Khả năng giải quyết các tình huống giả định của sinh viên đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 99 - 153)

Đồng Nai

Bảng 2.13. Cách giải quyết tình huống của sinh viên đại học Đồng Nai

STT Tình huống Cách giải quyết Tần số T(% ) ỉ lệ ĐTB 1 Bạn đang sử dụng MXH Facebook trong giờ học và bị giảng viên nhắc nhở. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?

a. Bỏđiện thoại xuống, tắt M XH Facebook và

tiếp tục nghe cô giáo giảng bài. 337 84,0

1,31 b.Cố gắng lướt MXH Facebook thêm một

chút rồi mới tắt. 9 2,2 c. Nghe lời cô tắt điện thoại, khi cô đi lên lấy

ra lướt MXH Facebook tiếp 47 11,8 d.Tiếp tục sử dụng và làm lơ như không nghe

thấy lời cô giáo nhắc nhở 7 1,8

2

Trong một dịp đặc biệt bạn

đi ăn cùng với bạn bè, hay với người thân ở một nhà hàng và trên bàn có các món

ăn thật hấp dẫn. Bạn sẽ là m gì?

a. Không chụp gì hết cứ thểăn. 130 32,5

2,14 b.Lấy điện thoại ra chụp các món ăn lại để

làm kỷ niệm 116 29,0 c. Chụp lại, sau đó ăn rồi về nhà mới đăng lên. 123 30,8 d.Chụp ảnh bản thân với các món ăn và đăng

lên MXH Facebook ngay lúc đó. 31 7,8

3

Bạn đang lướt Facebook và gặp những ý kiến phản ảnh,

đánh giá tiêu cực về MXH Facebook bạn sẽ?

a. Chăm chú đọc thông tin để rút kinh nghiệm 215 53,8

1,66 b.Đọc qua loa rồi cho qua, tự thấy bản thân

không ảnh hưởng gì đến việc sử dụng MXH Facebook của bản thân cả.

129 32,2

c. Nhanh chóng chuyển nội dung khác vì không muốn xe m những điều tiêu cực về

MXH Facebook 32 8,0 d.Tắt Facebook lại và tìm việc khác để làm. 24 6,0 4 Khi bạn bị bạn bè tăng đải những bức ảnh bạn có những hành động như trợn mắt, le

lưỡi, há miệng, bĩa môi, tư

thếđứng ngồi chưa hợp lý …

và đưa lên MXH Faceboo.

Bạn sẽ phản ứng như thế

nào?

a. Cứđể nguyên và xem nó như bao tấm hình

khác. 144 36,0

2,36 b.Yêu cầu bạn bè xóa ảnh 76 19,0

c. Lập tức bỏ gắn thẻảnh, và không cho hiện

lên dòng thời gian của bản thân 71 17,8 d.Tìm cơ hội khác để dìm hàng lại 109 27,2

5

Bạn sẽ phản ứng như thế nào

khi mà máy tính hay điện thoại của bạn bịhư hoặc gặp vấn đề không thể lên MXH

Facebook được trong suốt một ngày. Bạn sẽ?

a. Không lên MXH Facebook cũng không sao,

tìm một việc gì đó để làm lúc rảnh rỗi. 283 70,8

1,38 b.Tìm mọi cách để sửa máy tính hay điện

thoại để sử dụng MXH Facebook 87 21,8 c. Mượn máy tính của người khác để lên

MXH Facebook 24 6,0

d.Ra tiệm Internet để lên MXH Facebook 6 1,5

1,76 đến 2,51: Không phù hợp, từ 2,52 đến 3,26: Phù hợp, từ3,2 đến 4: Rất phù hợp.

Tác giảđã xây dựng 5 tình huống khác nhau với 4 cách giải quyết khác nhau với mức độ đánh giá khả năng giải quyết vấn đề có liên quan đến những hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên. Dựa vào kết quả bảng 2.13 ta có thể kết luận rằng: Sinh viên đại học Đồng Nai giải quyết các tình huống khá tốt, khá phù hợp với chuẩn hành vi trong xã hội. Đây là một điểm tích cực trong nghiên cứu về hành vi chuẩn mực của sinh viên đại học Đồng Nai. Tuy nhiên vẫn còn một số SV vẫn có những cách giải quyết không phù hợp trong từng tình huống.

Tình huống 1: Bạn đang sử dụng MXH Facebook trong giờ học và bị giảng viên nhắc nhở. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Tình huống 1: “Bạn đang sử dụng MXH Facebook trong giờ học và bị giảng viên nhắc nhở. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?” có 84,0% sinh viên lựa chọn hướng giải quyết “Bỏ điện thoại xuống, tắt MXH Facebook và tiếp tục nghe cô giáo giảng bài.”Với hướng giải quyết này rất phù hợp với chuẩn mực của một SV trong lớp học.

có 2,2% SV “cố gắng lướt MXH Facebook thêm một chút rồi mới tắt”. Với hướng giải quyết này thì hành vi có phần phù hợp. Và điều này càng chứng minh rằng SV dành nhiều thời gian để truy cập MXH Facebook và sử dụng song hành với hoạt động học tập. có tới 13,6% SV có cách giải quyết chưa phù hợp cho lắm “Nghe lời cô tắt điện thoại, khi cô đi lên lấy ra lướt MXH Facebook tiếp”, “Tiếp tục sử dụng và làm lơ như không nghe thấy lời cô giáo nhắc nhở”. Đây là điều đáng buồn trong cách hành xử của SV ngày nay, thực trạng này đang phổ biến khá nhiều nơi, chứ không riêng gì so với đại học Đồng Nai. Điều này phản ảnh, SV ngày nay coi thường lời nói của thầy cô, làm những hành vi chỉ mang tính chống đối ngầm. Tuy cô giáo nhắc nhở SV làm theo nhưng sau đó lại tiếp tục sử dụng y như thể rằng “ chống kiểm tra, đối phó” với cô giáo thậm chí còn làm lơ luôn lời cô giáo vẫn cứ “ỷ y” ngồi truy cập MXH Facebook. Đây cũng là một chỉ báo thực trạng hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên ứng với những tình huống giả định đã có phần thiên hướng lệch chuẩn. Nhà trường, phụ huynh, bản thân SV cần phải nhìn nhận và đưa ra những giải pháp để phòng và ngăn ngừa những hành vi ấy.

Tình huống 2: Trong một dịp đặc biệt bạn đi ăn cùng với bạn bè, hay với người thân ở một nhà hàng và trên bàn có các món ăn thật hấp dẫn. Bạn sẽ làm gì?

Tình huống 2: Trong một dịp đặc biệt bạn đi ăn cùng với bạn bè, hay với người thân ở một nhà hàng và trên bàn có các món ăn thật hấp dẫn. Bạn sẽ làm gì

Có 32,5% SV “không chụp gì hết cứ thế ăn”khi đi vào một nhà hàng sang trọng. Điều này chứng tỏ rằng 130 bạn SV này sử dụng MXH Facebook ở mức độ vừa phải và chịu sự chi phối của MXH Facebook khá là thấp, và hơn hết SV giải quyết tình huống khá phù hợp trong thang đánh giá. Đây cũng là một điểm đáng mừng ở ngôi trường đại học này.

Nếu SV được một hàng sang trọng được bày trí khá đẹp, bắt mắt, trưng bày khá nhiều những món ăn ngon và hơn hết là sang chảnh thì họ sẽ “lấy điện thoại ra chụp các món ăn để làm kỷ niệm”(chiếm 29,0%). Với hướng giải quyết này cũng đánh giá là phù hợp trong thang đánh giá. SV chỉ chụp hình để làm kỷ niệm về cuộc sống của họ với những món ăn. Điều này có thể kết luận rằng, đối với SV là những con người mới bước ra ngoài xã hội sẽ có nhiều những thú vui họ muốn lưu giữ để làm kỹ niệm hoặc bản thân họ có thể không có dịp nào khác để quay lại nhà hàng sang trọng này chính vì thế họ lựa chọn chụp lại các món ăn để làm kỹ niệm cũng là điều dễ hiểu. Không chỉ SV, mà ngay cả tất cả mọi người, khi ta đi du lịch hay tới một nơi sang trọng nếu có điều kiện chúng ta đều sẽ chụp hình để lưu lại làm kỷ niệm trong một cuốn “album” ảnh của cuộc đời mình.

Nhưng không phải ai cũng chụp hình với ý nghĩa là kỷ niệm, hơn 1

/4 SV trong tổng thể (chiếm 30,8%) lại cho sẽ “Chụp lại, sau đó ăn rồi về nhà mới đăng lên MXH Facebook”. Đều này có thể kết luận rằng đây là một hướng giải quyết chưa phù hợp với chuẩn hành vi trong thang đánh giá. Bạn M.X khoa sư phạm tiểu học chia sẻ

“Mình đi vào nhà hàng sang trọng với nhiều món ăn ngon mình sẽ chụp hình ngay, nếu bận rộn tại lúc đó thì mình không đăng lên Facebook về nhà hoặc hồi nào rảnh đăng lên cho bạn bè mình thấy. Mình cảm thấy vui và hãnh diện vì vừa được ăn và vừa được chụp, lại quăng lên MXH Facebook để bạn bè mình biết mình đã từng ăn những món ăn đó”.

đăng lên MXH Facebook ngay lúc đó” (chiếm 7,8%), đây là một phương án đưa ra hướng giải quyết không phù hợp nhất. Tuy nhiên với con số trên cũng đánh giá được rằng một thực trạng đáng lo ngại, bản thân các em đã bị MXH Facebook chi phối một phần trong cuộc sống của các em. Tới bữa ăn, không lo ăn mà cứ “ chụp chẹt” rồi lại “ dí mắt” vào điện thoại để chỉnh sửa ảnh và sau cùng là đăng lên MXH Facebook ngay lúc đó. Điều này nó đã “ngốn” một phần thời gian mà SV đến đó để dự tiệc trong một dịp đặc biệt. Thay vì ngồi nói chuyện bàn luận, SV lại chụp hình và đăng tải lên MXH Facebook. SV sống ảo rời xa hiện thức quá mức, điều này hình thành cho các em một diễn tiến thói quen. Cứđi đâu, không chỉ là nhà hàng, không chỉ là các món ăn, các em đều chụp lại và đăng lên MXH Facebook vô hình chung cuộc sống của cá nhân bản thân SV được chính họ “vạch áo” lên cho cộng đồng mạng “xem lưng”. Điều này là một thách thức đối với nhà trường trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em SV nhằm giúp các em có được thật nhiều những kỹnăng nghề nghiệp tương lai, cũng như kỹ năng sống đểbước vào xã hội sau khi ngồi ghế nhà trường.

Tình huống 3: Bạn đang lướt Facebook và gặp những ý kiến phản ảnh, đánh giá tiêu cực về MXH Facebook bạn sẽ?

Tình huống 3: Bạn đang lướt Facebook và gặp những ý kiến phản ảnh, đánh giá tiêu cực về MXH Facebook bạn sẽ?

Hơn 4

/5 SV chọn phương án “Chăm chú đọc thông tin để rút kinh nghiệm; Đọc qua loa rồi cho qua, tự thấy bản thân không ảnh hưởng gì đến việc sử dụng MXH Facebook của bản thân cả” (chiếm 86%) Bạn H.T chia sẻ: “Mình sẽ đọc những thông tin ấy, để hiểu hơn về tác hại của MXH mang tính tiêu cực, để xem nó có đúng với mình hay không. Nếu đúng thì mình sẽ rút kinh nghiệm và tìm cách kiềm chế, giảm thời gian sử dụng”.Hai phương án này phù hợp với chuẩn hành vi mà tác giả đặt ra trong thang đánh giá.

Tuy nhiên có 1/5 SV chọn phương án “Nhanh chóng chuyển nội dung khác vì không muốn xem những điều tiêu cực về MXH Facebook và Tắt Facebook lại và tìm việc khác để làm”(chiếm 14%) Cả hai phương án này đều không phù hợp với chuẩn hành vi trong thang đánh giá. Các em không dám đọc, tránh né những vấn đề về những ý kiến phản ảnh, đánh giá tiêu cực về MXH Facebook.

Tình huống 4: Khi bạn bị bạn bè tăng đải những bức ảnh bạn có những hành động như trợn mắt, le lưỡi, há miệng, bĩa môi, tư thế đứng ngồi chưa hợp lý… và đưa lên MXH Facebook bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Tình huống 4: Khi bạn bị bạn bè tăng đải những bức ảnh bạn có những hành động như trợn mắt, le lưỡi, há miệng, bĩa môi, tư thế đứng ngồi chưa hợp lý… và đưa lên MXH Facebook bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Với những hành động nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân trên MXH Facebook như: đăng hình ảnh đẹp, đăng ảnh đi du lịch, ăn uống, sinh nhật, quà tặng, chia sẻ câu nói triết lý, hình ảnh của người yêu, chụp hình chung với người nổi tiếng và hơn hết đó là đăng những thành tích cá nhân lên trang cá nhân. Không thể phủ nhận được vai trò của MXH Facebook đối với việc diễn đạt nhu cầu thể hiện bản thân mình của SV. Là một phương tiện với tốc độ lan truyền khá nhanh, được nhiều người biết đến những thành tích, những hoạt động trong cuộc sống thường ngày bản thân. Ấy vậy mà được nhiều SV ưa chuộng. Thế nhưng đối với SV đại học Đồng Nai vẫn còn có 144 em trên tổng khách thể nghiên cứu lại chọn phương án “Cứ để nguyên và xem nó như bao tấm hình khác” đều này là phù hợp với thang đánh giá về hành vi. Bạn M.C chia sẻ: “Nếu mình bị các bạn chụp lại những lúc mình xấu nhất rồi đăng lên tường của mình, mình chẳng ngại vì đó cũng là một khoảnh khắc ghi lại những bức hình mình xấu nhất, mình thấy cũng khá thú vị”.

Có 36,8% SV lại chọn 2 phương án “Yêu cầu bạn bè xóa ảnh; Lập tức bỏ gắn thẻ

ảnh, và không cho hiện lên dòng thời gian của bản thân”. Với hai phương án này tác giả lại một lần nữa khẳng định, MXH Facebook là một nơi chất chứa nhiều hoạt động nhằm giúp các bạn SV giải tỏa nhu cầu thể hiện của bản thân mình. Với một tấm ảnh không đẹp, liền yêu cầu bạn bè xóa ảnh, bỏ gắn thẻ, hay xóa khỏi dòng thời gian của mình, không muốn mình xấu, mất hình tượng cá nhân trong mắt mọi người thế nên họ chọn phương án hành động như thế cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó một hành động cũng khá thú vị và đáng lo ngại, chiếm 27,2% sự lựa chọn trên tổng thể đó là “Tìm cơ hội khác để dìm hàng lại”. Là sinh viên năm 2

khoa QTKD, bạn M.T chia sẻ: “Mình là con trai mình hổng có sợ những bức ảnh xấu với những tư thế không phù hợp. Mình thấy thú vị nếu đăng lên tường mình để mọi

người chọc ghẹo cũng vui. Nhưng nếu bạn nào dìm hàng mình, mình sẽ chọn cách dìm hàng lại vào những cơ hội khác, vậy mới đúng theo câu nói “ có qua thì phải có lại” chứ”. Bạn Tr. A khoa sư phạm tiểu học cho rằng: “Bản thân mình thích cái câu này “ăn miếng trả miếng” nếu mình bị dìm hàng, mình cũng sẽ tìm cách dìm hàng lại, quân tử trả thù mười năm chưa muộn, trả lại còn nặng hơn nữa nếu có cơ hội ra tay liền”. Với những ý nghĩ và cách lựa chọn phương án này cho phép nhà nghiên cứu kết luận rằng: hành động trẻ con của các bạn sẽ tiếp diễn hết lần này đến lần khác và hành động này nó không hợp với chuẩn mực hành vi trong thang đánh giá. Đến một lúc nào đó tính chất của hành động sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Lúc này không chỉ là “dìm hàng” mang tính vui nhộn, hài ước mà là “dìm hàng” mang tính mâu thuẫn, xung đột, đối kháng. Dần dần dẫn đến những sự việc không hay như bêu xấu nhau trên MXH Facebook… Chính vì thế với tình huống này nếu bản thân sinh viên cảm thấy bình thường với những bức ảnh xấu lên trang cá nhân thì có thể giữ nguyên không làm gì cả, còn nếu không thích chúng thì các em có thể yêu cầu đối phương xóa ảnh, bỏ gắn thẻ ảnh và xóa khỏi dòng thời gian.

Tình huống 5: Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi mà máy tính hay điện thoại của bạn bị hư hoặc gặp vấn đề không thể lên MXH Facebook được trong suốt một ngày. Bạn sẽ?

Gần 3/4 SV chọn giải pháp “Không lên MXH Facebook cũng không sao, tìm một việc gì đó để làm lúc rảnh rỗi” (chiếm 70,8%). Với cách lựa chọn này thì bản thân SV không bị lệ thuộc vào MXH Facebook và xem Facebook là một trang mạng chứa thông tin giải trí bình thường như những trang giải trí khác. Nói cách khác SV đại học Đồng Nai đánh giá tầm quan trọng của Facebook đối với họ là bình thường nên lúc rảnh rỗi họ không truy cập Facebook thì họ có thể tìm một công việc gì đó để làm. Phương án này rất phù hợp với tình huống này.

Hơn 1

/4 SV còn lại thì chọn các phương án như “Tìm mọi cách để sửa máy tính hay điện thoại để sử dụng MXH Facebook; Mượn máy tính của người khác để lên MXH Facebook; Ra tiệm Internet để lên MXH Facebook” (chiếm 29,3%). Điều này chứng tỏ rằng với 117 SV này MXH Facebook đối với họ là quan trọng. Họ sẽ tìm mọi

thực trạng “nghiện” MXH Facebook của SV nói chung, SV đại học Đồng Nai nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 99 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)