Đề tài tiến hành nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiêu bốn ngành trong trường Đại học Đồng Nai: Sư phạm vật lý, sư phạm tiểu học, kế toán, quản trị kinh doanh. Trong quá trình khảo sát đề tài thu được 400 phiếu phản hồi hợp lệ từ sinh viên của bốn nhóm ngành trên tổng 420 phiếu phát ra. Phân bố khách thể như sau:
Bảng 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Thông tin khách thể Tần số Phần trăm Tổng Tần số % Ngành học Trong sư phạm Sư phạm vật lý 100 25% 400 100% Sư phạm tiểu học 100 25% Ngoài sư phạm Kế toán 100 25% Quản trị kinh doanh 100 25% Giới tính Nam 200 50% 400 100% Nữ 200 50% Năm học Năm 1 200 50% 400 100% Năm 2 200 50% Học lực Giỏi 19 4,8% 400 100% Khá 151 37,8% Trung bình 216 54% Yếu 14 3,5% Kém 0 0
- Về ngành học khảo sát có 2 nhóm ngành: 200 sinh viên (50%) thuộc nhóm ngành trong sư phạm (Sư phạm Vật lý: 100 sinh viên, Sư phạm Tiểu học: 100 sinh viên), 200 sinh viên (50%) thuộc nhóm ngành ngoài sư phạm (Kế toán: 100 sinh viên,
ngành không có sự chênh lệch nhau. Vì thế sẽ dễ dàng cho việc so sánh các tiêu chí đánh giá giữa các nhóm ngành. Đồng thời kết quả thu được cũng mang tính giá trịhơn.
- Về giới tính, có 200 sinh viên nam (50%) và 200 sinh viên nữ (50%).
- Về năm học, có 200 (50%) sinh viên đang học năm 1 và 200 (50%) sinh viên đang học năm 2.
- Về học lực, có 14 (3,5%) sinh viên có kết quả yếu, 216 (54%) sinh viên có học lực trung bình, 151 (37,8%) sinh viên có kết quả học lực khá, 19 (4,8%) sinh viên có học lực giỏi. Điều này cho thấy khách thể nghiên cứu là chọn ngẫu nhiên.
- Tất cả 100% sinh viên đều theo học hệ chính quy tập trung.
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai. Trên cơ sởđó đề xuất một số biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook cho sinh viên trường Đại học Đồng Nai hiện nay.
2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để tìm hiểu về thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên, đề tài xây dựng công cụ nghiên cứu chính là bảng khảo sát ý kiến của sinh viên trường đại học Đồng Nai. Bảng khảo sát này được thực hiện qua các giai đoạn:
o Giai đoạn 1:
Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm 14 câu hỏi về những vấn đề liên quan đến thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai. Sau đó, phát cho năm mươi sinh viên đại học Đồng Nai để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức.
o Giai đoạn 2:
Sau khi thu thận bảng hỏi mở và xử lý số liệu với kết quả cụ thể, chúng tôi xây dựng bảng hỏi chính thức gồm 5 phần như sau:
Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên, gồm từcâu 1 đến câu 4 nhằm thu thập thông tin về năm học, giới tính, kết quả học tập, ngành học.
Phần 2: Các câu hỏi về biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook thông qua nhận thức, cảm xúc, hoạt động gồm:
• Nhóm 1: Các câu hỏi về nhận thức của sinh viên hành vi sử dụng MXH Facebook:
- Câu 1 và câu 2: Khảo sát sự nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook, hành vi sử dụng MXH Facebook. Có 3 mức độ trả lời (hoàn toàn sai, đúng và rất đúng) tương ứng các điểm số từ 1 đến 3. Khách thể chọn một trong ba phương án lựa chọn đó. Bình luận dựa vào tỉ lệ phần trăm lựa chọn.
- Câu 3: Tự đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của MXH Facebook : có 5 phương án lựa chọn với sốđiểm tương ứng với các điểm số từ 1 đến 5, khách thể chỉ chọn một trong 5 phương án lựa chọn đó. Bình luận dựa vào tỉ lệ phần trăm lựa chọn. - Câu 4: Khảo sát sự nhận thức của sinh viên về mục đích sử dụng MXH Facebook: câu hỏi có 5 sự lựa chọn, sinh viên có thể chọn nhiều lựa chọn trong 5 phương án lựa chọn đó. Bình luận dựa vào tỉ lệ phần trăm lựa chọn trên tổng thể lượt chọn.
- Câu 5: Khảo sát sự nhận thức của sinh viên về lợi ích và tác hại của MXH Facebook. Câu hỏi gồm có 13 ý nhỏ với 5 mức độ trả lời là và hoàn toàn sai, sai, lưỡng lự, đúng, rất đúng tương ứng với điểm 1, 2, 3, 4, 5.
• Nhóm 2: Câu hỏi về biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook thông qua cảm xúc (câu 6) gồm 10 ý nhỏ với 5 mức độ trả lời không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên tương ứng với mức độ điểm 1, 2, 3, 4, 5. Bình luận dựa vào điểm trung bình từng câu.
• Nhóm 3: Các câu hỏi về biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook thông qua hoạt động: Biểu hiện hành vi thông qua các dạng hoạt động (câu 7), biểu hiện hành vi
thông qua các thói quen (câu 8), thời gian bắt đầu sử dụng MXH Facebook (câu 9), thời gian sử dụng MXH Facebook trong một ngày (câu 10, 10.1, 10.2) .
Cách thức cho điểm
+ Câu 7, 8 mỗi câu đều có 15 ý, cách cho điểm giống câu 6
+ Câu 9 với 4 phương án lựa chọn, khách thể chỉ chọn 1 trong 4 phương án đó. Bình luận theo tỉ lệ phần trăm lượt chọn.
+ Câu 10 có 5 phương án lựa chọn, khách thể chỉ chọn 1 trong 5 phương án lựa chọn đó. Bình luận dựa vào tỉ lệ phần trăm.
+ Câu 10.1 có 5 phương án lựa chọn người trả lời sẽ sắp xếp 5 phương án theo một thứ tự nhất định. Bình luận dựa vào điểm trung bình.
+ Câu 10.2 có cách cho điểm giống câu 6.
• Nhóm 4: Câu hỏi khảo sát về biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook trên bình diện sinh học (câu 11), gồm có 9 ý nhỏ với 5 mức trả lời rất ít, ít, trung bình, nhiều, rất nhiều tương ứng với mức độđiểm 1, 2, 3, 4, 5.
Phần 3: Các câu hỏi về cách ứng xử của sinh viên thông qua các tình huống giả định được thiết kế dựa trên những tình huống có thể hoặc đã xảy ra trong cuộc sống của sinh viên (câu 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5).
Cách thức cho điểm
Với 4 phương án lựa chọn, khách thể chỉ chọn 1 trong 4 phương án lựa chọn đó. Với lựa chọn a, b, c, d ứng với điểm 4, 3, 2, 1. Bình luận theo tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình.
Phần 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên (câu 13) có 12 ý nhỏ với 5 mức độ trả lời không ảnh hưởng, ít ảnh hưởng, trung bình, ảnh hưởng, rất ảnh hưởng tương ứng với các điểm số 1, 2, 3, 4, 5. Bình luận dựa vào điểm trung bình.
Phần 5: Tìm hiểu việc tựđánh giá của sinh viên về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phòng ngừa tác hại của MXH (câu 14), có 3 mức độ trả lời không cần thiết, không khả thi; cần thiết, khả thi; rất cần thiết, rất khả thi tương ứng với 3 mức độđiểm 1, 2, 3.
* Cách quy đổi điểm
Căn cứ vào câu trả lời của sinh viên sẽ tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windows 16.0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành ĐTB (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỉ lệ % (đối với dữ liệu định tính).
Câu hỏi có 5 mức độ lựa chọn: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức. Dựa trên cách quy đổi, có thể lập thang điểm như sau:
Bảng 2.2. Cách thức quy đổi điểm
ĐTB Mức độ Lựa chọn câu trả lời Câu 5 Câu 6, 7, 8, 10.2 Câu 11 Câu 13 1-1,8 Rất thấp Hoàn toàn sai Không bao giờ Rất ít Không ảnh hưởng
1,81 – 2,6 Thấp Sai Hiếm khi Ít Ít ảnh hưởng
2,61 – 3,4 Trung bình Lưỡng lự Thỉnh thoảng Trung bình Trung bình
3,41 – 4,2 Cao Đúng Thường
xuyên Nhiều Ảnh hưởng
4,21 - 5 Rất cao Rất đúng Rất thường
xuyên Rất nhiều Rất ảnh hưởng
Đối với câu hỏi có 4 sự lựa chọnthì khách thể chỉ chọn 1 trong 4 phương án lựa chọn đó. Có 4 lựa chọn a, b, c, d ứng với điểm 4, 3, 2, 1. Bình luận theo tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình và được quy đổiđiểmnhư sau:
Bảng 2.3. Bảng quy đổi điểm cho câu hỏi 4 sự lựa chọn (câu 12.1; 12.2; 12.3; 12.4; 12.5)
ĐTB Mức độ
1 - 1,75 Rất không phù hợp
1,76 - 2,51 Không phù hợp
2,52 - 3,26 Phù hợp
3,27 - 4 Rất phù hợp
Bảng 2.4. Cách thức quy điểm câu hỏi có 3 sự lựa chọn (câu 14)
ĐTB Mức độ
1-1,66 Không cần thiết, Không khả thi
1,67 – 2,33 Cần thiết, khả thi
* Một sốthang đo sử dụng trong bảng hỏi:
- Thang đo nhận thức về Hành vi sử dụng MXH Facebook nhằm xác định mức độ nhận thức của sinh viên về MXH Facebook, đánh giá tầm quan trọng, lợi ích, tác hại của MXH Facebook. Thang điểm đi từ 1 (Hoàn toàn sai) đến 5 (Rất đúng). Thang điểm nhận thức được tính bằng ĐTB cộng của các item trong thang đo. Điểm càng thấp cho thấy mức độ nhận thức của sinh viên về MXH Facebook càng sai và ngược lại. Thang đo có độ tin cậy Cronback Alpha α = 0,641.
- Thang đo thái độ về hành vi sử dụng MXH Facebook như đã nêu ra ở phần giới hạn và phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến cảm xúc trong thang thái độ. Nhằm tìm hiểu SV đánh giá cảm xúc của bản thân khi sử dụng MXH Facebook. ĐTB càng thấp thì mức độ cảm xúc diễn ra một cách tiêu cực và ngược lại. Thang đo có độ tin cậy Cronback Alpha α = 0,809.
- Thang đo hành vi về hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên được thể hiện qua hành động, thói quen, thời gian, thời điểm sử dụng, tình huống giả định.
Trong thang đo này tác giả thiết kế dạng Likert bậc 5, với hành vi sử dụng MXH Facebook thể hiện qua hành động có đô tin cậy α = 0,819, hành vi sử dụng MXH Facebook thể hiện qua thói quen có đô tin cậy α = 0,869.
o Gia đoạn 3:
Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức: Kết quả thu về như sau: - Bảng hỏi phát ra 450 phiếu thu về 400 phiếu hợp lệ với phân bố mẫu: • Ngành Sư phạm Vật lý: 100 phiếu
• Ngành Sư phạm tiểu học: 100 phiếu • Ngành Quản trị kinh doanh: 100 phiếu • Ngành kế toán: 100 phiếu.
Phương pháp phỏng vấn
Đề tài phỏng vấn 20 sinh viên đang theo học các chuyên ngành: Sư phạm vật lý, Sư phạm tiểu học, Kế toán, Quản trị kinh doanh nhằm làm rõ những hành vi trong khi sử dụng MXH Facebook của sinh viên Đại học Đồng Nai. Bảng hỏi gồm các câu hỏi mở và các câu hỏi có định hướng câu trả lời để các khách thể cho ý kiến [Phụ lục 2].
Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý các số liệu thống kê thu được từ việc khảo sát. Đề tài sử dụng các kiểm nghiệm T- Test, ANOVA, các phép tính Mean, Percent, Frequencies…
2.2. Thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai.
2.2.1. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai về nhận thức Đại học Đồng Nai về nhận thức
2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm mạng xã hội Facebook và hành
vi sử dụng mạng xã hội Facebook
Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook và hành vi sử dụng MXH Facebook STT Nội dung Tần số Phần trăm (%) 1 Nhận thức của sinh viên về MXH Facebook
1. MXH Facebook là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối
với giới trẻvà đang có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. 27 6,8 2. MXH Facebook là chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi,
chơi game, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày.
170 42,5 3. MXH Facebook là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở
thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian qua những tín năng như
kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh, voice chat…
203 50,8 2 Nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng MXH Facebook
1. Hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên là hành vi sử
dụng MXH Facebook một cách thường xuyên mà cá nhân không bịảnh hưởng hay lệ thuộc vào MXH Facebook.
45 11,2
2. Hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên có thể được hiểu là hành vi sử dụng Facebook với những mục đích, hình thức khác nhau.
35 8,8
3. Hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên là hành vi sử
dụng MXH Facebook với nhiều mục đích, hình thức và mức độ
truy cập khác nhau. Ở một thời lượng và mức độ nhất định nào đó
sinh viên sẽ có những biểu hiện hành vi trong nhận thức, cảm xúc,
hành động và chịu sựtác động đến cuộc sống, học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội.
Trong những năm gần đây, MXH Facebook được nhắc đến khá nhiều, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên. Hầu hết sinh viên nào cũng sử dụng MXH Facebook. Kết quả nghiên cứu trên nhóm khách thể sinh viên trường Đại học Đồng Nai cho thấy sắp sỉ 90% sinh viên đã quan tâm đến và có sự lựa chọn đúng về các khái niệm MXH Facebook, hành vi sử dụng MXH Facebook.
Nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook
Dựa vào bảng số liệu 2.5 chúng ta có thể thấy rằng có 203 (chiếm 50,8%) sinh viên trên tổng thể đã có cách hiểu đúng về khái niệm MXH Facebook: “MXH Facebook là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian qua những tín năng như kết bạn, chat e-mail. phim ảnh, voice chat…”. Bạn Minh L (sinh viên năm 2) chia sẻ “MXH Facebook có sức hấp dẫn kỳ lạ, khả năng liên kết cộng đồng và tìm kiếm thông tin của nhau là điều hấp dẫn nhất. Mình tham gia Facebook để kết bạn được với nhiều người, trong đó lại tìm thấy một số bạn chung sở thích, chung suy nghĩ nên thường lên Facebook để tâm sự, chia sẻ kinh nghiệm và những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, cho cuộc đời đỡ cô đơn và buồn tẻ”. Tuy nhiên cũng không ít SV (170 (chiếm 42,5%) đã hiểu MXH Facebook là “chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi, chơi game, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày”. Với cách hiểu này MXH Facebook vẫn chưa thực sựđầy đủ về mặt ý nghĩa. Bên cạnh đó không ít sinh viên hiểu hoàn toàn sai về khái niệm MXH Facebook, cụ thể là 27 (chiếm 6,8%) sinh viên trên tổng thể đã hiểu “MXH Facebook là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với giới trẻ và đang có sức lan tỏa rất mạnh mẽ”. Với cách hiểu như vậy thì rất nhiều sinh viên đã sử dụng MXH Facebook một cách lạm dụng và có những hành vi sử dụng MXH Facebook càng ngày càng lún sâu hơn. Nghiêm trọng hơn có thể bị nghiện MXH Facebook.
Như vậy, SV trường Đại học Đồng Nai đã có sự quan tâm, tìm hiểu về MXH Facebook. Đây là một nét tích cực về tinh thần chủ động và tự ý thức của sinh viên trong việc học tập và tiếp nhận lượng kiến thức mới, trào lưu mới cho công việc và cuộc sống sau này.
Trong số các tiêu chuẩn đánh giá mức độ biểu hiện của hành vi sử dụng MXH