Đặc điểm tâm lí đối tượng thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 84 - 87)

3.1.2.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 9

Giáo trình Tâm lí học Giáo dục47 xác định độ tuổi của HS lớp 9 tham gia kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 THPT (15 tuổi) thuộc giai đoạn chuyển tiếp từ Thiếu niên (11-15 tuổi) sang Đầu thanh niên (15-18 tuổi). Từ sau khi kết thúc tuổi nhi đồng, HS đã hoàn thiện ngôn ngữ về ngữ pháp và ngữ nghĩa, thành thạo kỹ năng đọc thành tiếng và viết tiếng Việt, phát triển hoàn thiện hơn nhận thức xã hội và các chuẩn mực đạo đức. Chuyển sang bậc THCS, HS ở độ tuổi này được đánh giá “vừa trẻ con, vừa người lớn”, giai đoạn này, HS có những đặc điểm sau về mặt tâm lí lứa tuổi như sau:

Về hoạt động học tập, ở cấp học này, khi được chuyển sang hình thức học nhiều môn do nhiều GV giảng dạy theo tiết khác với cấp Tiểu học, thái độ học tập của HS cũng thay đổi, hình thành tâm lí thích, không thích các môn học, có môn học cần và không cần. Động cơ học tập của các em cũng có cấu trúc phức tạp, đa dạng hơn nhưng chưa bền vững so với độ tuổi đầu thanh niên. Đặc biệt, khi đến năm cuối cấp, các em có tâm lí chỉ tập trung học những môn thi chuyển cấp và nặng nề áp lực thi cử.

Về hoạt động giao tiếp (hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên), thiếu niên ở độ tuổi này thường “cảm giác mình là người lớn” và thể hiện xu hướng vươn lên làm người lớn. Đồng thời, thiếu niên cũng có nhu cầu tự khẳng định mình và khát vọng được độc lập trong quan hệ với người lớn nên dễ hình thành những mâu thuẫn với người lớn. Trong giao tiếp với bạn bè, thiếu niên có nhu cầu kết bạn tâm tình, nguyện vọng hòa mình vào tập thể, khát khao tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng bạn bè.

Về hoạt động nhận thức, đặc điểm nổi bật trong hoạt động này của thiếu niên là tính mục đích, tính chủ định phát triển rất mạnh, điều này kích thích sự khám phá, tò mò, ham hiểu biết của các em. Các em phát triển nhanh về tri giác và trí nhớ có chủ định, tuy nhiên, độ tuổi này cũng còn nhiều hạn chế vì tính hấp tấp, vội vàng, tùy tiện, thiếu tính tổ chức và hệ thống. Về tư duy, các em phát triển tư duy trừu tượng mạnh mẽ, có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân biệt những dấu hiệu bản chất và không bản chất. HS bậc THCS cũng phát triển khả năng suy luận và tư duy phê phán và thính độc lập, sáng tạo trong tư duy.

Về đời sống xúc cảm - tình cảm, ở lứa tuổi này các em hình thành những loại tình cảm cao cấp đa dạng, phong phú và có chiều sâu như tình cảm đạo đức với gia đình,

Trang | 82

bạn bè, quê hương, đất nước; tình cảm trí tuệ; tình cảm thẩm mỹ. Tuy xúc cảm - tình cảm của đa số thiếu niên có cường độ khá mạnh nhưng tình cảm này chưa ổn định, còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và dễ thay đổi.

Về mặt nhân cách, tuổi thiếu niên sự hình thành tự ý thức để tự nhận thức, tự đánh giá bản thân, so sánh với người khác. Đây cũng là lứa tuổi hình thành quan điểm, lí tưởng, niềm tin riêng từ việc quan sát, nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, so sánh nó với những trải nghiệm thực tế của bản thân. Tuy nhiên, các giá trị, chuẩn mực của thiếu niên chưa có nền tảng vững chắc, dễ bị tác động hay ngộ nhận, phiến diện. Độ tuổi thiếu niên cũng hình thành ý chí và khát vọng tự tu dưỡng rèn luyện tính độc lập, kiên trì, lòng dũng cảm, nghị lực vượt khó nhưng dễ sa vào bướng bĩnh, liều lĩnh.

Một trong những điểm quan trọng khác là sự phát triển hứng thú của thiếu niên, phạm vi của sự hứng thú phát triển mạnh về cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng ra ngoài xã hội, vượt khỏi phạm vi học tập trong nhà trường và cuộc sống trong gia đình. Các em có nhiều mối quan tâm như tiếp cận các sản phẩm văn hóa như truyện, phim ảnh, ca nhạc, có thần tượng, tham gia các hoạt động tập thể, xã hội, v.v. Những hứng thú này có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của các em về nhiều mặt nhưng cũng dễ thay đổi, hay phiến diện, thiếu thực tế ảnh hưởng đến các em.

Lứa tuổi thiếu niên và thời điểm cuối bậc THCS có ý nghĩ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của các em HS. HS có những đặc điểm tâm lí riêng của lứa tuổi và điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động học tập và kiểm tra - đánh giá nói chung hay việc lựa chọn các nội dung trong đề thi và cụ thể là VB ngữ liệu dùng trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10. VB ngữ liệu được chọn lựa cần phù hợp với đặc điểm tư duy, nhận thức của các em, đồng thời đáp ứng những yêu cầu cá nhân về mặt xúc cảm - tình cảm, sự hứng thú. Nội dung, đề tài của VB cũng cần quan tâm đến những phạm vi thích hợp với lứa tuổi, gần gũi, nằm trong vùng phát triển gần của thiếu niên lớp 9.

3.1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí của HS trong hoạt động kiểm tra - đánh giá

Hoạt động kiểm tra đánh giá được thừa nhận là một trong bốn thành tố cơ bản của và là một khâu rất quan trọng, không thể tách rời của quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả của quá trình dạy và học ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, giữa những đánh giá

Trang | 83

diện rộng ở quy mô quốc gia, tỉnh/thành phố và đánh giá diện hẹp trong lớp học, khối học cũng có những sự khác biệt nhất định trong yếu tố tâm lí của người thực hiện. Thậm chí, sự khác biệt ấy đến từ cả môi trường học tập đối sánh với môi trường hoạt động kiểm tra - đánh giá nói chung. Trong bảng dưới đây, chúng tôi thực hiện so sánh về môi trường thực hiện hoạt động ĐH VB, đối tượng trực tiếp nghiên cứu của đề tài, với các yếu tố tác động ở hai môi trường là Trong lớp họcTrong giờ kiểm tra.

Yếu tố tác động

Môi trường ĐH

Trong giờ học Trong giờ kiểm tra

Tâm lí - Ít/ không có áp lực - Căng thẳng, nhiều áp lực

Kiến thức nền

- Được cung cấp kiến thức nền về để định hướng cho việc tiếp nhận VB.

- Được cung cấp sẵn các chú thích về từ khó trong SGK.

- Tự kích hoạt kiến thức và vận dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu VB. - Đề thi có thể không chú thích từ khó. Đối tượng phối hợp - Có sự hướng dẫn của GV. - Có thể làm việc theo nhóm nhỏ để tìm hiểu VB. - Không có sự hướng dẫn. - Làm việc độc lập để hoàn thành bài thi.

Bảng 3.1. Đối chiếu các yếu tố tác động đến việc thực hiện hoạt động ĐH VB

của HS ở hai môi trường lớp học và giờ kiểm tra

Thông qua bảng trên, chúng tôi cho rằng, trước khi tiến hành lựa chọn ngữ liệu, người ra đề cần chú ý đến một số vấn đề liên quan đến yếu tố tâm lí trong khi thực hiện hoạt động ĐH VB của đối tượng tiếp nhận. Lí do là môi trường trong hoạt động kiểm tra - đánh giá nói chung, hay trong các kỳ thi nói riêng, mà trong đề tài nghiên cứu là kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 của toàn Thành phố nhằm có kết quả tuyển sinh vào các trường THPT Công lập trên địa bàn Tp.HCM, là môi trường không lí tưởng, với những căng thẳng, áp lực về mặt tâm lí nhất định. Đồng thời, HS cũng thiếu hụt vai trò hỗ trợ của GV trong khâu hướng dẫn cũng như không được tiếp xúc với các nguồn tư liệu kiến thức khác trong quá trình thực hiện yêu cầu đề. Do đó, HS cần được giảm độ khó của VB dùng trong kỳ thi so với VB được dùng trong môi trường lí tưởng là lớp học. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh này cũng có thể được lí giải trong sự liên quan ít nhiều là hệ quả của lí thuyết về vùng phát triển gần được trình bày ở phần 3.1.1.3 dưới đây.

Trang | 84

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)