Trong quan hệ gia đình, người phụ nữ vẫn bị chi phối bởi tư tưởng “xuất giá tòng phu”, vẫn lấy đạo cang thường làm qui tắc ứng xử vợ chồng. Vợ chồng chung thủy, tài bồi, dùng tình yêu để cảm hóa, chinh phục bản năng xây dựng gia đình hạnh phúc Đứng làm người trong đạo tào khương/ Thủy chung như nhứt, giữ đường ngãi nhân. Đặc biệt, người phụ nữ phải giữ “đạo tam tòng” Thương cha nhớ mẹ điệu tam tòng em phải theo. Có lẽ, mong muốn lớn nhất của người phụ nữ là chăm lo phụng sự gia đình chồng, lâu dần trở thành kẻ phụ thuộc, mong mỏi chồng che chở, bảo bọc. Điều đó không chỉ tồn tại lúc sống mà ngay khi chết cũng vậy.
Khi đề cập đến việc thờ cúng “người chồng quá cố”, ca dao Nam Bộ thường mở đầu bằng “ước nguyện” xem chừng vô lí của người chồng, có thể “sống lại” hoặc “giả chết” để thử lòng người vợ của mình. Cũng qua những bài ca dao này, phong tục bài trí bàn thờ trong gia đình hiện lên rõ nét:
– Anh chết ba năm sống lại một giờ Để xem bạn cũ nó phụng thờ làm sao? – Em thờ mình em đóng ghế cho cao
Bình khuôn nghi cẩn nóc bộ chân đèn thau em thờ mình.
Theo tục lệ xưa, bàn thờ gồm có bốn chân cao, rất đơn giản, trên là mặt phẳng dùng bày trí đồ cúng. Sau này, bàn thờ được thay thế bằng tủ thờ.
Trong Nói về miền Nam, Cá tính miền Nam và Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Sơn Nam (2017) cho rằng: Chiếc tủ thờ được thiết kế theo mẫu tủ của Pháp thời Lu–i XVI, mặt trước kín, cửa mở hai bên hông, được các thợ mộc Việt Nam sáng tạo thêm, cẩn xà cừ ở phía trước tủ thờ theo kiểu thức Á Đông, trang trí các điển tích Trung Hoa, hoa mẫu đơn, chữ Thọ... Đặc biệt những gia đình quan quyền, gia đình giàu có, chiếc tủ thờ là một trong những yếu tố quan trọng đem lại thể diện cho gia chủ.
Hình ảnh bàn thờ được bài trí một cách trang trọng, tôn nghiêm. Bàn thờ được đóng cao, trên bàn có mặt bằng để bày biện đồ để cúng tế. Để tạo không gian thanh tịnh, thiêng liêng cho nơi thờ tự, có nhà làm bức bình phong cẩn ốc xà cừ che chắn trước bàn thờ với niềm tin “người quá cố” không bị quấy rầy, đó là niềm thành kính thiêng liêng.
Tùy theo gia cảnh, đồ bài trí có thể khác nhau, nhưng không thể thiếu: cặp chân đèn, tranh thờ, lư hương.
“Anh đau một canh, chết một giờ, Để coi người nghĩa phụng thờ làm sao? Tôi thờ mình bộ lư đồng cao,
Sáp treo cùng cặp chân đèn thau bóng vàng”
Theo Sơn Nam (2017), lư hương hay còn gọi là “lư đốt trầm hương, phần lớn đúc bằng đồng, rỗng, để chứa tro than, mồi lửa cho trầm hương. Trên nóc, có cái nắp đậy lại, khoét lỗ nhỏ chung quanh để khói trầm xông lên, lan tỏa ra đều đặn bốn phía, nắp thường nhô lên, với trái đào hoặc con kỳ lân”. Bộ lư đồng, chân đèn được lau chùi sáng bóng càng làm tăng thêm tôn kính đối với “người quá cố”. Hình ảnh “chân đèn”, “sáp” thắp sáng bàn thờ, soi tỏ lòng thành của người còn sống đối với “người đã khuất”. Ánh sáng sưởi ấm cho linh hồn, thoát khỏi sự u tối lạnh lẽo, ánh sáng dẫn dắt người còn sống thoát khỏi u mê, lạc lối. Bàn thờ vì vậy cũng trang nghiêm, cổ kính hơn.
Những gia đình Nam Bộ xưa thường treo thêm tranh thờ, có thể là tranh sơn thủy, sau này tranh vẽ sau tấm kiếng. Theo Sơn Nam (2017), tranh kiếng là sáng kiến của các người thợ Lái Thiêu vẽ tranh sau mặt kiếng với màu sắc vui tươi. Đó là bức họa với con rạch hiền lành, bên cạnh cây to, nhà ngói, xa xa là vùng biển, vài hải đảo, đàn chim bay. Hai bên bức tranh vẽ hai câu liễn đối, phía trên là chữ Đức Lưu Phương, vẽ thêm bông mẫu đơn hoặc trái đào (tiêu biểu cho chữ thọ). Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh này được thể hiện trang trọng:
“Bước vô nhà ngói nhỏ, Thấy đôi liễn đỏ,
Chữ thọ phết vàng”
Tình cảm gia đình của người Việt không chỉ được xây dựng trên cơ sở của tình yêu mà còn được bồi đắp trong hoàn cảnh lao động. Những gian khổ, vất vả, cực nhọc, đói nghèo là lò đúc tình cảm gia đình thêm bền chặt, họ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi cùng đấu tranh với những khó khăn để tìm ra lẽ sống hợp với quan niệm chung của hai vợ chồng. Từ đó, tình cảm gia đình được bảo vệ chặt chẽ, ngoài tình còn có nghĩa; nghĩa giúp tình nồng đượm, thắm thiết hơn không chỉ trong khi sống mà cả lúc chết. Người chồng thờ vợ dù dĩa mắm, dĩa rau cũng trọn nghĩa vẹn tình:
“Anh thờ em dĩa mắm, dĩa rau
Anh nghèo em khó, có đâu mâm cao cỗ đầy”
Phong tục thờ cúng trong gia đình của người Việt được biểu hiện khá đầy đủ trong ca dao Nam Bộ. Từ đó, chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm thiêng liêng, kết nối giữa các thế hệ qua phong tục thờ cúng tổ tiên và thờ cúng người thân. Đây là một nét phong tục văn hóa vừa kế thừa những nề nếp cũ vừa có nhưng màu sắc khác biệt.
Tiểu kết chương 3
Được hun đúc trong đời sống tâm linh, ca dao Nam Bộ là một pho sử liệu lưu giữ tín ngưỡng thờ cúng đa thần. Ca dao đã phác họa một miền đất thiêng trong cõi tâm linh người Việt. Ở cõi thiêng đó, thần linh vừa có sức mạnh vô biên vừa thân thuộc, gần gũi, có khả năng cứu rỗi linh hồn con người, giúp họ vượt qua những khó khăn, bế tắc nơi trần thế.
Từ góc nhìn phong tục thờ cúng người thân trong gia đình, chúng tôi phát hiện ca dao Nam Bộ hàm chứa vẻ đẹp tâm hồn và những giá trị tinh thần đáng trân trọng của con người vùng đất phương Nam. Phong tục thờ cúng người thân trong gia đình là sợi dây liên kết thiêng liêng giữa người cõi dương và người cõi âm. Sợi dây liên kết thiêng liêng ấy được biểu hiện nén nhang, nhang tỏa hương thơm ngát, khói bay nghi ngút trên bàn thờ là thời khắc âm dương hội ngộ, người còn sống có thể bày tỏ tấm lòng thành, “người quá cố” có thể chứng giám việc làm của người thân trên dương thế. Trang hoàng bàn thờ tử tế, cúng giỗ hằng năm để “người quá cố” an lòng là một nét đẹp trong phong tục Việt Nam. Điều đó cho thấy, ca dao đã góp phần duy trì và phát triển văn hóa phong tục của người Việt ở Nam Bộ.
Từ góc nhìn văn hóa phong tục tín ngưỡng, chúng tôi phát hiện ca dao Nam Bộ hàm chứa vẻ đẹp tâm hồn và những giá trị tinh thần đáng trân trọng của con người vùng đất phương Nam. Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt trong việc tiếp nhận tôn giáo góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó là những khao khát mãnh liệt, mang vẻ đẹp nhân bản và nhân văn. Điều đó cho thấy, ca dao đã góp phần duy trì và phát triển văn hóa phong tục tín ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ.
KẾT LUẬN
Nam Bộ là miền đất ẩn chứa nhiều lớp trầm tích văn hóa đặc sắc. Văn hóa Nam Bộ là dòng chảy hợp lưu, hội tụ, kết tinh nhiều nguồn văn hóa của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer... Hạt giống văn hóa truyền thống theo bước chân của những lưu dân được gieo trên mảnh đất Nam Bộ màu mỡ đã kết thành những thuần phong mĩ tục giàu giá trị nhân văn, thể hiện bản lĩnh, tâm hồn Việt Nam. Những phong tục này được phản ánh đậm nét trong văn học dân gian từ truyện kể, tục ngữ, câu đố, ca dao... Khi tiếp cận văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng từ góc nhìn văn hóa phong tục, chúng tôi đã thu hoạch được những kết quả bước đầu khá thú vị về giá trị của thể loại văn học này.
Ca dao Nam Bộ là chuỗi ngọc thơ ca trữ tình trong sáng, long lanh vẻ đẹp của những tâm hồn người lao động chốn này. Ca dao không chỉ là khúc hát tình cảm mà còn ẩn chứa những phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian góp phần làm giàu thêm thế giới tinh thần của con người. Từ kho báu truyền ca dao, chúng tôi hiểu hơn về tổ tiên, về giá trị tinh thần của các bậc tiền nhân, bồi dưỡng tình yêu mảnh đất quê hương xứ sở.
Nếu tục ngữ là bộ lịch ghi lại danh mục và thời gian sinh hoạt, phong tục cưới hỏi “Cưới vợ không cheo như néo không mấu”, phong tục tang ma
“Chồng cô, vợ cậu, chồng dì, trong ba người ấy chết thì không tang”... thì ca dao biểu hiện một cách tinh tế phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Tiếng nói được cất lên từ những tâm hồn, tính cánh, số phận, cuộc đời ghi tạc dấu ấn văn hóa tốt đẹp nghìn đời của dân tộc. Hay nói cách khác, ca dao vừa khái quát phong tục tập quán vừa chuyên chở những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người.
Từ góc nhìn phong tục gắn với vòng đời con người, ca dao tái hiện những nghi thức cưới hỏi và tang ma. Qua ca dao Nam Bộ, phong tục hôn nhân phản ánh khát vọng hạnh phúc gia đình bằng những thanh âm trong trẻo,
tươi vui. Dạm hỏi trong ca dao gắn liền với hình ảnh “người mai dong”, với những nếp nghĩ, qui tắc trong việc chọn bạn trăm năm. Ca dao về lễ hỏi với đầy đủ sính lễ cưới truyền thống, trong đó trầu cau xuất hiện với tầng số khá cao. Những nghi lễ quan trọng như: lễ từ đường, lễ vu qui, lễ cúng tơ hồng được biểu hiện sinh động trong ca dao bằng những lời lẽ trang nghiêm, chứa đựng tình cảm tha thiết, dạt dào, thấm đượm nghĩa tình.
Có thể nói, tất cả những qui định trong tiến trình hôn lễ của người Việt xuất hiện trong ca dao. Bằng hệ thống biểu tượng, hình ảnh quen thuộc, ca dao đã khơi gợi trường liên tưởng phong phú về ứng xử trong hôn nhân của người Việt ở Nam Bộ. Từ đó, chúng tôi phát hiện những nghi lễ như lễ từ đường, vu qui vẫn còn được lưu truyền trong lễ cưới hiện đại còn tục cúng tơ hồng đã bị mai một. Như vậy, nghiên cứu ca dao về phong tục hôn nhân đã giúp chúng tôi nhìn về quá khứ, từ đó có cái nhìn so sánh về truyền thống cưới hỏi của người Việt xưa và nay.
Những bài ca dao phản ánh nghi lễ của phong tục tang ma cũng chính là tài sản tinh thần vô giá của thế hệ trước dành cho thế hệ sau. Những nghi lễ trong ca dao Nam Bộ không xa lạ, cầu kì, phức tạp mà nó hướng tới khát vọng sum vầy, hướng về đạo lí làm người, lẽ sống tốt đẹp trong cuộc đời. Người dân Nam Bộ khi nói về cõi chết, nghi lễ đưa tang, thời gian để tang đồng thời cũng thể hiện con người nghệ sĩ. Tác giả dân gian sử dụng nhiều lối diễn đạt hấp dẫn, nhiều điển tích, đậm hình ảnh so sánh làm nổi bật thế giới tâm linh cùng vẻ đẹp tín ngưỡng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thần linh.
Từ ngàn xưa, thờ cúng là vấn đề tâm linh mang ý nghĩa thiêng liêng đã trở thành phong tục văn hóa của dân tộc. Người Việt thờ cúng nhiên thần và nhân thần. Đó là Trời, Phật, các vị thần có công mở mang và bảo vệ bờ cõi đất nước và gần nhất tổ tiên, ông bà. Việc thờ cúng vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh vừa thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Điều này
được khắc họa đậm nét trong ca dao. Hay nói cách khác, ca dao Nam Bộ phản ánh niềm tin của con người vào thế giới thiêng huyền bí, giúp con người vượt qua những thăng trầm của cuộc sống ở vùng đất mới.
Ca dao là “bầu sữa ngọt” nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng của con người. Từ xưa đến nay, ca dao luôn luôn song hành cùng đời sống dân tộc, ca dao không chỉ đi vào các tác phẩm văn học viết mà còn tỏa sáng ở các lĩnh vực khác như báo chí, âm nhạc. Cho nên nghiên cứu tìm hiểu thể loại văn học dân gian này chính là cách để tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của dân tộc.
Trên đây, chúng tôi vừa trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài “Ca dao Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa phong tục”. Ở đề tài này, chúng tôi đã cố gắng từng bước đi vào bề sâu của các phong tục được ẩn chứa trong ca dao. Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên có những vấn đề chưa sâu sắc và trọn vẹn. Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ đóng góp một cái nhìn sơ khởi về giá trị của ca dao Nam Bộ trong diện mạo chung của văn học – văn hóa dân gian Việt Nam.
Trước những biến động của khoa học kĩ thuật, kinh tế thị trường nhiều giá trị xã hội thay đổi tuy nhiên vẫn có những giá trị bền vững với thời gian đó là những giá trị gắn liền với bản sắc văn hóa Việt như tục thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi, tang ma... Ca dao đã phục nguyên không gian văn hóa, thời gian văn hóa, góp phần kiến lưu giữ và bồi đắp “hồn tính của dân tộc”.
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Ngô Bích Phượng (2019), Phong tục cúng giỗ trong ca dao Nam Bộ, Kỷ yếu số 2, Hội thảo khoa học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2019 – 2020, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984). Ca dao dân ca Nam Bộ . TP. Hồ Chí Minh: Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Bùi Mạnh Nhị. (2001). Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh: Nxb. Giáo dục.
Chu Xuân Diên (chủ biên). (2011). Văn học dân gian Bạc Liêu. HN: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chu Xuân Diên (chủ biên). (2011). Văn học dân gian Sóc Trăng. HN: Nxb. Văn hóa – Thông tin Hà Nội.
Đại học Cần Thơ. (1997). Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
Đào Duy Anh. (1992). Việt Nam văn hóa sử cương. TP. HCM: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
Đinh Gia Khánh (chủ biên). (2001). Văn học dân gian Việt Nam. HN: Nxb. Giáo dục.
Đinh Kiều Nga. (20/07/2019). Bản sắc Văn hóa Việt Nam qua Di sản văn hóa tôn giáo (Phần II) , http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/3611.
Đức Thành (2019). Thọ Mai Gia Lễ. TP. HCM: Nxb. Hồng Đức.
Dương Quảng Hàm. (1968). Việt Nam văn học sử yếu. HN: Nxb. Trung tâm học liệu.
Hoàng Tiến Tựu (1990). Văn học dân gian Việt Nam, tập 2. TP. HCM: Nxb: Giáo dục.
Hoàng Xuân. (2010). Nguyễn Bính – Thơ và Đời. HN: Nxb. Văn học.
Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học và Văn hoá tâm linh. (08/03/2014).Văn học và Văn hoá tâm linh, những biến chuyển xưa – nay. http://khoavanhoc– ngonngu.edu.vn/hoi–thao/kh–ngu–van–2013/4658–vn–hc–va–vn–hoa–tam– linh–nhng–bin–chuyn–xa–nay.html
Huỳnh Ngọc Trảng (2016). Ca dao dân ca Nam kỳ Lục Tỉnh. ĐN: Nxb. Tổng hợp Đồng Nai.
Huỳnh Ngọc Trảng. (2013). Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần. TPHCM: Nxb. Văn hóa Văn nghệ.
Jean Chevalier –Alianheerbrant. (1997). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. ĐN: Nxb. Đà Nẵng.
Lê Anh Dũng. (11/05/2004).Văn hóa dân gian phản ánh tín ngưỡng tổng hợp của người Việt. http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=160
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (2007). Từ Điển Thuật Ngữ Văn Học. HN: Nxb. Giáo dục.
Lê Trí Viễn (1994).Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường. TP. HCM: Nxb. Giáo dục Ngô Đức Thịnh. (2002). Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam. TP Hồ Chí
Minh: Nxb. Trẻ.
Nguyễn Chiến Thắng. (1984). Ca dao, hò, vè Vĩnh Long. TPHCM: Nxb. Trẻ. Nguyễn Đổng Chi. (1957). Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. HN: Nxb. Giáo dục Nguyễn Du. (1999). Truyện Kiều. Hà Nội: Nxb. Văn học.
Nguyễn Hữu Hiếu (2011). Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ. TPHCM: Nxb. Thanh Niên
Nguyễn Như Ý, Chu Huy. (2014). Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam.