Kiểu tường thuật lạnh lùng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn khải (Trang 56 - 59)

6. Kết cấu của luận văn:

3.1.1. Kiểu tường thuật lạnh lùng:

3.1.1.1. Trong kiểu tường thuật này, người kể hoàn toàn đứng ở vị trí khách quan, vờ

như không biết câu chuyện và đứng ngoài các biến cố của hiện thực. Nhờ vậy, người đọc cảm thấy hiện thực được phản ánh trung thực, khách quan, gây ấn tượng mạnh mẽ. Có lẽ, do kiểu tường thuật này mà nhiều nhà phê bình đã nhận xét: Văn Nguyễn Khải có giọng tỉnh táo đến lạnh lùng, thiếu đi sự say mê mềm mại. Nhưng xét cho cùng, giọng văn này không chỉ do điểm nhìn của người kể chuyện, mà ọòn chịu sự qui định của nhiều yếu tố nghệ thuật khác. Trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, cảm hứng nghiên cứu phân tích, khuynh hướng viết về các vấn đề mang tính triết luận đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật.

Chúng tôi đơn cử tiểu thuyết “Xung đột”. Ở tác phẩm này, người kể dường như không quan tâm đến những biến cố của câu chuyện xảy ra ở thôn Hỗ. Nhà văn thuật lại tính cách, cảnh ngộ các nhân vật một cách khách quan theo nguyên tắc không tham gia vào chuyện của bất cứ nhân vật nào, không bộc lộ cảm xúc, cho dù đó là chuyện thương tâm. Huệ là nhân vật có số phận đau khổ nhất. Đi tu theo tiếng gọi của tình yêu, cô gái mười bảy tuổi

ngây thơ tin vào lời hứa hão huyền của tu sĩ Thịnh, một kẻ nổi tiếng xảo trá, thâm độc, để “về Bái ở mụ giữ trọn lòng chung thủy của mình”, mong được gần người mình yêu. Thời gian trôi qua, thấm thoát đã năm năm, người thiếu nữ đã phải chịu đựng bao nhiêu khổ ải “ngày ngày hành hạ xác thịt, đêm đêm khấn nguyện cho sự giải phóng của lỉnh hồn”, thèm được trò chuyện, được tâm tình, nhưng chỉ có sự im lặng và lời cầu nguyện rầm rì, những bóng áo váy đen lướt qua lặng lẽ câm nín.

Năm năm chờ đợi và năm năm đã đi qua. Nước da của Huệ nhạt tái, quầng mắt thâm đen, bàn tay gầy guộc, run rẩy và mớ tóc xanh mượt của tuổi xanh cũng không còn nữa (...) Chị bước chân vào nhà tu với những khát vọng rất trần tục, nay ngọn lửa của hi vọng bắt đầu tàn rụi, thì còn đâu sức mạnh chịu đựng những khổ ải ngày thêm nặng nề

Khi cha tới, Huệ đang trong cơn hấp hối. Đập vào mắt ông là hình ảnh đứa con gái tội nghiệp: “Đầu hơi chúc xuống gối, môi co lại, hàm răng trên chìa ra ngoài. Qua lớp chăn mỏng, một khuôn người nhỏ bé co quắp như sau cơn giãy giụa đau đớn”. Khi nghe bà dòng gọi: “Anna Trần Thị Huệ, có bố đến thăm đây!”, người hấp hối cựa mình, “hai cái mi mắt nhũn nhẽo, dãn dúm từ từ mở (...) Cặp mắt khô đục óng ánh lên một chút, một bên kẽ mắt nhoang nhoáng ướt và một giọt nước mắt lăn nhanh ra”. Trong tình cảnh thương tâm ấy, người trần thuật không sử dụng bất kì câu văn cảm thán nào, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm nhờ lớp từ tượng hình, nhưng tuyệt nhiên không thấy được bất cứ cảm xúc nào của người trần thuật. Song không vì thế, mà người đọc không cảm nhận hết mức độ bi thảm trong cái chết của Anna Huệ. Thậm chí, cách dồn nén tình cảm của người kể vào những câu văn trung tính lại giúp người đọc cảm nhận một cách sâu xa bi kịch của nhân vật. Huệ là nạn nhân của những thiết chế tôn giáo, những luật lệ hà khắc, mà bọn đội lốt tôn giáo đem ra hành xử, nhằm trấn áp những con chiên mê muội, yếu hèn. Ý nghĩa tố cáo, đả kích không thương tiếc và sự đấu tranh không khoan nhượng của những người tiến bộ đối với một thứ tôn giáo phản động đi ngược lại quyền lợi của con người, vì thế, được người đọc nhận ra một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.

3.1.1.2. Vấn đề cơ bản đặt ra trong kiểu tường thuật lạnh lùng là lời văn gián tiếp của

người tường thuật và lời trực tiếp của nhân vật được tổ chức rất linh hoạt trong dòng đối thoại và độc thoại của nhân vật. Khi chọn kiểu tường thuật này, nhà văn cố tình giấu kín quan điểm của mình để cho nhân vật tự nói lên, nên lời văn trực tiếp xuất hiện khá nhiều. Chẳng hạn, như: Để tố cáo sự giả dối của các đấng chăn chiên, trong “Xung đột”, Nguyễn Khải đã để cho rất nhiều nhân vật lên tiếng, ở đầu tác phẩm là bà Tình tố cáo tội ác của các

cha. ở gần cuối tác phẩm là lời thổ lộ nỗi uất ức, cay đắng chan chứa trong lòng của Huệ khi đặt niềm tin không đúng chỗ.

Bố ơi, khi con ở nhà đức tin con mạnh, con vào ở đây đức tin con chẳng còn nữa, tất cả mọi người lừa dối con. Bà Nhất thì cay nghiệt hơn dì ghẻ, đuối tay đuối sức một chút là bị phạt rồi. (...) Sao con lại tự đưa mình vào chốn khổ, khổ mà chẳng được ơn ích gì. Họ mặc áo bà dòng khấn khứa từ sáng đến tối, nhưng vẫn tằng tịu với người khác giới, có người uống nước thôi thai, có người đi đẻ giấu, có người còn đang tay bóp chết con nhỏ. Mẹ Nhất cũng có nhân tình”.

Trong khi đó, lời trực tiếp của tác giả thể hiện ở lời “trữ tình ngoại đề”, hoặc lời bình luận đạo đức, triết lí của tác giả. Loại này xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, mà chúng tôi chỉ dẫn một đoạn làm ví dụ tiêu biểu.

Sau những lời giới thiệu sơ lược về cha già quản hạt (Cha và con và...), thay vì để người đọc tự họa lấy chân dung của nhân vật, nhà văn tổng kết luôn. Đó là “một ông già quê mùa và thủ cựu, một người chỉ huy can đảm và sáng suốt, một thầy tu đã chán chường và chỉ thích bông lơn, một nhà cách mạng, một người yêu nước, một triết nhân cô độc”.

Điểm quan trọng trong kiểu tường thuật lạnh lùng là tính khách quan, nên lời trực tiếp của nhân vật được nhà văn chú ý nhiều hơn lời trực tiếp của tác giả, vì ở dạng lời văn này “chẳng những được hiểu theo quan điểm khách thể của nó, mà bản thân còn là đối tượng của tính khuynh hướng với tư cách là lời nói mang tính cách điển hình giàu sắc thái” (M. Bakhtin).

3.1.1.3. Thế nhưng, trong kiểu trần thuật lạnh lùng nếu nhà văn sử dụng quá nhiều lời

trực tiếp, thì sẽ làm cho người đọc cảm thấy ngán, bởi sự đơn điệu của lời văn. Ý thức được điều này, Nguyễn Khải đã sử dụng lời gián tiếp, sử dụng linh hoạt các dạng lời nói khi kể chuyện, đặc biệt là trong những đoạn độc thoại của nhân vật.

Đây là độc thoại nội tâm của cha Thư. Đoạn văn có sự phối hợp sinh động lời nói ở các dạng khác nhau. Có lời trực tiếp của nhân vật, có lời người kể nửa trực tiếp đan xen làm cho đoạn văn có nhiều giọng điệu.

Người kế nghiệp trẻ tuổi sẽ bắt đầu công việc khai phá từ đâu? Với những ai? Sẽ phải đối mặt với những trở ngại nào? (Lời kể nửa trực tiếp). Lòng nhiệt thành là một nhân đức nguy hiểm nếu không biết thực hành đúng. Vâng đúng là thế (lời người kể).

Nhưng...vẫn phải bắt tay làm việc nào đó chứ, để cổ cơ hội lượng sức mình, và thử thách người (lời người kể nửa trực tiếp mang giọng của nhân vật) (...) Lạy chúa ! Con nên bắt đầu như thế nào để tỏ được mình ra trước các tín hữu? (Lời trực tiếp của nhân vật). Nỗi phân vân của một người vừa là linh mục với trọng trách trên vai, vừa là một chàng trai trẻ chưa từng nếm trải mùi đời. Rất muốn ngay từ đầu đã biết ra lệnh một cách oai nghiêm, lại vẫn ngầm sợ hãi nếu như sau lưng mình chỉ là một khoảng trống (Lời gián tiếp của người kể chuyện).

Do tham vọng của nhà văn không chỉ dừng lại ở việc hướng đến đối tượng, mà phải còn thâm nhập vào bên trong của lời khách thể, nên đôi khi sự phân biệt giữa lời trực tiếp của nhân vật và lời người kể chuyện gián tiếp chỉ ở mức độ tương đối, rất khó để có thể phân biệt một cách rạch ròi.

Qua các đoạn văn trên, chúng tôi nhận thấy, cho dù sử dụng độc thoại nội tâm, song Nguyễn Khải không những thể hiện được những trạng thái tinh thần của cha Thư, mà ông còn có khả năng biến dòng tâm lí nhân vật thành ngôn ngữ của mình hoặc giao thoa giữa ngôn ngữ mình và ngôn ngữ nhân vật, tức là dùng lời của mình để thể hiện lời độc thoại của nhân vật. Loại lời văn này cũng xuất hiện ở phần cuối tiểu thuyết “Điều tra về một cái chết” nhằm diễn tả sự thất bại của Tư Tốn trên con đường cải tạo và bi kịch vỡ mộng của nhân vật khi phải chạy trốn khỏi “cái mộng tưởng đã một thời là niềm tin của mình”... Hay như độc thoại của nhân vật Hiệp trong “Chủ tịch huyện”,Nhàn trong “Xung đột”, Chính trong “Một cõi nhân gian bé tí”, cũng có cùng một cách tổ chức lời văn. Hơn thế nữa, khi đi sâu vào miêu tả hay giới thiệu nhân vật, chủ thể kể chuyện thường kèm theo lời đánh giá phân tích. Để tổ chức lời văn như thế, Nguyễn Khải đã sử dụng linh hoạt các hình thức lời nói gián tiếp, trực tiếp và nửa trực tiếp là hợp lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn khải (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)