6. Kết cấu của luận văn:
3.1.2. Kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật:
3.1.2.1. Ở kiểu tường thuật này, người tường thuật vẫn tách mình ra khỏi diễn biến của
câu chuyện, nhưng lúc nào cảm thấy cần thiết lại hòa mình vào nhân vật để phản ánh toàn bộ thế giới tâm hồn của nó. Chính vì vậy, người đọc dễ dàng nhận thấy, chủ thể tường thuật thường thâm nhập vào những suy nghĩ, hành động để khám phá, phân tích thế giới tình cảm, những lớp lang tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật. Để đạt được điều này, nhà văn thường sử dụng hình thức lời nói nửa trực tiếp - lời của chủ thể tường thuật, nhưng mang ý thức của nhân vật đã có sự giao thoa giữa lời người kể và độc thoại nội tâm cua nhân vật. Kiểu lời
văn này giúp người đọc có cơ hội được cùng hòa mình với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật, đồng thời được thưởng thức nghệ thuật phô diễn “con người bên trong nhân vật” của tác giả, từ đó hiểu thêm những diễn biến phức tạp trong tâm hồn con người. Lời nửa trực tiếp không đồng nhất với lời trực tiếp của tác giả. Với kiểu tường thuật này, điểm nhìn của tác giả và nhân vật gần như trùng khít, hòa lẫn vào nhau tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cao cho tác phẩm. Bên cạnh đó, người đọc thấy được hiện thực sống động, được đắm mình trong suy tưởng cùng nhân vật như là nó vốn có.
Với kiểu tường thuật khách quan hóa, lời văn rất dễ rơi vào tình trạng trung tính nặng về thông báo làm cho người đọc có cảm giác nhạt nhẽo, nhàm chán. Để khắc phục điều này, Nguyễn Khải hòa mình cùng nhân vật, kể bằng chính ngôn ngữ của nó. Đoạn văn sau làm ví dụ:
“Người bị quản chế tại quê đưa mắt nhìn lơ láo khắp lượt, toàn người lạ, đến con cháu cũng lạ, cuống nhau chôn ở đây mà lúc về toàn người lạ, lạ đất, lạ người. Vậy còn nơi nào là quen, chẳng một nơi nào hết. Một đời người lưu lạc khắp nơi, chẳng nơi nào là thật sự gắn bó, nơi nào cũng là nhờ, là tạm. Về hẳn quê sống với con cháu cũng chưa hẳn là thân thuộc. Chẳng có ai thật sự chờ ông ở đó cả”
Đây chính là nỗi lòng của mọ Vũ (Một cõi nhân gian bé tí). Nỗi lòng ấy được kể lại ở ngôi thứ ba, nhưng ngôn ngữ thì rõ ràng là của nhân vật. Sự xuất hiện của từ “lạ” được lặp lại tới năm lần trong một câu văn đã thể hiện rõ nét tâm trạng của người đã rời xa quê hương, bản quán từ rất lâu, nay mới trở về. Vật đổi sao dời, lúc mọ Vũ đi làm chính trị, người con gái mới chỉ là một cô bé lên chín, lên mười, nay trở về, con gái mọ đã thành bà lão, thử hỏi sao không lạ. Những từ ngữ như “lưu lạc”, “nhờ”, “tạm”, cách nói phủ định “chẳng nơi nào thực sự là gắn bó”, “cũng chưa hẳn là thân thuộc”, “chẳng có ai thực sự chờ ông” là của người kể, song đó là cảm nhận, là nỗi lòng của người bị quản thúc.
Cũng trần thuật ở ngôi thứ ba về Định (Một cõi nhân gian bé tí), nhưng ngôn ngữ của tác giả không chiếm ưu thế mà hòa vào nhân vật. Qua đó người đọc nhận ra ngôn ngữ cá tính của Định. Có lẽ, đây là đoạn độc thoại thể hiện rõ nhất những nỗi đau đớn của người trí thức khi từ bỏ bản ngã của mình, vì sự lựa chọn ban đầu không sáng suốt, nên hiện tại phải sống khổ sở, vật vã.
“Trong một thoáng Định đã trở về nguyên mẫu là một anh trí thức, một anh đọc sách với những băn khoăn, những đau đớn siêu hình. Anh tự biết mình đang bị trừng phạt vì dám
vứt bỏ cái bản ngã để chọn cái phù du. Ban ngày anh sống theo cách sống đã lựa chọn, nhưng đêm đến lại phải sổng với cách sống thượng đế đã chọn. Trời đất ơi! Cái hình phạt xẻ đôi người kéo dài đã mấy chục năm mà vẫn lê lết được mới biết người ta ham sống lắm, sống đau đớn, sống ê chề mà vẫn làm lụng, vẫn lấy vợ, vẫn đẻ con, vẫn giơ tay ra hứng lấy từng giọt hi vọng thì sự nhẫn nhục, sự bất chấp mới thật là kỉnh hoàng”.
3.1.2.2. Để hiện thực được phản ánh một cách khách quan, tác giả thường không trực
tiếp nói ra suy nghĩ, hoặc bộc lộ thái độ của mình, nên nhờ nhân vật nói hộ. Khi ấy, người tường thuật trong tác phẩm không chỉ là người chứng kiến mà phải là người trong cuộc. Anh ta phải nhập thân vào nhân vật để nói lên tiếng nói của nhân vật thông qua độc thoại nội tâm. Yêu cầu này buộc nhà văn phải từ bỏ vai trò dẫn chuyện để cùng đối thoại với nhân vật. Khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật, do đó được rút ngắn dần. Xuất phát từ cái nhìn tâm lí, chủ thể kể trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thường không kể lại câu chuyện một cách khách quan trung tính hoàn toàn. Bởi lẽ, ngôn ngữ chủ thể đã đi vào lời nói của nhân vật sẽ chi phối sự thể hiện tình cảm của nhân vật. Đúng như Nguyễn Thị Bình đã nhận xét “Nguyễn Khải là người kể chuyện có duyên kể ít khi là lời trần thuật trung tính” (57, 140). Cũng vì điều này mà thật khó để phân biệt rạch ròi đâu là lời của chủ thể tường thuật, đâu là lời của nhân vật đối thoại. Lời văn nửa trực tiếp này xét cho cùng vẫn là lời văn gián tiếp, nhưng ý thức và ngữ điệu là của nhân vật vì “nhà văn vừa miêu tả nhân vật, vừa thể hiện ý thức nhân vật đối với bản thân, trực tiếp miêu tả thế giới bên trong của nhân vật với sự phân tích khách quan của tác giả” (43,336). Lời kể mang ý thức nhân vật đã cho thấy mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật đã trở nên gần gũi, cũng là một minh chứng chứng tỏ, ngòi bút Nguyễn Khải có một sự chuyển biến rõ rệt, tác giả không còn giữ thái độ lạnh lùng, xa cách, “tiết kiệm” tình cảm với nhân vật của mình như một số nhà nghiên cứu nhận xét. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận thấy lời kể mang ý thức nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, tức lời kể tham gia vào quá trình ý thức của nhân vật, thể hiện sự đồng cảm của nhà văn đối với nhân vật, ít nhiều nó làm cho tác phẩm của ông dễ đi vào lòng độc giả hơn. Vì thế, có thể nhận định rằng, lời văn nửa trực tiếp là sự sáng tạo của tiểu thuyết Nguyễn Khải.
Đây là đoạn độc thoại của ông Mọn trong “Một cõi nhân gian bé tí” được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại. “Sống cái kiếp người cũng lạ, có người được đủ mọi đằng, có người lại hỏng hết mọi đằng. Cũng may còn có cái chết. Chết để đổi kiếp, cái thằng sướng quá khỏi được sướng mãi, cái thằng khổ quá cũng khỏi phải khổ mãi. Kiếp sau làm con trâu, con ngựa tôi cũng bằng lòng vì nó không biết nghĩ chứ làm kiếp người khổ lắm ông ạ, khổ nhất
là phải nghĩ, lúc sướng cũng nghĩ chỉ sợ không được sướng mãi, lúc khổ tất nhiên là phải nghĩ nhiều rồi, càng nghĩ lại càng khổ. Sướng nhất là cái anh không nghĩ, thiên hạ chê là ngu đần, mặc xác thiên hạ, miễn lòng mình lúc nào cũng hả hê, cũng sung sướng là được (...). Sướng nhất là cái thằng ngu, càng ngu càng sướng”.
Việc đi sâu vào con người nhận thức và tự nhận thức, thể hiện tính cách nhân vật thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính triết lí cho văn Nguyễn Khải, nhưng đồng thời gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa về số phận con người, về triết lí ở đời. Việc tổ chức ngôn từ trong đối thoại là cần thiết mà nhà văn phải làm để có thể phản ánh một cách hiệu quả nhất đời sống tâm tư của con người thông qua ngôn ngữ của nó.