6. Kết cấu của luận văn:
1.2. Cảm hứng nghiên cứu, phân tích thể hiện qua vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hộ
hội nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người lao động trong thời kì quá độ.
1.2.1. Cách mạng tháng Tám thành công, không chỉ mở ra một kỉ nguyên độc lập cho
dân tộc, mà còn đánh đổ luôn chế độ phong kiến - một hình thái kinh tế xã hội đã tồn tại cả ngàn năm trong lịch sử. Cùng với thời điểm ấy, thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới đã tạo ra bước ngoặt phát triển của loài người, đánh dấu đỉnh cao mới của phát triển trí tuệ, mở ra một nền văn minh mới. Quan trọng hơn, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười có tác động sâu sắc đến các dân tộc, tạo cho các nước vừa giành được chính quyền như nước ta thời cơ mới, thách thức mới trên con đường lựa chọn sự phát triển của mình. Ngay từ những ngày đầu lên nắm giữ sứ mệnh lịch sử, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương, kiên trì đi theo lí tưởng cộng sản, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt chiến tranh. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc tiến hành khắc phục hậu qua chiến tranh, phát triển kinh tế, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đánh Mĩ. Trong thời kì đặc biệt ấy, Nguyễn Khải cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác hăng hái lên đường làm nghĩa vụ của một nhà văn chiến sĩ. Ông có mặt rất sớm ở những điểm nóng, nơi cuộc sống đang diễn ra sôi nổi, quyết liệt, tiêu biểu cho hiện thực cách mạng của đất nước, làm cơ sở cho việc phản ánh và sáng tạo văn học. Ông đặc biệt có hứng thú khi viết về mảng hiện thực nông thôn - nơi tập trung hơn chín mươi phần trăm dân số đất nước trên con đường cải tạo và xây dựng cuộc sống mới, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do điều kiện lịch sử đặc biệt, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp, xét về cả tính chất và trình độ. Điều này khiến cho kinh tế, xã hội nước ta bấy giờ chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên nội tại của nó. Bên cạnh đó, còn tồn đọng quá nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng, tâm lí do chế độ thực dân, phong kiến cũ để lại. Sự thật đó đã tạo
ra không ít khó khăn, thử thách cho đất nước trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội phát triển, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Muốn làm được điều đó, không còn cách nào khác chúng ta phải tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, cần thiết phải xây dựng một nền dân chủ khẳng định quyền lực của người dân trong guồng máy vận hành xã hội, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất, giải phóng con người để giải phóng xã hội, kết hợp sức mạnh cá nhân với sức mạnh cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy nhanh tiến trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Như thế, người dân mới được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước mới giàu mạnh, văn minh.
1.2.2. Hiểu biết đáng kể về chính trị, nhạy cảm trước những vấn đề mang tính thời sự,
nhiệt tình muôn làm một cái gì đó cho công cuộc đôi mới văn học, Nguyễn Khải đã tái hiện lại cuộc vận động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một vùng nông thôn có đạo qua tiểu thuyết “Xung đột’. Độc giả Có dịp thấy một thế giới nhân vật phong phú gồm vị cha cố, bọn phản động đội lốt tôn giáo, con chiên đủ loại, người sáng suốt, kẻ ngu muội cuồng tín. Vì thế, muốn giáo dân hưởng ứng, tham gia xây dựng cuộc sống mới, Đảng phải tiến hành đấu tranh giai cấp nhằm giải phóng nông thôn, giải phóng con người ra khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu về mặt nhận thức, tư tưởng, chính trị. Để cuộc đấu tranh ấy thắng lợi, nhà văn đã đặt cho mình nhiệm vụ: Phải làm sao chỉ cho quần chúng thấy được sự nguy hiểm của bọn phản động đội lốt tôn giáo, cũng là những kẻ dẫn dắt đời sống tinh thần giáo dân từ rất lâu, mà không gây ra những cú sốc lớn, đẩy người ta vào chỗ mất phương hướng khi chưa tìm ra niềm tin mới. (Chúng tôi đã trình bày ở phần 1.1). Bên cạnh đó, tác giả cũng xây dựng được một lực lượng chính trị có khả năng đem lại sự thay đổi tư duy của tín đồ một cách thuyết phục, làm cho người dân tin tưởng, hưởng ứng tích cực các chủ trương chính sách của Đảng, không để họ ngộ nhận mình đang chịu sự điều khiển của một thế lực mới. Nhà văn đã lấy những nguyên mẫu ngoài đời để xây dựng nên những nhân vật tích cực có khả năng tập hợp quần chúng như Môn, Thụy, Nhàn (Xung đột). Trên mặt trận đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt, họ bộc lộ những phẩm chất đáng quí: sống có lí tưởng, bản lĩnh trong các cuộc đụng độ với kẻ thù, bình tĩnh giải quyết khó khăn, có năng lực linh hoạt, khôn khéo trong quản lí xã hội. cả ba nhân vật này đều là tín đồ Thiên Chúa giáo nên bước đầu, họ cũng thành công trong việc giác ngộ được những giáo dân như bà Tinh, anh Hòa, ông Dương, Chị Đại, giúp họ có đủ dũng khí đứng lên vạch tội kẻ thù, hăng hái tham gia phong trào hợp tác hóa nông thôn.
1.2.3. Ở phần hai “Xung đột”, Nguyễn Khải chủ yếu đi vào tìm hiểu cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất. Nó không chỉ đem lại ruộng đất, cơm áo cho nông dân lao động, mà còn giáng những đòn chí tử vào mọi thành trì của tư tưởng cũ, làm biến đổi mọi quan hệ xã hội. Song để giải quyết cuộc đấu tranh tư tưởng của người nông dân là hoàn toàn không đơn giản, khi tính ưu việt của hợp tác xã mới chỉ là lí thuyết, chưa có những thành tựu cụ thể. Người dân xứ Hỗ vẫn đầy hoài nghi vào phong trào hợp tác hóa và phương thức làm ăn mới. Họ cảm thấy cái phần dành cho đạo chưa được thỏa đáng: Đi lễ sợ mất cộng điểm, đi làm sợ đắc tội với bề trên. Bản thân họ cũng chưa được nhận lợi lộc gì, nên khi bị đụng chạm một chút đến lợi ích cá nhân, họ phản kháng một cách quyết liệt. Vụ vận động góp thóc giống đã làm cuộc họp xã viên trở nên náo loạn vì trận cãi vã ôm sòm giữa bà Nhàn và ông Dương. Bà bịa ra chuyện túng thiếu, con cái bỏ mặc không chăm lo để được nhận tem phiếu mua hàng và khỏi phải đóng thóc cho hợp tác xã. Sự thật là “bà lão lo xa đem thóc chôn vào chân cây rơm, đêm đêm xúc trộm dăm mười đấu đem bán cho vợ Thụy”. Vợ chồng Lân sợ phải đưa con trâu vào hợp tác xã, nên đã lén lút bán cho người khác mổ thịt, trong khi nó còn rất khỏe mạnh. Lí do đơn giản là bán cho thương lái thì được giá hơn là bán cho hợp tác xã.
Trong tác phẩm “Chủ tịch huyện”, chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Nhưng thời gian đã khiến họ phải đi đến quyết định xin ra khỏi hợp tác. Người đưa đơn đầu tiên là cụ Hóa, người gắn bó với phong trào ngay từ khi nó mới bắt đầu. Cụ còn vận động những người khác cùng tham gia. Nguyên nhân chính là họ không còn cảm thấy yên tâm làm ăn, khi quyền lợi chính đáng của mình bị tước đoạt. Hiện tượng tư hữu đã bắt đầu xuất hiện ở một số lãnh đạo. “Mấy ông đảng viên còn tham mấy sào vườn thô, cán bộ đảng viên còn hò nhau xà xẻo đất của tập thể để mở vườn, mở trại thì nói sao được xã viên. Thành thử những người tốt họ cũng chán” . Rồi cũng vì mấy sào vườn riêng mà người ta không còn muốn làm ruộng chung, thậm chí còn chiếm dụng số phân đạm của nhà nước đưa về bón đay để chia chác cho nhau mỗi nhà dăm bảy cân bón cho cây trong vườn. Năng xuất cây trồng giảm, “những người lăn lộn với hợp tác xã lại rất có thể bị đói”. Thế nên, tình trạng xã viên xin ra khỏi hợp tác xã đã trở nên phổ biến ở các xã trong huyện. “Cũng vào tháng này năm ngoái, có hai chục hộ ở Nam Hòa gửi đơn lên thẳng trung ương khiếu nại về đời sống khó khăn, thu hoạch quá thấp, xin được ra ngoài làm ăn, nhưng vẫn “Trung thành với Đảng với chủ nghĩa xã hội”. Người dân coi trọng vấn đề công bằng xã hội dựa trên sự phân phối vật chất đồng đều. Cuộc sống đã dạy họ cách làm ăn đem lại sự ấm
no, sung túc. Như vậy, một vấn đề mới lại được đặt ra: Nếu không giải quyết một cách ổn thỏa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, thì khó lòng mà hướng quần chúng vào qũi đạo chung của cuộc sống mới. Bên cạnh đó, họ cũng đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có tinh thần vì dân, vì tập thể, không được lợi dụng chức quyền để vun vén cho lợi ích cá nhân. Điều này bắt buộc những người có trách nhiệm phải lựa chọn một trong hai cách, hoặc là vì tập thể, hoặc là từ chức chứ “lần khần dùng dằng đứng ở cái quãng giữa là không được”. Nhà văn còn nhận thấy: Để nông thôn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn, Đảng phải chú trọng nhiều hơn việc đào tạo cán bộ. Trong đó, giáo dục nhân cách phải được coi là mục đích cao nhất, nhằm trang bị cho đội ngũ những người lãnh đạo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tâm hồn, nâng cao bản lĩnh sống để không sa ngã vì ma lực đồng tiền như các nhân vật Thụy (Xung đột), Đàm (Chủ tịch huyện).
1.2.4. Sau chiến thắng 30-4-1975, cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc
này, Nguyễn Khải chuyển vào Nam. Hiện thực nơi đây phức tạp hơn nhiều so với miền Bắc thời kì đầu bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, “bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ”. Một mặt, nó đặt ra cho văn học nhiệm vụ phải khám phá, tìm hiểu, mặt khác nó cũng tạo nên những hứng thú đặc biệt, thu hút sự quan tâm của những cây bút vốn có sở trường nghiên cứu phân tích như Nguyễn Khải. Thắng lợi của cách mạng là tất yếu lịch sử, con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là việc cần thiết ở mảnh đất phương Nam vừa mới thoát ra khỏi chiến tranh. Một trật tự cũ bị tháo tung ra, thay vào đó là một trật tự mới đang được tổ chức lại. Những lối sống cũ bị đánh đổ, lối sống mới hình thành, mọi thứ đều ở trong tình trạng phá hủy và xây dựng, chấm dứt và mở đầu. Sự thay đổi ấy đã tác động mạnh mẽ đến từng số phận, làm thay đổi thế giới quan nhỏ bé của từng cá nhân trước những biến đổi lớn lao của toàn xã hội. Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Khải giai đoạn này là những người trí thức, có trình độ khoa học kĩ thuật, hiểu biết sâu rộng các vấn đề xã hội, ở cả hai phía. Đã đi qua chiến tranh, người thắng, kẻ thua nay có điều kiện ngồi lại với nhau để luận bàn về cách mạng, về lịch sử, về những vấn đề hiện tại họ đang đối mặt khi sống trong chế độ cộng sản.
Năm năm sau ngày giải phóng là một khoảng thời gian đầy thử thách cho tất cả những người đương thời, đặc biệt những người ở phía bên kia. Họ bị đặt vào tình thế phải lựa chọn một cách nghiệt ngã, hoặc giữ khư khư cái cũ, đứng yên không xê dịch, hoặc chấp nhận đồng hành với cái mới, tự lột xác để tiếp tục sống bằng thái độ nhập cuộc tích cực. Không
phải ai trong số họ cũng xấu. Ông Quý (Gặp gỡ cuối năm) “chỉ mong được là một trí thức - viên chức, là người có tài”, nhưng vì sự lựa chọn sai lầm ban đau, nên giờ thành người chiến bại. Ông Đại, ông Chương cũng thế. Họ đại diện cho một bộ phận không nhỏ quần chúng ở miền Nam sau ngày giải phóng, đang chới với trước sự chuyển mình của lịch sử. Nếu nhà cầm quyền rộng lượng bỏ qua sai lầm của họ trong quá khứ, mạnh dạn tin tưởng và giao công việc đúng với khả năng, thì “cái anh trí thức vừa được cách mạng đem lại tự do” có lẽ sẽ thành người hữu ích. Để họ phải vất vả trong sự lựa chọn, sống thu mình mặc cảm, chúng ta không chỉ vô tình làm lãng phí một bộ phận trí thức có tài, rất cần cho đất nước thời ấy, mà còn đẩy họ vào thế đối đầu với cách mạng, hoặc sa đà vào các tệ nạn xã hội, gây nhiều khó khăn cho chính quyền. Sau khi chế độ cộng hòa sụp đổ, bà Hoàng (Gặp gỡ cuối năm) cương quyết quay lưng với chế độ xã hội mới, chỉ sống bằng tiền của đứa con trai ở nước ngoài gửi về và giết thời gian bằng tụ tập nhau đánh bài, xoa mà chược. Bà tự hào là “một mẫu người ăn bám hoàn toàn có tìm khắp thế giới cũng không có”. Con người này luôn miệng nói không bàn chuyện chính trị, tuyên bố “tống cổ chính trị ra khỏi cái nhà này”, nhưng cuối cùng lại là người quan tâm đến nó nhất. Bà ghét cộng sản, nhưng tôn trọng niềm tin và thái độ của con dù nó có hoàn toàn khác mình, “chê bai Việt cộng nhưng cũng chửi bới tuốt tuột các nhân vật chính trị của chế độ trước một lũ học đòi, cắn hột cơm không vỡ thì làm gì nổi”. Nói về mấy vai chính của Sài Gòn năm 1975, bà coi đó là một lũ tầm thường, những diễn viên tồi “đã diễn cương còn lại diễn dở thì thối bằng cứt. Tôi là người được thuê tiền để vỗ mà còn phải tính bài chuồn. May mà họ đã hạ màn sớm” . Sự thay đổi từ cuộc sống hưởng lạc ăn trắng mặc trơn, sang thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của lớp người này được nhà văn khắc họa, phân tích cặn kẽ qua thái độ, hành động, lời nói của bà Hoàng. Theo dõi toàn bộ câu chuyện, chúng ta nhận thấy nhân vật này là người có trình độ học vấn thấp nhất, nên con đường đi đến quyết định cuối cùng là chấp nhận cuộc sống mới của bà diễn ra một cách khó khăn nặng nhọc, nhưng đầy tính thuyết phục. Thái độ quay lưng lúc đầu của bà cũng có nguyên nhân của nó, một nguyên nhân chính đáng chứng tỏ bản lĩnh và khả năng nhận thức đúng đắn của con người này trước những vấn đề hệ trọng của đời mình, của lịch sử. Sống mãi dưới chế độ cũ, bà Hoàng không khỏi có cái nhìn thiếu thiện cảm với người cộng sản, không tin họ có thể đem lại sự thay đổi lớn lao cho cuộc sống của bà. Nhưng khi vấn đề này được đem ra mổ xẻ từ nhiều góc độ, được đánh giá khách quan từ chính người thân, sự thắng thế của cách mạng, khiến bà Hoàng, lần đầu tiên biết tự vấn lòng mình bằng những câu hỏi hết sức nghiêm túc: “Làm sao lại thế ? (...) Tự chị phải
cắt nghĩa lấy bao nhiêu cái làm sao”. Nhân vật vòn là người không ưa suy nghĩ, từ bé đến lớn được bao bọc trong nhung lụa, giờ thời thế thay đổi, tay chân chưa phải vất vả nhưng cái đầu đã muốn điên lên vì phải nghĩ ngợi xa gần. Đã có lúc bà Hoàng có ý muốn tự tử, nhưng rồi lại không dám. sống như cũ không được nữa. Quá khứ đã ở lại phía sau lưng, hiện tại phải quyết định. Phút giao thừa đang đến như tất yếu không thể phủ nhận, mặc cho ai muốn