Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp hình học với khoa học tự nhiên ở tiểu học (Trang 101 - 103)

Chuẩn bị:

- Những mảnh bìa nhiều màu, được cắt thành các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn, đoạn thẳng... với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

-Giấy A3, keo dán, bút màu, bút lông.  Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động khởi động: Hát "Con mèo kêu meo meo"/ Nhà em có nuôi một con chó.../ cá vàng bơi trong bể nước.../ Chim ...

Hoạt động 1:

Trò chơi "Ai tinh mắt thế" (Active Inspire): kéo từng tấm hình lên khỏi miệng túi một cách từ từ, chỉ để xuất hiện một phần của hình -> học sinh gọi tên hình, giải thích lí do -> giáo viên cho xem đáp án-> ôn lại đặc điểm: giáo viên hệ thống.

Hoạt động 2:

- Phát cho mỗi nhóm (2 hoặc 4 học sinh) 1 túi chứa nhiều hình được cắt sẵn và một tấm bìa A3.

- Yêu cầu các nhóm lựa chọn, sắp xếp các hình có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau để tạo thành hình dạng 1 con vật mà nhóm thích. (Có thể thêm yếu tố phụ bằng bút lông, bút màu).

- Đại diện nhóm lên thuyết trình, giới thiệu về sản phẩm của nhóm: + Con vật gì? Sống ở đâu? Gồm những bộ phận nào? Có ích lợi gì?

+ Đã sử dụng những hình nào, gồm bao nhiêu hình để tạo nên con vật đó?

Hoạt động 3:

- Thiết kế thêm về một vài con vật khác/ con vật cùng loại có kích thước nhỏ/ lớn hơn.

- Đặt tên cho các con vật.

- Viết 1 đoạn văn/ 1 câu chuyện kể về các con vật vừa tạo nên dựa trên các thông tin khoa học về chúng.

Ví dụ:

Tôi chưa thấy tê giác thật ngoài thực tế bao giờ nhưng qua màn ảnh nhỏ, tôi thấy tê giác cũng đáng yêu lắm. Nó to hơn các con thú ăn cỏ trong rừng và nhỏ hơn con voi. Đầu của tê giác to bằng miệng cối đá. Trên đầu có hai chiếc sừng nhọn hoắt. Hai tai cứ vểnh ra trông thật vui mắt. Đôi mắt to tròn, long lanh. Tê giác có hai đôi chân ngắn ngủn, chắc khỏe. Hai đôi chân ấy giúp chúng chạy rất nhanh nhưng không thể thoát khỏi trước những tay thợ săn bắn động vật hoang dã. Tê giác ăn cỏ. Con trưởng thành có thể ăn tới 80 kg cỏ mỗi ngày. Chúng rất thích tắm bùn. Vì bùn sẽ giúp chúng không bị côn trùng đốt và còn tránh bị cháy da. Tê giác đáng yêu thật! Giá mà ai cũng có suy nghĩ tốt thì chúng có thể sinh sôi nảy nở và vui sống như những con thú khác trong khu rừng.

Hoạt động 4:

- HS trình bày, đánh giá sản phẩm. 3.2.6. Lập kế hoạch dạy học chủ đề

- Thời gian vận dụng: tuần 28 – lớp 3 (2 tiết)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp hình học với khoa học tự nhiên ở tiểu học (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)