Định hướng để đánh giá theo năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 82 - 84)

Trước hết, CT GDPT ở Việt Nam đã được cụ thể hóa trong Luật giáo dục năm 2005 như sau: “CT GDPT thể hiện mục tiêu GDPT; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GDPT , phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT”44. Như vậy, theo quan niệm hiện đại, CT GDPT ở bao gồm Việt Nam hiện nay có bốn thành tố giáo dục: Mục tiêu dạy học, Nội dung dạy học, Các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học và Đánh giá kết quả dạy học. Dựa trên sự liên quan mật thiết với nhau của các thành tố này, chúng tôi nhận thấy ba mối vấn đề sau đây có tác động đến lựa chọn, xây dựng nội dung kiểm tra - đánh giá:

Thứ nhất, mục tiêu dạy học quy định nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học, việc kiểm tra - đánh giá.

Thứ hai, nội dung kiểm tra - đánh giá phải có sự tương quan mật thiết với nội dung dạy học. Trong đó, những vấn đề được đưa ra trong đề kiểm tra - đánh giá là những nội dung đã được triển khai trong quá trình dạy học.

Thứ ba, kiểm tra - đánh giá là thước đo mức độ của việc thực hiện mục tiêu dạy học, sự hợp lí của các nội dung dạy học, sự hiệu quả của các phương pháp và hoạt động dạy học đã tổ chức.

Cho đến khi CT GDPT tổng thể năm 2018 ra đời, CT đã pháp lí hóa về quan niệm năng lực “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”45.

Do đó, có thể hiểu, theo CT thì năng lực phải được bộc lộ, thể hiện qua hoạt động và đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn trong một môi trường với những điều kiện cụ thể. Như vậy, để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ

44Trần Thị Hương (chủ biên) (2014). Giáo trình Giáo dục học đại cương. Tr. 85 45Bộ GD&ĐT (2018). CT Giáo dục PT: CT Tổng thể. Tr.37

Trang | 80

nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn.

Xét trong trường hợp môn Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam hiện nay, do chi phối bởi mục tiêu môn học và điều kiện thực hiện, đánh giá kết quả học tập của HS trong môn Ngữ văn hiện nay tập trung chủ yếu vào hai năng lực đọc và viết hay ĐH VB và tạo lập VB. Hiểu một cách đơn giản nhất, ĐH VB là một năng lực tiếp nhận VB, thông qua hoạt động của con người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại VB khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong VB để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, tại các trường Trung học và các kỳ thi cấp khu vực, việc đánh giá năng lực ĐH của HS thường diễn ra dưới hai hình thức là yêu cầu nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở và viết về một vấn đề thuộc phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của VB đã học. Những nhiệm vụ này chưa thực sự đánh giá được năng lực ĐH các loại VB khác nhau của HS. Vì vậy, vấn đề đặt ra là “cần đổi mới đánh giá năng lực ĐH của học sinh bằng việc sử dụng những VB mới (bao gồm cả VBVH và VB nhật dụng, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với VB đã học trong CT, SGK), yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc ĐH và cảm thụ VB mới này”46.

Mục tiêu đánh giá năng lực đòi hỏi nội dung kiểm tra phải tạo ra một hoạt động mô phỏng, tình huống mới tương tự như tình huống mà người được đánh giá đã được rèn luyện hay có kinh nghiệm xử lí để xem xét mức độ thành công khi giải quyết tình huống mới nảy sinh. Cụ thể hơn, GV phải lựa chọn được ngữ liệu tương đương với các VB trong SGK mà HS từng tiếp xúc để các em có thể huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã được trau dồi, rèn luyện để giải quyết thành công nhiệm vụ ĐH được đặt ra, từ đó đánh giá được năng lực của HS thông qua việc giải quyết tình huống này. Tuy vậy, trên thực tế, sẽ có những yếu tố thực tiễn tác động và có thể điều chỉnh một số “sự tương đương” với SGK nhằm hài hòa nhất các yếu tố tác động đến việc thực hiện hoạt động ĐH VB trong kỳ thi.

46 Bộ GD&ĐT (2014). Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh môn Ngữ văn. Tr. 87-88

Trang | 81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 82 - 84)