Đặc điểm tâm lý của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 48 - 57)

Mỗi giai đoạn phát triển lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủđạo. Sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo nghề nghiệp ởcác trường đại học. Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹnăng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

• Sự phát triển nhận thức, trí tuệở sinh viên

Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, Bởi vậy đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giáo viên trình bày. Họ thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu hơn, rộng hơn [23].

• Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên

Một đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Sinh viên là người yêu vẻđẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mỹở các sự vật hiện tượng của thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Cá biệt có những sinh viên đã xây dựng được “triết lý” cho cái đẹp của mình theo chiều hướng khá ổn định. Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Tình yêu ở tuổi sinh viên đạt đến hình thái chuẩn mực cùng với những biểu hiện phong phú, đặc sắc của nó. Đây là một loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con người, nó chín vào độ tuổi mà sinh viên trải qua. Bởi vậy, nhìn chung tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị,. trong lĩnh vực này, sinh viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại.

• Sự phát triển một sốđặc điểm trong nhân cách ở sinh viên

Nổi bật trong sự phát triển nhân cách ở sinh viên chính là sự hoàn thiện tự ý thức và sự phát triển của định hướng giá trị.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên – sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ khả năng tựđánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc

vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ởcác trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khảnăng tựđánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.

Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ởđại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.

Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ. Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực, được điều chỉnh trong quá trình học tập ở trường Đại học. Tính viễn vông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa vời nhường chỗ cho kế hoạch đường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng. Sinh viên không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách để thực thi kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định.

Mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều

mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ. Hành vi sử dụng MXH Facebook quá mức cũng là một trong những hành vi không phù hợp dễ lôi cuốn sinh viên. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.

Sinh viên, những người còn rất trẻ, dễ nảy sinh hứng thú với những hoạt động giải trí, nhằm thỏa mãn nhu cầu thư giãn, phục hồi sức khỏe, giải tỏa tâm lý và ức chế sau những giờ học căng thẳng. Hoạt động giải trí có những đặc điểm như sau: rất phong phú về loại hình; có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có thể tranh thủ vào bất cứ lúc nào; trở thành một nhu cầu bức thiết, hiện tượng xã hội phổ biến đối với các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung đông dân cư. Đặc điểm quan trọng của hoạt động vui chơi giải trí hiện đại là tính chất giải trí đối lập nhau tức là người ta tìm đến môi trường đối lập với họ sống và làm việc.

Với tốc độ lan truyền của MXH Facebook, với những tính năng, làm cho người sử dụng nói chung, sinh viên nói riêng bị lôi cuốn nhanh chóng, được tự do thể hiện bản thân, khẳng định mình, và hơn hết là MXH Facebook có thể đáp ứng được những nhu cầu của sinh viên… Do đó, việc sinh viên nảy sinh tính tò mò, hiếu kì, lao vào hoạt động này để thư giãn sau những giờ học trên lớp, có thể chat với bạn bè mà không cần phải gặp mặt, theo dõi thông tin của một số người nổi tiếng, tìm kiếm công việc làm thêm.

Tóm lại, lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá, chinh phục), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới, dễ nảy sinh hứng thú với những hoạt động giải trí và sử dụng chúng một cách quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần

cho các em sinh viên. Tất cả những yếu tốtâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên cũng như là một “yếu điểm” khiến hành vi sử dụng MXH dễ dàng được biểu hiện ởgiai đoạn lứa tuổi này.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sựyêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.

Như vậy, sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.

1.3.2. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

1.3.2.1. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên thông qua nhận thức

Nhận thức là sự hiểu biết một vấn đề, tiếp thu được những kiến thức về sự vật, hiện tượng nào đó, hiểu biết những quy luật, sự kiện trong đời sống. Nhận thức là một trong những thành tố quan trong góp phần thêm hoàn thiện đời sống tâm lý con người. Nhận thức giúp con người hiểu biết về sự vật hiện tượng, từ đó bày tỏthái độ tình cảm và hành vi tương ứng [6].

Đối với sinh viên hiện nay, MXH Facebook không còn là một phương tiện truyền thông xa lạ nữa, hầu hết các bạn đều có những hiểu biết nhất định về MXH Facebook và những chức năng của nó. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn sinh viên vẫn chưa nhận định hết về tầm quan trọng, mục đích sử dụng, lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng MXH Facebook. Khi sinh viên sử dụng MXH Facebook, tự ý thức của sinh viên cũng có những sai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ có liên quan đến MXH Facebook. Đơn cử như sau: Sinh viên có quan điểm tích cực với hành vi sử dụng MXH Facebook, xem việc sử dụng thường xuyên, cập nhật Facebook là hành vi bình

thường và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến đời sống cá nhân, mỗi ngày dùng khoảng 4-5 tiếng để cập nhật những tin tức hay trạng thái của bản thân và những người khác chứ không gây hại gì cả. Sinh viên cũng có những phản ứng bênh vực hoặc biện hộ cho hành vi sử dụng MXH Facebook như không thể nghiện vì với họ chỉ sử dụng mạng xã hội khi cần thiết phục vụ mục đích của mình. Nghiện MXH Facebook xuất phát từ bản thân mỗi người. Khi con người vui vẻ hạnh phúc, buồn chán, thất vọng thường có xu hướng sống với cảm xúc, cuộc sống thực không đáp ứng được nhu cầu này nên dùng mạng xã hội để bày tỏ, bộc lộ những cảm xúc ấy dần dần thành thói quen không thể từ bỏ, mỗi khi gặp một trắc trở trong cuộc sống, áp lực về học tập thì truy cập Facebook để đăng tải các cảm xúc ấy lên trang cá nhân của mình…Thực tế hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội như một công cụđể xả stress, để soi mói cuộc sống của người khác và thể hiện cái tôi có phần tầm thường và ít va chạm xã hội, hoặc có định kiến với xã hội của mình. Sự lan truyền nhanh chóng của Facebook, với việc có thể đưa lên ngay lập tức theo thời gian thực một quan điểm, càng khiến họ trở nên thiếu suy nghĩ, càng bộc lộ sự thiếu chín chắn của mình. Do sức lan tỏa của mạng nhanh tới mức chóng mặt, nên rất nhiều người bị cuốn hút vào một sự việc, rồi không ngần ngại đưa ra những bình luận (cả đúng, cả sai). Thật đáng lo ngại, rất nhiều người mượn Facebook để đưa ra quan điểm cá nhân, cái tôi cục bộ, nói xấu người khác, thậm chí còn lợi dụng diễn đàn này để bôi xấu chế độ, thầy cô giáo cũng là một trong những đối tượng của họ. Facebook được các bạn sử dụng để truyền tải những nội dung và quan điểm lệch lạc, dễ dãi, thiếu trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, nó trở thành một công cụ nguy hiểm khi nằm trong tay của một sốđông cùng “sởthích”. Tâm lý đám đông, hiếu kỳ cùng với suy nghĩ thiếu chín chắn đã tạo ra những làn sóng ập lên những “nạn nhân” không cùng sở thích, suy nghĩ với họ. Thật nguy hại khi sốđông đã bám lấy những hình ảnh, những thông tin chưa qua kiểm chứng để quy chụp, thậm chí bình luận bằng những lời lẽ vô cảm, thiếu văn hóa. Điều này có thể được lý giải hành vi này được hình thành theo cơ chế bắt chước lẫn nhau: Đó là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của mọi người hay nhóm người nào đó khi sử dụng MXH Facebook. Ví dụnhư khi một cá nhân nào đó thích khoe khang thành tích, địa điểm du lịch, hoạt

động xã hội, hay những món ăn mình từng ăn qua…trên MXH Facebook của cá nhân đó để nâng cao giá trị của bản thân và nhận được sự tôn trọng của mọi người. Những cá nhân khác họcũng sẽ có sự ganh đua, ước muốn họcũng được mọi người chú ý đến và được tôn trọng… nên sẽ bắt chước lại các hành vi sử dụng MXH Facebook của một sốngười.

Từ nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến niềm tin sai lệch, cảm xúc sai lệch rồi dần dần dẫn đến những hành vi sai lệch.

Tư duy sai lầm khi cho rằng đây chỉ là thế giới ảo, cho nên có thể nói gì, làm gì cũng được mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời mình viết lên sau bàn phím, đã tạo ra một sự dễ dãi trong cách hành xử với nhau trên mạng.

1.3.2.2. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook về mặt xúc cảm, tình cảm

Đây là thái độ cảm xúc của sinh viên khi sử dụng MXH Facebook. Mỗi khi sử dụng MXH Facebook mang lại cho họ những cung bậc cảm xúc như cảm xúc tích cực, cảm xúc trung tính, cảm xúc tiêu cực.

Cảm xúc tích cực: họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái, hồi hộp, vui vẻ, tự hào, hãnh diện về bản thân. Những cảm xúc tích cực tỉ lệ thuận với hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên. Cảm xúc tích cực tăng thì hành vi sử dụng càng diễn tiến theo mức độ từ thấp đến cao. Dần dần MXH Facebook đối với họ đã trở thành thói quen khó từ bỏ, thành món ăn tinh thần hàng ngày của họ.

Cảm xúc trung tính: Sinh viên sử dụng MXH Facebook nhưng đối với sinh viên Facebook không mang lại cho họ cảm xúc tích cực cũng như cảm xúc tiêu cực, chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 48 - 57)