1.2.3.1. Khái niệm giáo viên giáo dục đặc biệt a. Giáo viên giáo dục đặc biệt
GV là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo từ điển Giáo dục học, GV được xem là nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. GV làm việc trong mỗi lĩnh vực khác nhau (mầm non, tiểu học, đại học…) có những nét riêng phù hợp với vị trí công việc của mình (trích trong Bùi Hiền, 2001).
GV GDĐB là người làm việc với học sinh bị khuyết tật về cơ thể như khiếm thính, khiếm thị hoặc khuyết tật về trí tuệ như chậm phát triển, chậm nói, tự kỷ, tăng động kém chú ý… Phần lớn GV GDĐB làm việc với trẻ em khuyết tật từ nhẹ đến trung bình, sửa đổi chương trình giáo dục chung để đáp ứng nhu cầu cá nhân của trẻ và cung cấp hướng dẫn giúp trẻ tối đa hóa khả năng hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, hầu hết GV GDĐB làm việc trong các trung tâm dành cho người khuyết tật và các trường chuyên biệt. Ngoài công việc chính là dạy học, GV đặc biệt còn liên quan đến giao tiếp và phối hợp với những người có liên quan đến sự tiến bộ của đứa trẻ, bao gồm cha mẹ, người chăm sóc trẻ, chuyên viên TVTL, chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ tâm thần nhi... (Vũ Thị Ngọc Bích, 2017).
Trong đề tài này, khái niệm giáo viên giáo dục đặc biệt được hiểu như sau:
“Giáo viên giáo dục đặc biệt là người can thiệp giáo dục và hỗ trợ những học sinh bị khuyết tật về cơ thể như khiếm thính, khiếm thị hoặc khuyết tật về trí tuệ như chậm phát triển, chậm nói, tự kỷ, tăng động kém chú ý…”.
b. Đặc điểm nghề của giáo viên giáo dục đặc biệt
Mục đích lao động của GV GDĐB: Mục đích cuối cùng của GDĐB là giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt chuẩn bị tốt nhất bước vào cộng đồng, điều này xây dựng lên những mục tiêu cụ thể, chi tiết cho mỗi GV khi can thiệp, hỗ trợ trẻ. Điều này đòi hỏi GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và KN thực hành thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt độ tuổi mầm non và tiểu học theo yêu cầu của ngành GDĐB (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hoà nhập);
Đối tượng lao động: Trẻ có nhu cầu đặc biệt, cụ thể là những trẻ vượt ra khỏi mức độ bình thường về xã hội, cảm xúc và thân thể hay còn được gọi là trẻ có khuyết tật cảm giác như khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn học tập...
Nhiệm vụ của một GV GDĐB (Al-Zoubi và cộng sự) bao gồm (trích trong Al- Zoubi S.M, Rahman M.S.B.A, 2012).
- Đánh giá, phân loại học sinh.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh.
- Dạy các học sinh có nhu cầu GDĐB, cung cấp cho trẻ các KN cần thiết. - Thường xuyên liên lạc, trao đổi, chia sẻ với phụ huynh học sinh có nhu cầu GDĐB. Tổ chức các buổi thảo luận với phụ huynh về việc giáo dục cho các học sinh này và ghi lại ý kiến của phụ huynh về sự tiến bộ của con em họ.
Công cụ lao động: Người GV phải lấy toàn bộ phẩm chất và năng lực vốn có của mình làm công cụ lao động chủ yếu: để giáo dục, hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng. Muốn vậy, GV cần có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị vững vàng, kiến thức chuyên môn về can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trước tuổi học và hiểu biết sâu một trong các lĩnh vực đặc thù của ngành học (giáo dục trẻ khiếm thính, giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ...), hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ có nhu cầu đặc biệt; nắm vững những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt theo mục tiêu của GDĐB; có những kiến thức. Ngoài ra, cần có KN thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong môi trường chuyên biệt và hoà nhập; có KN quan sát, phát hiện và chẩn đoán kịp thời những bất thường về tâm sinh lý, bệnh lý, thể lực của trẻ; có KN sử dụng các phương thức giao tiếp đặc thù trong GDĐB (trích theo Vũ Thị Ngọc Bích, 2017).
Như vậy, GV GDĐB là người đóng vai trò nòng cốt chính trong các hoạt động: đánh giá, giảng dạy, và tư vấn. Bằng cách đưa thông tin và cung cấp kinh nghiệm về việc giáo dục trẻ, họ hỗ trợ cha mẹ biết cách giúp đỡ con hòa nhập. Sự trao đổi thường xuyên giữa GV và cha mẹ, người chăm sóc trẻ giúp ích nhiều trong việc nâng cao khả năng tiến bộ của trẻ. Đồng thời, GV cũng trợ giúp giải tỏa những khó khăn về tâm lý cho cha mẹ.
Với cách hiểu như vậy “Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt là khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của giáo dục đặc biệt vào hoạt động tư vấn tâm lý cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ khuyết tật
nhằm giúp họ nhận ra và đưa ra giải quyết vấn đề cho con họ thông qua kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng cung cấp thông tin.
Khái niệm vừa nêu có những ý như sau:
- KN TVTL của GV GDĐB được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm, tri thức chuyên môn của GV GDĐB. Đó là kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm nghề nghiệp; là những hiểu biết căn bản về đặc điểm hoàn cảnh và tâm lý của cha mẹ có con khuyết tật.
- Những KN cần thực hiện trong quá trình tư vấn là KN lắng nghe, KN đặt câu hỏi, KN phản hồi và KN cung cấp thông tin.
- TVTL cho cha mẹ trẻ khuyết tật nhằm hướng đến mục đích giúp cha mẹ hiểu rõ và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vấn đề của trẻ, từ đó có những phương pháp hỗ trợ làm việc cùng với GV khi ở nhà để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình can thiệp.
1.2.3.2. Các kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến bốn KN cơ bản của GV GDĐB cần để thực hiện những nhiệm vụ của mình, đó là: KN lắng nghe; KN cung cấp thông tin; KN đặt câu hỏi; KN phản hồi
a. Kỹ năng lắng nghe
*Khái niệm kỹ năng lắng nghe
Nghe là cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan thính giác. Khác với nghe, lắng nghe trong từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “là sự tập trung sức nghe để thu nhận âm thanh”(trích trong Hoàng Phê, 2004).
Nếu nghe được xem như một hoạt động thụ động, chủ thể bị đánh thức bởi tác động nào đó và nghe thấy âm thanh một cách vô tình hay hữu ý thì lắng nghe là sự chủ động của chủ thể, là một hoạt động có sự tham gia của ý thức.
Lắng nghe trong TVTL có sự khác biệt, nó không dừng lại ở việc nắm bắt nội dung vấn đề, thu thập thông tin. Người tư vấn lắng nghe bằng toàn bộ sự tập trung với thái độ tôn trọng, cảm thông; quan sát tinh tế những hành vi, cử chỉ, cảm xúc... giải nghĩa chúng để hiểu và có thông tin chính xác những vấn đề đối tượng chia sẻ cũng như gặp khó khăn trong chia sẻ; tôn trọng, chấp nhận, đặt mình vào quan điểm
của đối tượng tạo sự liên kết, tin tưởng ở người được tư vấn (trích trong Nguyễn Thị Hằng Phương, 2013).
Như vậy, lắng nghe trong TVTL có sự khác biệt khá nhiều cả về mục đích lẫn tính chất so với lắng nghe thông thường. Sở hữu KN lắng nghe tương đương với việc khám phá những thông điệp đối tượng đem đến.
Vậy KN lắng nghe trong TVTL được hiểu là khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân vào quá trình lắng nghe, thể hiện qua hành vi quan sát tinh tế, sự tập trung chú ý và thái độ tôn trọng, chấp nhận nhằm thấu hiểu vấn đề đối tượng chia sẻ.
*Mục đích của KN lắng nghe
- Thu thập được nhiều thông tin. Bằng cách tập trung chú ý, thể hiện sự quan tâm và khích lệ đối tượng chia sẻ vấn đề, người tư vấn có được nhiều thông tin, từ đó có cơ sở quyết định.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng. Khi người được tư vấn tìm đến một người có cảm tình lắng nghe thì sẽ nảy sinh mối quan hệ tốt đẹp, dẫn đến sự hợp tác trong quá trình làm việc.
- Hiểu vấn đề của đối tượng. Lắng nghe giúp người tư vấn nắm bắt được quan điểm, cảm xúc, nhu cầu từ đó đề ra phương án thích hợp để làm việc.
- Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, khích lệ giúp đối tượng tự tin khi chia sẻ.
Để đạt được KN lắng nghe hiệu quả, người TVTL cần:
- Nói tối thiểu, không ngắt, tập trung và ghi nhớ những nội dung đối tượng trao đổi.
- Đưa ra những tín hiệu phản hồi cho đối tượng nhận thấy đang được lắng nghe, ví dụ: gật đầu, ừ , ừm…
- Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng. Đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng để cảm nhận những diễn biến tâm lý nảy sinh và thể hiện thái độ tôn trọng những gì họ đang nói.
*Biểu hiện của KN lắng nghe
Quan sát tinh tế
biết cảm xúc của đối tượng nhưng không nhìn chằm chằm khi quan sát.
- Đưa ra những phản hồi phù hợp thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng lắng nghe. - Ghi chép nội dung quan sát.
Tập trung lắng nghe
- Nói tối thiểu, không ngắt lời, tự suy đoán mà lắng nghe họ nói hết ý.
- Chú tâm vào câu chuyện của đối tượng, không xao nhãng, mất tập trung vào việc khác.
- Tóm lược và đưa ra phản hồi ngắn gọn.
Thái độ tôn trọng
- Tránh những hành động phán xét, chỉ trích/phê bình, phân biệt.
- Chấp nhận đối tượng, không phê phán, phản bác khi họ có quan điểm, hành vi, suy nghĩ khác thường.
- Tôn trọng quan điểm, hành vi, cảm xúc của đối tượng. - Thể hiện thấu hiểu và khích lệ, khen ngợi.
- Tạo không khí thoải mái, thân thiện.
b. Kỹ năng cung cấp thông tin
*Khái niệm kỹ năng cung cấp thông tin
Cung cấp thông tin là một trong những hoạt động chính của TVTL như Robert E. Doyle (1992) thừa nhận KN tư vấn là việc trao đổi, cung cấp thông tin. Tác giả Neukrug (1999) cho rằng khi cung cấp thông tin khách quan có giá trị mà đối tượng không biết về nó, thông tin này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết và sự lớn lên của đối tượng do vậy người tư vấn cần có khả năng trong việc truyền đạt và có thái độ đúng đắn khi nói về bất kỳ thông tin nào mà họ có. Vì đây là hoạt động chính nên người GV cần có tất cả các thông tin chất lượng, khách quan về mọi vấn đề ở trẻ mà cha mẹ quan tâm: thông tin về biểu hiện vấn đề nơi trẻ, về phương pháp can thiệp, về các hành vi không phù hợp ở trẻ, về các chính sách dành cho gia đình có con khuyết tật... (trích trong Bùi Thị Xuân Mai, 2007, Nguyễn Hiệp Thương, 2016).
Để cung cấp được thông tin tốt cho cha mẹ trẻ khuyết tật, người GV cần tích cực trong việc tìm kiếm, tích lũy tất cả các nguồn tin; trong quá trình cung cấp
thông tin, GV cần định hướng những thông tin thích hợp để có thể chia sẻ với cha mẹ trẻ đồng thời việc cung cấp những thông tin cũng đồng thời thể hiện trực tiếp những ý tưởng, giá trị và niềm tin của GV nên cần có một thái độ khách quan, trung thực và lựa chọn thông tin phù hợp với đặc điểm của vấn đề cha mẹ trẻ gặp phải. Rõ ràng GV cần phải có các KN cơ bản trong việc cung cấp thông tin một cách tường minh cho cha mẹ trẻ, nhưng điều rất cần thiết là thái độ tôn trọng những giá trị riêng của trẻ cũng như cha mẹ trẻ.
Như vậy, kỹ năng cung cấp thông tin là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên giáo dục đặc biệt vào việc cung cấp, chia sẻ cho cha mẹ trẻ khuyết tậtnhững thông tin có chất lượng, chính xác với thái độ tôn trọng, nhằm mục đích họ nâng cao nhận thức và tự đưa ra cách giải quyết vấn đề cho con họ.
*Mục đích của KN cung cấp thông tin
- Cung cấp những thông tin mà cha mẹ trẻ chưa biết: phương pháp can thiệp, nguyên tắc làm việc với trẻ, những khó khăn của trẻ, những chính sách hỗ trợ của chính phủ... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết và đem lại hiệu quả cho quá trình can thiệp cho trẻ.
- Giúp cha mẹ nhìn nhận vấn đề và có câu trả lời từ những thông tin hữu ích mà GV mang lại.
- Giúp cha mẹ lựa chọn cách giải quyết cho vấn đề họ đang đối diện.
*Biểu hiện của KN cung cấp thông tin - Nguồn thông tin chất lượng, khách quan - Truyền đạt thông tin đúng, đủ, cụ thể.
- Thái độ cung cấp thông tin thoải mái, không can thiệp vào quá trình quyết định của cha mẹ trẻ.
c. Kỹ năng phản hồi
*Khái niệm kỹ năng phản hồi
Trong quá trình tư vấn, có những lúc cảm xúc của thân chủ mạnh mẽ và hỗn loạn, có thể làm cho thân chủ không ý thức hết về những gì mình đang nói hoặc thông điệp của thân chủ truyền đi bị nhiễu bởi kinh nghiệm chủ quan của người tư vấn. Khi đó, người tư vấn diễn đạt lại những gì thân chủ đã nói bằng từ ngữ của
mình, giúp người tư vấn hiểu đúng ý thân chủ muốn nói đồng thời giúp họ ý thức được điều họ nói và có trách nhiệm với lời nói đó, nó được gọi là kỹ năng phản hồi.
Phản hồi là một phần mở rộng của lắng nghe. Khi sử dụng KN phản hồi, người tư vấn thể hiện họ đã “nghe” không chỉ những gì đối tượng đang nói, mà còn trải qua những cảm xúc của đối tượng khi nghe chia sẻ câu chuyện của họ với bạn. Người tư vấn được xem như cầm một tấm gương cho thân chủ; lặp lại những lời của thân chủ đã nói, phản ánh lại toàn bộ câu hoặc một vài từ từ những gì thân chủ đã nói. Điều đó thể hiện thông điệp thân chủ được lắng nghe và đảm bảo rằng người tư vấn hiểu đúng vấn đề thân chủ trao đổi, nếu không họ có thể điều chỉnh lại cho đúng với ý kiến của mình.
Phản hồi tạo cơ hội cho đối tượng nghe lại và ý thức về những điều mình đã nói. Cousins (1979) từng nói: “Chúng ta biết rất ít về nỗi sợ hãi, sự tức giận, những hụt hẫng và những cảm xúc tiêu cực khác”. Khi cảm xúc lên đỉnh điểm, tâm trí họ choáng ngợp bởi các cảm xúc vui – buồn, thương yêu – oán giận, xấu hổ… khiến họ khó khăn để xác định, biểu hiện và mô tả một cách chính xác. Phản hồi của người tư vấn về xúc cảm của đối tượng giúp họ nhận biết được suy nghĩ của mình, có tác dụng tích cực để họ trưởng thành và thúc đẩy mối quan hệ tin tưởng, thấu hiểu giữa đối tượng với người TVTL (trích trong Nguyễn Thơ Sinh, 2005).
Như vậy, kỹ năng phản hồi là sự phản ánh khách quan về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng nhằm làm sáng tỏ điều đối tượng cảm thấy, thể hiện sự quan tâm của người tư vấn đến đối tượng.
*Biểu hiện của kỹ năng phản hồi
Có thể thấy bản chất của phản hồi là sự tiếp nhận và truyền tin về hành vi, trong TVTL, loại phản hồi này mang ý nghĩa tương tác đặc biệt. Trong TVTL, có 2 loại phản hồi chính: phản hồi nội dung và phản hồi cảm xúc.
-Phản hồi nội dung
Được dùng khi đối tượng ở trong tình trạng bối rối, lo lắng, giận dữ… và