT Tp.HCM ngày 04 tháng 12 năm 2014 về Đổi mới Đề thi Tuyển sinh lớp 10 từ năm học năm học 2015 - 2016 môn Ngữ văn, chúng tôi dựa trên những cơ sở quan sát sau để xác định một số đề tài cho yêu cầu lựa chọn VBTT cho đề thi này:

Cơ sở 1: Xác định vùng đề tài quen thuộc với việc tiếp nhận VBTT của HS trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS

Những đề tài lớn được chúng tôi xác định thông qua thống kê trong Bảng 2.8.

Phân loại chủ đề, đề tài của VBTT trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS trong phần 2.1.2 đó là: Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh - Di sản văn hóa, Danh nhân lịch sử, Các vấn đề về Quyền và Phát triển con người, Văn học và Môi trường - Hiện tượng đời sống.

Trang | 89

Trên cơ sở những đề tài đã quan sát, chúng tôi chọn cách đếm cơ học tần số xuất hiện của đề tài dưới dạng từng VB, nghĩa là chấp nhận cả việc xuất hiện của đề tài trong các VB ngữ liệu đọc bổ sung và VB cung cấp thông tin, kiến thức bên cạnh VB dùng trong dạy học ĐH chính thức.

Kết quả cụ thể theo bảng sau:

Đề tài Số lần xuất hiện trong tất cả các VBTT

Số lần xuất hiện trong các VBTT dạy học ĐH chính thức Di tích lịch sử - Danh nhân lịch sử - Danh lam thắng cảnh - Di sản văn hóa 06 35,29% 03 50% Môi trường -

Hiện tượng đời sống 02 11,76% 01 16,67%

Các vấn đề về Quyền và

Phát triển con người 04 23,53% 01 16,67%

Văn học 05 29,42% 01 16,67%

Tổng cộng 17 100% 06 100%

Bảng 3.4. Thống kê số lần xuất hiện của các đề tài trong tất cả các VBTT và các

VBTT dạy học ĐH chính thức trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS

Nhìn chung, tần suất xuất hiện của các đề tài phân bố rộng nhưng chưa đồng đều. Đồng thời các đề tài đều thuộc nhóm Khoa học xã hội và không có sự xuất hiện của nhóm Khoa học tự nhiên. Nhóm đề tài có sự xuất hiện nhiều nhất là Di tích lịch sử - Danh nhân lịch sử - Danh lam thắng cảnh - Di sản văn hóa (06 lần). Kế theo đó là nhóm

Văn học cùng nhóm Các vấn đề về Quyền và Phát triển con người (lần lượt là 05 lần và 04 lần). Tuy nhiên, cả 2 nhóm này chỉ có 01 lần xuất hiện dưới dạng VB dùng trong dạy học ĐH chính thức. Mặt khác, đề tài về Môi trường - Hiện tượng đời sống xuất hiện ít nhất khi chỉ chiếm 02 lần nhưng vẫn xuất hiện 01 lần là VB dạy học ĐH chính thức.

Mặt khác, như đã trình bày về mối quan hệ giữa VB nhật dụng và VBTT về mặt nội dung, chúng tôi mở rộng phạm vi khảo sát đề tài của các VB nhật dụng trong CT. Vì đây là một loại VB được đặt ra trong việc dạy học ĐH của CT môn Ngữ văn hiện

Trang | 90

hành, do đó, các yêu cầu về đề tài của loại VB này cũng đưa trình bày cụ thể cho mỗi cấp lớp trong CT môn Ngữ văn hiện hành.

Lớp Yêu cầu của CT Số lượng

VBND Đề tài cụ thể của VB Số lượng VBTT

6

Một số VB về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hóa, môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

01 Di tích lịch sử 01

01 Danh lam thắng cảnh 01

01 Quan hệ giữa thiên nhiên và

con người

7

Một số VB về quyền trẻ em, gia đình và xã hội, văn hóa, giáo dục

03 Giáo dục và vai trò của người phụ nữ

01 Di sản văn hóa 01

8

Một số VB về văn hóa, xã hội, dân số, môi trường, tệ nạn xã hội

01 Môi trường 01

01 Tệ nạn ma túy, thuốc lá

01 Dân số và tương lai loài người

9

Một số VB về quyền con người, chiến tranh và hòa bình, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc dân tộc

01 Quyền sống của con người 01

01 Bảo vệ hòa bình,

chống chiến tranh

01 Hội nhập với thế giới và giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Bảng 3.5. Thống kê các yêu cầu của CT và đề tài cụ thể của VB nhật dụng

trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS

Như vậy, chúng ta có thể bổ sung thêm các đề tài cụ thể về Giáo dục, Vai trò của người phụ nữ vào nhóm Các vấn đề về Quyền và Phát triển con người, Tệ nạn xã hội,

Dân số vào nhóm Hiện tượng đời sống và đề tài về Hội nhập quốc tế, v.v.

Cơ sở 2: Xác định vùng đề tài quen thuộc với việc tiếp nhận VB của HS trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM

Căn cứ trên sự thống kê từ Đề thi Tuyển sinh môn Ngữ văn từ thời điểm xuất hiện VBTT vào năm 2014 về các chủ đề, đề tài của các VBTT tại Bảng 2.14.Khảo sát đề tài của VBTT trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 Tp.HCM, chúng tôi có bảng số liệu như sau:

Trang | 91

TT Chủ đề Năm của Đề thi - Vị trí Số lần Tỉ lệ

1 Lối sống 2017 - VB 1 02 50% 2 2019 - VB 1 3 Môi trường 2018 - VB 1 02 50% 4 2018 - VB 2 Tổng cộng 04 100%

Bảng 3.6. Khảo sát đề tài của VBTT trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môn Ngữ văn tại Tp.HCM

Kết quả thống kê trên cho thấy cả 2 chủ đề về Lối sống cùng các đề tài cụ thể về các vấn đề Thần tượng, Ý chí cố gắng, Thách thức bản thân, v.v và Môi trường với các nội dung liên quan như Rác thải nhựa, Ứng xử với môi trường của con người phân bố rất đồng đều (đều chiếm 50%) và chiếm phần quan trọng trong nội dung của các VBTT là ngữ liệu trong đề thi.

Bên cạnh đó, như đã nhận xét ở phần 2.2.1 về số lượng của các VB theo các loại VBVH, VBTT, VBNL trong tổng số 09 VB ngữ liệu xuất hiện trong Đề thi từ năm 2014 đến nay. Chúng tôi đánh giá cao việc xem xét chủ đề, đề tài của VBNL vì nhóm VB này chiếm 05/09 VB ngữ liệu đề thi. Khảo sát chủ đề, đề tài của các VBNL này chúng tôi có thông tin sau:

TT Chủ đề Năm của Đề thi - Vị trí Số lần Tỉ lệ

1 Văn học 2014 (chỉ có 01 VB) 01 20% 2 Tình yêu nước 2015 (chỉ có 01 VB) 01 20% 3 Lối sống 2016 (chỉ có 01 VB) 03 60% 4 2017 - VB 1 5 2019 - VB 2 Tổng cộng 05 100%

Bảng 3.7. Khảo sát đề tài của VBNL trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10

môn Ngữ văn tại Tp.HCM

Như vậy, một lần nữa, các VB về chủ đề Lối sống chiếm tỉ lệ cao trong các VB ngữ liệu dùng trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM với tỉ lệ 60%. Mặt khác, chủ đề này cũng tương đối đa dạng về các đề tài cụ thể, tạo cơ hội tốt để khai thác các khía cạnh trong đánh giá năng lực ĐH VB. Tuy nhiên, các VB về Tình yêu nướcVăn học cũng không phải xa lạ với HS khi đây là các chủ đề thường gặp trong thời gian học tại bậc THCS.

Trang | 92

Cơ sở 3: Xác định vùng đề tài quen thuộc với việc tiếp nhận VB xuất hiện ở thời gian gần kỳ thi

Như đã làm rõ ở phần 2.1Bảng 2.3. Thống kê tỉ lệ xuất hiện của các loại

VB dạy học ĐH trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS, HS được tiếp cận nhiều nhất với VBVH trong suốt thời gian học Ngữ văn bậc Trung học. Tỉ lệ của VBVH chiếm ưu thế cao hơn rất nhiều so với 2 loại VBNL và VBTT. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc lựa chọn đề tài cho VB ngữ liệu ĐH của VBTT nên được cân nhắc xem xét trong sự liên kết với các đề tài của VBVH. Tuy nhiên, chính xác hơn, nhóm VBVH được nói ở đây đặt trong sự đối lập với VB nhật dụng mà CT hiện hành đang sử dụng trong hệ thống VB dạy học ĐH. Do đó, số lượng VBVH được dùng ở phần này bao gồm cả VBNL.

Mặt khác, vì tính chất tập trung vào vùng quen thuộc gắn với thời gian chuẩn bị cho kỳ thi Tuyển sinh lớp 10, chúng tôi trực tiếp quan tâm tới đề tài của các VBVH được học trong năm học lớp 9 của CT. Thống kê về đề tài của các VB này, chúng tôi lựa chọn cách ghi nhận số lần xuất hiện của đề tài trong mỗi VB. Nghĩa là 01 VB có thể thể hiện nhiều đề tài khác nhau. Kết quả thống kê như sau:

Đề tài Số lần xuất hiện

trong các VBVH

Tình yêu quê hương, đất nước 14

Tình cảm gia đình 9

Tinh thần nhân văn, ước mơ về tự do, công lí và hạnh phúc 8

Số phận con người trong xã hội phong kiến 7

Phẩm chất, thói quen tốt cần trau dồi 7

Tinh thần cách mạng 6

Quan niệm/ Lí tưởng/ Triết lí trong cuộc sống 6

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên 4

Ca ngợi người anh hùng 3

Mâu thuẫn và bi kịch của con người trong xã hội hiện đại 2

Cảm hứng trước cuộc sống mới, tinh thần hăng say lao động 2

Các sự kiện lịch sử 2

Lí luận về nghệ thuật 1

Trang | 93

Căn cứ vào số lần xuất hiện của các đề tài lớn nêu trên, lấy cột mốc 07 lần (giá trị trung vị của các số lần xuất hiện của một đề tài), có thể phân các đề tài này thành 2 nhóm: xuất hiện nhiều (≥ 07 lần) và ít xuất hiện (< 07 lần). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm xuất hiện nhiều bao gồm các đề tài Tình yêu quê hương, đất nước, Tình cảm gia đình, Tinh thần nhân văn, Số phận con người trong xã hội phong kiến

Những phẩm chất, thói quen tốt cần trau dồi. Ở nhóm ít xuất hiện thì các VB về đề tài

Tinh thần cách mạng, Quan niệm/ lí tưởng/ triết lí trong cuộc sống cũng đáng được quan tâm. Các nhóm đề tài xuất hiện nhiều này cũng chính là những đề tài mà HS đã có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc trong quá trình học ĐH VBVH.

3.2.2.2 Nguồn trích dẫn VB

Nhằm mục đích xác định những nguồn trích dẫn làm cơ sở tham khảo để xây dựng cái nhìn toàn diện hơn trong việc đưa ra gợi ý về nguồn trích dẫn ngữ liệu, chúng tôi dựa trên những cơ sở quan sát sau:

Cơ sở 1: Nguồn trích dẫn của các VBTT trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS

Từ kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 2.6. Thống kế nguồn trích dẫn của VBTT trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS trong phần 2.1.1, chúng tôi nhận thấy nguồn trích dẫn của các VBTT trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS hiện hành đều có các đặc điểm sau:

- Tất cả đều là tài liệu từ nguồn tài liệu giấy hay VB in (không phải tài liệu trực tuyến). Riêng trường hợp trong VB ngữ liệu đọc bổ sung có 01 tài liệu dẫn từ trang web

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 89)