Định hướng đổi mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 41)

Thông qua nghiên cứu tài liệu và quan sát một số cột mốc đổi mới của GDPT Việt Nam nói chung và CT GDPT môn Ngữ văn nói riêng, chúng tôi ghi nhận những sự thay đổi lớn trong quan điểm giáo dục, đó là chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức giáo dục theo định hướng nội dung (nhấn mạnh sự cung cấp đầu vào) chuyển sang định hướng theo năng lực (tập trung vào sản phẩm đầu ra) và kéo theo những sự đổi mới nhất định trong phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá. Xét về tính thời điểm, giai đoạn 2014, 2015, sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW (năm 2013) ra đời là thời điểm xuất hiện nhiều quan điểm đổi mới để chuẩn bị cho CT sau năm 2015. Đến năm 2018, khi Dự thảo CT và CT được chính thức ban hành thì tinh thần đổi mới để chuyển giao với CT mới càng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Trang | 34

Tuy vậy, quá trình đổi mới này là chủ động và không chỉ xuất hiện sau khi có các VB pháp lí hoàn chỉnh. Đỗ Ngọc Thống27 nhận xét về việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của môn Ngữ văn hiện hành từ CT môn học sau năm 2000: “Công tác kiểm tra - đánh giá đã có những chuyển biến tích cực; chẳng hạn định hướng ra đề mở, tăng cường nghị luận xã hội, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm, …. Tuy nhiên việc kiểm tra - đánh giá Ngữ văn hiện hành vẫn còn hạn chế. Hạn chế lớn nhất là chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức một cách sáng tạo; đề thi Ngữ văn chủ yếu vẫn là kiểm tra kiến thức, trí nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại, học tác phẩm nào thi đúng tác phẩm đó; chỉ được kiểm tra vào đúng những gì GV đã dạy, trừ một số đề về NL xã hội.”

Bên cạnh đó, từ thời điểm năm 2014, ông cũng đưa ra quan điểm rằng CT môn Ngữ văn sau 2015 cần thay đổi theo hướng khuyến khích sự sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học cả nội dung lẫn phương pháp để giải quyết một nhiệm vụ tương tự, trong một tình huống mới. Nói cách khác là đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực với mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục nhằm cung cấp thông tin chính xác, khách quan để điều chỉnh hoạt động dạy và học nâng cao dần năng lực cho HS và xác định năng lực của HS dựa theo chuẩn cấp học, chuẩn môn học thống nhất trên toàn quốc.

Về mặt những cơ sở hành chính, pháp lí, chúng tôi thống kê một số VB của các cấp lãnh đạo, hệ thống VB quy phạm pháp luật nhà nước có ảnh hưởng như sau:

Từ những góc độ khái quát nhất là Luật, Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định:“Phương pháp GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.”28

Tiếp theođó,Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 đã yêu cầu thực hiện việc“đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Đồng thời, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định

27 Truy xuất từ https://phebinhvanhoc.com.vn/chuong-trinh-ngu-van-trong-nha-truong-pho-thong-viet-nam-va- huong-phat-trien-sau-2015/

Trang | 35

711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”; “Đổi mới kì thi tốt nghiệp

Trung học PT, kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu

quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.”29

Sự ra đời của Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (năm 2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã trình bày một loạt định hướng cho việc đổi mới cả trong dạy học và kiểm tra - đánh giá. Chính vì vậy, cũng từ năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục mầm non, GDPT, Giáo dục thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp, các Công văn về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học các năm học trong những năm vừa qua luôn nhấn mạnh việc chú trọng dạy học và kiểm tra - đánh giá năng lực cho HS. Điển hình như Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 8 năm 2014 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015 đã yêu cầu: “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh; Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của HS; Việc kiểm tra đánh giá không chỉ là việc xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có biết vận dụng không; Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương đất nước để HS được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.”30

Bên cạnh các VB chỉ thị, hướng dẫn, Bộ GD&ĐT cùng các Vụ cũng triển khai tập huấn nhiều cấp để đưa tinh thần đổi mới đến gần hơn với GV giảng dạy, trong Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học31 của Vụ Giáo dục Trung học đã trình bày bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản sẽ thay đổi khi chuyển CT từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực như sau:

29 Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012). Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020

30 Bộ GD&ĐT (2014). Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH

31 Bộ GD&ĐT (2014). Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học. Tr. 15

Trang | 36 CT định hướng nội dung CT định hướng năng lực Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được.

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.

Nội dung giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong CT.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. CT chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết.

Phương pháp dạy học

Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. HS tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, … - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành.

Hình thức dạy học

Chủ yếu dạy học lí thuyết trên lớp học.

Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Đánh giá kết quả học tập của HS

Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

Bảng 1.9. Bảng mô tả một số đặc trưng cơ bản của giáo dục thay đổi khi chuyển

CT từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực

Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới GDPT nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá theo định hướng năng lực người học. Tuy nhiên, “xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh

Trang | 37

giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng”32. Tài liệu Tập huấn cũng đã tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Tiêu chí Đánh giá kiến thức, kỹ năng Đánh giá năng lực

Mục đích chủ yếu nhất

- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của CT giáo dục.

- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

- Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

- Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

Ngữ cảnh đánh giá

Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường.

Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học sinh.

Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học.

- Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.

- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

Công cụ đánh giá

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm.

Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực tế.

Thời điểm đánh giá

Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.

Kết quả đánh giá

- Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.

- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.

32Đỗ Anh Dũng (2019). Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. Truy xuất từ:

Trang | 38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.

- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

Bảng 1.10. Bảng so sánh giữa Đánh giá kiến thức, kỹ năng và Đánh giá năng lực

Theo tinh thần đổi mới định hướng giáo dục, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học và phương pháp kiểm tra - đánh giá cũng được đổi mới phù hợp với những định hướng chung của CT Giáo dục trung học, tựu trung ở hai vấn đề sau: (1) Dạy học, kiểm tra - đánh giá theo định hướng năng lực người học và (2) Quá trình học tập gắn với phát triển phẩm chất đạo đức, nâng cao tri thức về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, chính trị, khoa học xã hội, phục vụ cuộc sống hiện tại và phát triển đất nước.

Nằm trong sự vận động chung của quan điểm đổi mới giáo dục, sự đổi mới trong kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn cũng có một số điểm đáng lưu ý. Tác giả Bùi Mạnh Hùng trong Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực (năm 2014) và CT GDPT môn Ngữ văn năm 201833 đã trình bày quan điểm về căn cứ kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với HS mỗi lớp học, cấp học đã quy định trong chương trình. Về nội dung đánh giá, để đánh giá được năng lực ĐH và hoạt động đọc của HS, cần chú ý đến khả năng hiểu nội dung, chủ đề của VB, quan điểm và ý định của người viết; khả năng xác định được các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu VB, thể loại và ngôn ngữ sử dụng hay có thể gọi là đặc trưng của loại VB; khả năng trả lời đúng các câu hỏi được thiết kế theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của VB đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong VB; liên hệ, so sánh giữa các VB với nhau và giữa VB với đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 41)