6. Kết cấu của luận văn:
3.2.1. Kiểu người tường thuật xưng “Tôi” kể lại một câu chuyện mà trong đó “Tôi”
vừa là người tường thuật vừa là một nhân vật:
3.2.1.1. Ở kiểu tường thuật này, tác giả nhập vào chủ thể “Tôi” với vai trò người dẫn
chuyện, nhằm đi sâu hơn vào tâm tư, tình cảm của nhân vật. Bên cạnh đó, “Tôi” xuất hiện một cách trực tiếp cùng bình diện với các nhân vật khác của tác phẩm. Quá trình này khiến điểm nhìn được dịch chuyển từ tác giả qua nhân vật. “Tôi” là người tham gia, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, nên quan điểm của nó về căn bản là thống nhất với quan điểm của người dẫn chuyện, của tác giả. Trong vai người dẫn chuyện, “Tôi” có thể thoải mái phát biểu tâm tư, tình cảm, quan điểm của mình như các nhân vật khác. Kiểu người trần thuật xưng “Tôi” vừa là người dẫn chuyện, vừa là một nhân vật còn giúp người đọc thấy được thị hiếu thẩm mĩ, cách cảm, cách nghĩ, quan điểm sáng tạo của nhà văn. Khi là người dẫn chuyện, “Tôi” có mối quan hệ khá thân thiết với các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm. “Gặp gỡ cuối năm” được bắt đầu từ một câu nói của bà chị họ Nguyễn Khải, nên phần lớn các nhân vật có dáng dấp những người bà con của chính tác giả. Vì thế, những gì “Tôi” kể về các nhân vật có mức độ tin cậy cao. Để làm nổi bật lên những phẩm chất cần khắc họa của nhân vật, người kể thường dùng lời gián tiếp hay lời nửa trực tiếp thông qua đối thoại hay độc thoại. Điểm nhìn trần thuật, vì thế cũng được chuyển đổi linh hoạt. Càng về sau, những câu chuyện mang tính đời tư, có liên quan đến “gia đình lớn” của Nguyễn Khải lần
lượt được ông đưa vào trang viết. Do đó, nhân vật phần lớn là sự hóa thân của tác giả. Dường như, ông không chỉ sống cùng nhân vật của mình mà còn chiêm nghiệm nó, nên chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn đã nhiều lần đặt mình vào nhân vật “Tôi” trong vai trò người dẫn chuyện để được là người trong cuộc. Người ta có thể kể chuyện khi không cần tham gia, chứng kiến, nhưng để thuật được chuyện thì nhất định anh ta phải là người trong cuộc. Người đọc đã được chứng kiến sự nhập vai của Nguyễn Khải vào nhân vật “Tôi” một cách sinh động, đa dạng, một người trong cuộc nếm trải, tự giãi bày. Cũng bởi điều này, độc giả dễ nhận ra giọng văn Nguyễn Khải không thể nhầm lẫn với ai. “Tôi” trong tiểu thuyết Nguyễn Khải với tư cách vừa là người dẫn chuyện, vừa là một nhân vật không chỉ là “xướng ngôn viên” cho mọi quan điểm của tác giả, mà còn thể hiện được ngôn ngữ của chủ thể thông qua sự lí giải, tổ chức hoạt động của nhân vật.
3.2.1.2. “Thời gian của người”, “Vòng sống đến vô cùng” có chung một cách kể
chuyện, ở hai tác phẩm này, “Tôi” vừa tồn tại khách quan như các nhân vật có tên tuổi cụ thể như ông Mười, Giang, Duy, Thụ... vừa đảm nhiệm vai trò là người tường thuật. Tác giả đặt điểm nhìn nơi nhân vật để bộc lộ thái độ suy nghĩ của mình, đồng thời thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm để khám phá thế giới bên trong của nhân vật. Trong hoạt động ngôn từ nhân tố đối thoại, độc thoại là vô cùng quan trọng, qua đó chúng ta có thể khai thác những hình ảnh ẩn trong ý thức con người, khám phá con người và xã hội. Đoạn văn trích từ “Vòng sóng đến vô cùng” sẽ làm rõ điều này:
“Nói cho cùng, anh Thụ và anh Mười đều được nhào nặn bằng những chất liệu giống nhau (...) Ngày hôm nay thuộc về sự từng trải của Thụ, và cũng ngày hôm nay đã tước đi nhiều kỉnh nghiệm đã có của anh Mười (1). Để mắt vào đâu cũng thấy nó lạ lùng, nó quái gở, chả lẽ chủ nghĩa xã hội lại là thế. Mười năm hòa bình đối với tôi còn mệt mỏi hơn rất nhiều so với ba mươi năm trong chiến tranh (2) - Anh Mười thú nhận với tôi như thế (3). Trong chiến tranh tôi có thể tự cắt nghĩa được tất cả, còn trong hòa bình nhất nhất đều phải đợi cấp trên giải thích, có khỉ nghe giải thích cả chục lượt mà vẫn ấm ức, vẫn không hiểu thông, vì không sao hiếu nối, làm sao mà hiểu nổi. Cứ như người bơi ngược dòng, phải cố gắng đến từng giây từng phút. Mà nước thì xiết, mà sức thì nhược. Lắm lúc cũng muốn buông tay cho nó tự trôi đi...”(4)
Ta thấy có lời trực tiếp của chủ thể kể (3), có lời miêu tả tâm sự của ông Mười khi phải đối mặt với những chuyện không mấy dễ chịu do cơ chế quan liêu và cách làm việc nguyên tắc của một số cán bộ lãnh đạo (1,2,4). Qua lời tâm tình của nhân vật, chủ thể kể khéo léo
lồng vào đấy những nhận xét về chủ nghĩa xã hội. Lời kể, do vậy, đã đi sâu được vào thế giới bên trong của nhân vật. Cùng với sự phân tích khách quan của tác giả, lời kể ấy mang tư tưởng của ông Mười được thể hiện qua lời văn nửa trực tiếp. Ở đoạn văn trên, ta bắt gặp lời kể của chủ thể hướng tới nhân vật, khêu gợi sự suy nghĩ của nhân vật và đồng tình với suy tư ấy, còn lời của nhân vật (ông Mười) hướng tới người đối thoại là “Tôi” và hướng tới đối thoại ý thức với một lớp người trưởng thành từ chiến tranh, có những đóng góp lớn lao vào công cuộc giải phóng đất nước, nay nhìn thấy nhiều điều vô lí trong cách hành xử của cấp trên, của cơ chế, chính sách mà đành bất lực. Sự đồng cảm của chủ thể kể với tâm sự của nhân vật khiến cho đoạn văn có sức lắng đọng dư ba. Nhờ vậy mà người đọc không cảm thấy nhàm chán vì lối văn một giọng mà chủ thể kể trình bày.
Cũng cần nói thêm rằng, mối quan hệ mật thiết gần gũi giữa “Tôi” và nhân vật không chỉ rút ngắn khoảng cách của câu chuyện với tác giả, với độc giả, mà còn giúp tác giả có điều kiện, thâm nhập tâm tư sâu kín nhất của nhân vật, biến tâm sự của nhân vật thành tâm sự của mình, hoặc tâm sự của chính nhân vật “Tôi” một cách trực tiếp bằng lời văn gián tiếp hai giọng.
“Giang ơi! Cậu chưa hiểu hết con người đã đẻ ra cậu! Cả tôi nữa, tôi cũng chưa hiểu hết anh nếu chỉ biết anh qua mấy ngày trò chuyện. Anh quả là một nhân vật ghê gớm, không chỉ ở cái thời đã qua mà còn ở cái thời đang diễn ra, cái thời có vô vàn khó khăn, gai góc trong im lặng, trong hòa bình, trong reo vui và ca hát”.
Qua phân tích các dẫn chứng trên, chúng tôi nhận thấy: Xen lẫn giữa mạch truyện tự sự của chủ thể “Tôi” kể về các nhân vật khác là những đoạn tâm sự trực tiếp của nhân vật “Tôi”, người chứng kiến câu chuyện. Điều này làm cho câu chuyện kể ngừng lại, “Tôi” như đang muốn suy tư cùng nhân vật, cùng độc giả. Do vậy, truyện đã tạo được những điểm nhìn khác nhau qua cách dịch chuyển vai kể đầy sinh động. Cách kể này thể hiện bằng lời văn gián tiếp của người kể và lời nửa trực tiếp mang ý thức nhân vật rất rõ nét.