Thuật ngữ hành vi (tiếng Anh: Behavior) xuất hiện từ thời trung cổ dùng miêu tả tính cách của con người. Năm 1843, khi đưa ra khái niệm “tập tính học”, John Stuart Mill đã nói đến “hành vi”. Các nhà sinh vật học (đại diện là E. L. Thorndike) xem xét hành vi với tư cách là cách sống, thế ứng xử trong một môi trường nhất định dựa trên sự thích nghi của cơ thể với môi trường. Sự ra đời của thuyết hành vi vào thập ký thứ hai của thế kỷ XX được coi là một bức ngoặt trong lịch sử tâm lý học, hành vi trở thành đối tượng của khoa học tâm lý. Với tác phẩm mang tính cương lĩnh được công bố năm 1913, “Psychology as the Behaviourist Views It”, B. Watson đã được coi là người sáng lập. Tuy nhiên theo thuyết hành vi, bao gồm thuyết hành vi cổ điển của J. B. Watson (1878 – 1958), thuyết hành vi mới của E. C. Tolman (1886 – 1959) và C. L. Hull (1884 – 1952), thuyết hành vi xã hội và tâm lý học hành vi tạo tác của B. F. Skinner, Skinner đã đưa ra ba dạng của hành vi: hành vi phản xạcó điều kiện, hành vi phản xạ không điều kiện và hành vi tạo tác. Các dạng hành vi có điều kiện và không điều kiện do kích thích (S) gây ra gọi là phản ứng kiểu S. Chúng chỉ là một phần xác định trong cấu thành của hành vi và chỉ dựa vào phản ứng S thôi thì không có sự thích nghi với cuộc sống thực tế. Thực chất, quá trình thích nghi được cấu trúc trên cơ sở các thử nghiệm tích cực - do các tác động của con vật lên môi trường xung quanh một cách ngẫu nhiên có thể dẫn đến kết quả dương tính. Những phản ứng sinh ra không phải do kích thích mà do cơ thể tự tạo ra gọi là tạo tác. Đây là phản ứng dạng R.
Về cơ chế sinh học, cảhành vi có điều kiện cổđiển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ sở là phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đối với kích thích môi trường. Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S -> R. Điều khác cơ bản là trong sơ đồ cổ điển S -> R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác, vai trò tín hiệu này được chuyển vào trong hành vi củng cố. Nói cách khác, trong sơ đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố (do con vật tự tạo ra) có vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S -> R. Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này
trong công thức S -> r -> s -> R. Mặc dù bản chất trực tiếp kích thích - phản ứng là hiển nhiên trong cả hai sơ đồnhưng trong sơ đồ hành vi tạo tác tính chất chủđộng và tựdo tác động của cá thể đối với môi trường là lớn hơn rất nhiều so với sơ đồ cổ điển hành vi của con người cũng như hành vi của động vật bịđơn giản hóa thành những cử động cơ thể. Con người, với tính cách là “một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” nhờ các cử động đó (tức là hành vi) sẽ thích nghi với môi trường nhằm đảm bải sự sống còn. Quan điểm này được biểu đạt bằng công thức S → R (Watson) hoặc S → R (Kant). Điểm chung của các công thức này là hành vi được hiểu là mối liên hệ trực tiếp “cơ thể - môi trường”. Thuyết hành vi đã loại trừ hành vi cấp cao như ý thức và sự phát triển ý thức ra khỏi phạm vi nghiên cứu của mình. Các nhà hành vi đã “loại trừ toàn bộ các đặc điểm và tính qui luậy chuyên biệt trong sự phát triển xã hội – lịch sử của sự phát triển tâm lý người, cả trong bình diện phát triển chủng loại lẫn trong bình diện phát triển cá thể” [21].
Sau này nhờ những thành tựu nghiên cứu về hành vi của con người, khái niệm hành vi trong tâm lý học không còn được hiểu một các máy móc và cứng nhắc như trong thuyết hành vi. Khi bàn về mô hình S – R, Piaget lưu ý đến tính tích cực của hành vi người: “Hành vi – đó là sự tìm kiếm những hoàn cảnh hay đối tượng còn thiếu hoặc còn chưa tồn tại… Hành vi được hiểu là tính tích cực có định hướng” [24].
Tâm lý học hoạt động quan niệm hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấy trúc tâm lý bên trong. Bài báo có tính chất cương lĩnh của Vưgôtxki “Ý thức là vấn đề của tâm lý học hành vi” là một bước quan trọng bậc nhất trong con đường nghiên cứu hành vi và hoạt động. Đối lập với tâm lý học hành vi, trong đó ý thức bị loại trừ ra ngoài phạm vi nghiên cứu. Vưgôtxki khẳng định “ Không nghiên cứu phản xạ, mà nghiên cứu hành vi, cơ chế, thành phần, cấu trúc của hành vi” và phải nghiên cứu cả ý thức trong nghiên cứu hành vi. Theo ông, tâm lý học với tư cách là một khoa học cụ thể phải hướng các cố gắng của mình vào nghiên cứu ý thức và hành vi của con người. Con người ở đây được hiểu là một tồn tại lịch sử, xã hội và lao động có ý thức, chứ không phải là “ một cái túi chứa đầy những phản xạ”. Tâm lý, ý thức của con người được nghiên cứu, tìm hiểu trong sự phân tích những hình thái hành vi có chất lượng khác với những hình thái hành vi của động vật. Hành vi
được hiểu là chính cuộc sống với hình thái tồn tại chủ yếu là lao động và được coi là một phần trong đối tượng của tâm lý học, có cấu trúc gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm lao động. Trong nội dung của hành vi có tri thức, thành tố bắt buộc của hành vi. Hành vi được hiểu ngầm là hoạt động Còn ý thức được coi là thực tại khách quan có chức năng điều khiển đối với hành vi và cùng với hành vi, ý thức là một thành tố của hoạt động. Vưgôtxki nhấn mạnh “Ý thức hóa ra là một cấu trúc rất phức tạp của hành vi, nếu nói riêng, thì là cấu trúc rất phức tạp của quá trình phân đôi của hành vi” [21].
Theo A. N Lêônchiep, hành vi con người không phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật mà hành vi phải được hiểu là hoạt động. P hạm Minh Hạc cho rằng hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích,.. của con người [17, tr.26]. Trong từ điển tâm lý học do A. V. Pêtrôpxki và M. G. Iarôsepxki chủ biên [35, tr.276], hành vi được xác định là mối tương tác giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh. Mối tương tác này được thực hiện thông qua những hoạt tính bên ngoài (chuyển động) và hoạt tính bên trong (hoạt tính tâm lý). Như vậy, hành vi được hiểu không chỉ những phản ứng cử động của cơ thể người có thể quan sát được mà cả những hoạt tính tâm lý bên trong liên quan đến các quá trình nhận thức, ý thức, mục đích, động cơ của chủ thể. Hay nói cách khác, hành vi của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các mối quan hệ qua lại của cá nhân đó với nhóm mà cá nhân là thành viên, phụ thuộc vào chuẩn mực nhóm, vào định hướng giá trị, vai trò và đặc điểm tâm lý của cá nhân đó trong nhóm và được thực hiện thông qua ngôn ngữ và các hệ thống lý hiệu có ý nghĩa khác.
Theo từ điển tâm lý do R. J. Corsini chủ biên [32, tr.99]. Hành vi được quan niệm là những hành động, phản ứng, những tương tác đáp lại các kích thích bên trong và bên ngoài bao gồm những cử chỉ quan sát được một cách khách quan, những cử chỉ thuộc về nội tâm và quá trình vô thức, Tồn tại hai dạng hành vi, hành vi ngầm ẩn (nội tâm – hiện tượng học_ và hành vi bộc lộ (bên ngoài có thể quan sát được). Như vậy, trong tâm lý học hoạt động nguyên tắc trực tiếp của hành vi được thay bằng nguyên tắc gián tiếp. Nhờ nguyên tắc này, con người có thể điều khiển được hoạt động của mình, thoát khỏi tác động trực tiếp của các dòng kích thích, hành vi người không đơn
thuần là một hệ thống các cử động cơ thể hay một chuỗi phản ứng mà là một quá trình tích cực có nguồn gốc xã hội. Bàn vể tính tích cực của chủ thể, Đ. N. Udơnatde đã giải thích quá trình hành vi như sau. Nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình, chủ thể hướng ra thực tại xung quanh. Thực tại, một mặt tác động lên chủ thể, mặt khác chuẩn bị cho chủ thể sẵn sang hành động với đối tượng cần thiết để thỏa mãn nhu cầu. Trên cơ sởđó chủ thể thực hiện đầy đủ những tác động có tính mục đích của hành vi. Hành vi con người vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan và bao giờ cũng hướng đến mục đích và tạo khả năng thích nghi với môi trường [37].
Những xu hướng mới nói trên đã chú ý đến các biến số can thiệp giữa kích thích (input) và phản ứng (output). Sơ đồ S – R trở thành S- O- R (trong đó O là Organism). Thậm chí, sau đó sơ đồ này còn được mở rộng thêm, ví dụ, hàm chứa cả những điều kiện tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ (C : Contigency).
Theo Tâm lí học xã hội thì hành vi được quan niệm như “hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng”. Khi nói đến hành vi người, chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể” [12, tr.325].
Trong Từ điển Tâm lí học, Vũ Dũng định nghĩa: Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy. Thuật ngữ hành vi dùng để chỉ hành động của các cá thể riêng biệt hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sự vật hay một nhóm xã hội [6, tr.259].
Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vi là một chuỗi hành động [12, tr.29].
Theo từ điển tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên thì ông định nghĩa hành vi như sau“ Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”. Ởđây đề cập đến hoàn cảnh của sự xuất hiện hành vi (tức là những tác động bên ngoài chủ thể). Và hành vi ở đây là những hành xử mà người khác có thể quan sát được [24, tr.424].
Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện, từ tiếng anh “Behavior” thường dùng trong sách vở tâm lý có thể dịch qua tiếng Pháp với hai từ khác nhau là
“Comportement” và “conduit” ; qua Tiếng Việt cũng thành hai từ là ứng xử và hành vi. Từ ứng xử tương đương với từ Comportement.
Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như những phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.
Từ những định nghĩa hành vi theo nhiều trường phải khác nhau thì hành vi được hiểu như sau:
Hành vi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể. Hành vi con người có tính mục đích và có nghĩa, cùng một lúc chịu tác động của chủ thể lẫn thực tại bao gồm cả các chuẩn mực xã hội được xây dựng từ hệ thống giá trị xã hội do một nên văn hóa lựa chọn để định hướng. Hành vi có cơ sở là tâm thế, nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu.
Phân loại hành vi
Hành vi là sự hiện thực hóa của những suy nghĩ, tư tưởng, thái độ bên trong của con người. Có nhiều cách phân loại hành vi khác nhau. Khi dựa vào mức độ biểu lộ của hành vi, toàn bộ hành vi con người được cắt ra theo một trục dọc cho ra hai phạm trù lớn, khái quát: hành vi bộc lộ (hành vi bên ngoài) và hành vi ngầm ẩn (hành vi nội tâm). Theo ý nghĩa tượng trưng, hành vi con người được chia thành từng mảng: một số mảng thuộc hành vi biểu tượng, những mảng còn lại thuộc hành vi phi biểu tượng [2].
* Xét theo mức độ biểu lộ:
Hành vi bộc lộ: Là tất cả những hành vi của con người mà người khác có thể trực tiếp quan sát. Những hành vi này để xác minh, tức là khi có một nhà nghiên cứu quan sát, ghi lại, đánh giá thì một nhà nghiên cứu khác có thể kiểm tra được. Những hành vi như đi, đứng, nói, cười, mua, bán,… đều thuộc hành vi bộc lộ.
Hành vi bộc lộlà cơ sở vật chất của các mối quan hệ người – người, nhờ có hành vi bộc lộ mà của cải được làm ra, các công việc trên thế giới được thực hiện. Trước đây, hành vi ngầm ẩn được xem là không quan trọng với những người khác ngoài chủ thể của nó, nhưng gần đây các nhà khoa học đã nhận thức lại ý nghĩa của loại hành vi này. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng tuy nó không có tác động trực tiếp nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa lâu dài [11, tr.250].
* Xét theo ý nghĩa tượng trưng
Hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng
Nhìn chung hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng đều rất quan trọng đối với cuộc sống xã hội. Có thể nói hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội, là mọi việc do con người làm và mọi công cụ mà họ sử dụng trên thực tế có sơ sở đối chiết với biểu tượng của nó hoặc có ý nghĩa bằng lời.
Nếu hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội thì hành vi phi biểu tượng là nội dung của cuộc sống xã hội. Nếu sự điều khiển bằng biểu tượng không thực hiện đến cùng để có những hành vi phi biểu tường thì có lẽ không có cuộc sống của con người, vì thế không có xã hội.
Trong Tâm lí học có nhiều cách phân loại hành vi khác nhau:
* Xét theo khía cạnh giá trị
- Hành vi tiêu cực
Hành vi tiêu cực của chủ thể xuất hiện trong các hành động đối lập với những nhu cầu của cá nhân hoặc các nhóm xã hội khác. Hành vi tiêu cực có thể là phản ứng theo tình huống, hoặc là đặc điểm cá nhân xuất hiện do nhu cầu của chủ thể nhằm tự khẳng định bản thân, nhằm bảo vệ “cái tôi” của mình. Hành vi tiêu cực còn là kết quả của tính ích kỉ, thờ ơ với lợi ích và nhu cầu của người khác. Cơ sở tâm lí của hành vi tiêu cực là tâm thế xuất hiện do chủ thể không đồng tình, phủ nhận những đòi hỏi, những mong đợi của các thành viên trong các nhóm xã hội. Hành vi tiêu cực xuất hiện cũng do sự chối bỏ hoặc chống lại các quan hệ vốn đã hình thành trong tập thể.
- Hành vi tích cực là hành vi chủ thể có thể làm được và mong muốn làm điều đó, tuy nhiên nó phải đáp ứng được sựmong đợi của người khác. Để tiến hành hành vi
tích cực thì chủ thể phải có nhận thức đúng đắn, có tâm thế sẵn sàng, thái độ tích cực và có ý chí để thực hiện.
* Nếu căn cứ vào tính chất của hành vi
- Hành vi công khai là hành vi được chủ thể tiến hành trong một môi trường cụ thể và trước sự quan sát và chứng kiến của người khác.
- Hành vi che giấu là hành vi được chủ thể thực hiện nhằm không cho người khác chứng kiến [2].
* Nếu xem xét theo chuẩn mực hành vi