Thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn khải (Trang 46 - 56)

6. Kết cấu của luận văn:

2.2. Thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:

2.2.1. Chủ yếu lựa chọn khắc họa loại hình nhân vật tư tưởng, Nguyễn Khải không

quan tâm nhiều đến yếu tố ngoại hình, mà chỉ tập trung tất cả tài năng, hứng thú vào công việc khám phá “con người bên trong”, thông qua đời sống nội tâm và các suy nghĩ của nhân vật. Nói như Đào Thủy Nguyên: “Xây dựng nhân vật tiểu thuyết, Nguyễn Khải muốn gây ấn

tượng ở cái đầu chứ không phải ở khuôn mặt”. Chính vì thế, các nhân vật của nhà văn dù già hay trẻ, ở bất kì địa vị nào cũng đều khôn lanh, sắc sảo, thậm chí có người ngay từ bé đã được coi là “thần đồng” (Tư Tốn - Điều tra về một cái chết). Thông minh là bản chất không thể thiếu đối với các nhân vật mà Nguyễn Khải xây dựng. Ở họ, tư duy đóng một vai trò quan trọng. Còn theo Nguyễn Khải, suy nghĩ là một nhu cầu, cũng là một yêu cầu bắt buộc để nhân vật tồn tại. Ta không thấy nhân vật ngây ngô, khờ dại trong tiểu thuyết của ông. Chính hay phụ, xuất hiện nhiều hay ít, phần lớn nhân vật đều có tư tưởng riêng. Họ tự do tranh luận, đối thoại với tư cách là con người độc lập không chịu sự chi phối hướng đạo của bất kì ai, cho dù con đường họ đang đi sẽ dẫn họ tới vinh quang hay tù tội. Vì thế, diện mạo của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, đôi khi chỉ hiện ra nhờ sự tưởng tượng của người đọc thông qua những đối thoại, những suy nghĩ, những luồng tư tưởng của chính nhân vật. Qua các cuộc mạn đàm về chính trị, cơ chế xã hội, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, văn chương, khoa học kĩ thuật... trong “Gặp gỡ cuối năm”, người đọc hình dung ra diện mạo cũng như phẩm chất các nhân vật. Bình lịch lãm, hào hoa, thông minh, sắc sảo. Việt hiểu biết, hiền hòa, trầm tính, dễ nhân nhượng để sống. Các ông Hoàng, Quí, Đại, Chương là những người có trí tuệ, nhưng vì chọn lựa sai lầm mà “thân bại danh liệt”, tài năng đành bỏ phí. Đặc biệt ở “Một cõi nhân gian bé tí”, Nguyễn Khải đã rất cao tay khi sử dụng hình thức hỏi đáp trong một phiên tòa xét để xây dựng cuộc tranh luận nảy lửa giữa người thực thi pháp luật và những kẻ tội phạm. Qua đó, người đọc thấy sự đuối lí của quan tòa trước lập luận của bị cáo. Về lí, người thực thi pháp luật an tâm khi tuyên án, nhưng chữ tình làm họ thấy bất an day dứt. Tội nhân một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh và sự hiểu biết của mình ngay trong lúc quyền công dân của họ không còn. Giàu suy tư, khả năng hùng biện tuyệt vời, hầu hết các nhân vật của Nguyễn Khải đều là những người có đầy đủ sức mạnh của ý chí, tài năng để vượt lên trên hoàn cảnh. Trong cơn lốc của cuộc sống mới, khi phải đối mặt với gánh nặng cơm áo, một số nhân vật đã không còn là mình, nhưng dù trở thành kẻ tội đồ, họ vẫn sống theo lí trí, tỉnh táo đến lạnh lùng. Bị cáo Nguyễn Văn Hòe, người lái xe, Mã Hà (Một cõi nhân gian bé tí), Dũng (Gặp gỡ cuối năm) đều là những nhân vật như thế, “hư hỏng một cách có lí luận”.

2.2.2. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật thông minh, giỏi biện luận, ngòi bút Nguyễn

Khải còn tỏ ra sắc sảo và đầy hứng khởi khi đi vào phân tích tâm lí, tìm hiểu các trạng thái ý thức của con người trước hiện thực cuộc sống. Vào những năm sáu mươi, việc đi sâu vào phản ánh “con người bên trong” còn chưa được coi là một thao tác bình thường trong nghệ

thuật xây dựng nhân vật thì Nguyễn Khải đã mạnh dạn thể nghiệm. Với ông, đối tượng nghiên cứu của văn học là con người, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phản ánh đầy đủ toàn vẹn tất cả những gì thuộc về con người. Trong đó, diện mạo tinh thần, tư tưởng phải được quan tâm nhiều hơn. Nguyễn Khải từng phát biểu: Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: “Là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người (...) Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự chân thực” (57, 81). Cái sự thật lòng người mà nhà văn nói đến không gì khác, chính là tâm trạng thực của con người trong đời thường thông qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Để đạt được hiệu quả nghê thuật như mong muốn, Nguyễn Khải thường đặt các nhân vật của mình vào những “tình huống có vấn đề” buộc nó phải suy tư, trăn trở, chịu đựng sự dằn vặt để bộc lộ đầy đủ nhất bản chất của mình trước hoàn cảnh.

2.2.2.1. Dù không phải là nhân vật thật sự thành công, song Nhàn (Xung đột) là hình

tượng khởi đầu Nguyễn Khải thể hiện khả năng phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Đặt nhân vật vào hoàn cảnh phải lựa chọn một cách sống phù hợp, nhà văn đã khắc họa thành công sự dày vò, đau khổ của người cán bộ công giáo. Sau khi chiến thắng kẻ thù, Nhàn phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn. Ở cơ quan, nhiều việc trước chưa dám nghĩ đến, nay đã phải làm. về nhà lại phải nghe “tiếng bấc, tiếng chì” của mẹ, Nhàn cảm thấy đuối sức. Bi kịch cứ ngấm ngầm hành hạ, cô không thể chịu đựng nổi việc cứ phải gồng lên để chứng tỏ cho thiên hạ thấy mình là người bản lĩnh cứng cỏi. Tìm đến Chúa, “Nhàn không còn là một cán bộ, không còn là một người biết suy nghĩ và giận dữ. Nhàn chỉ còn và chỉ muốn là một đứa trẻ hết sức ngây thơ và trong trắng, là con người hoàn toàn yếu đuối không có một sức chống đỡ nào, chỉ biêt cam phận chứ không biết đề kháng, sung sướng được chịu ơn thiêng liêng của Chúa và hãnh diện về lòng mến Chúa hơn cả mọi người”. Sau đó cô thoát li phong trào. Nhiều nhà nghiên cứu đã coi chi tiết này như một minh chứng cho tình trạng “lực bất tòng tâm” của Nguyễn Khải khi bắt tay vào xây dựng nhân vật. Lúc đầu rất ấn tượng, nhưng sau đó nhà văn như người đuối sức, không thể hà hơi tiếp cho nhân vật có đủ nội lực tiếp tục tồn tại. Nhìn dưới góc độ thi pháp, Nguyễn Khải đã không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật tạo hình để có một nhân vật đầy đặn, tròn trịa cả về tính cách lẫn số phận. Sự thiếu nhất quán trong hành động và suy nghĩ của Nhàn, xét cho cùng là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ông không đặt cho mình nhiệm vụ phải xây dựng nhân vật hoàn chỉnh, bởi ông chỉ dùng nhân vật để thể hiện những ý tưởng

của mình, hay thông qua nhân vật để nói về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Thế nên, sự phân thân thành hai con người đối lập của Nhàn đã chứng tỏ, Nguyễn Khải rất am hiểu tâm lí người cán bộ công giáo. Dù được giác ngộ, nhưng trước sau Nhàn vẫn là con chiên của Chúa. Cô phải thực hiện những nghi lễ bắt buộc do tôn giáo đặt ra và quan trọng là chủ nghĩa duy tâm, nỗi khiếp hãi trước thần quyền đã ăn sâu vào trong tiềm thức giáo dân ngay từ khi họ còn nhỏ dại, Nhàn chỉ là một đại diện. Hành động “thoát li phong trào” giữa chừng, tránh né những vấn đề gai góc trong cuộc sống của Nhàn, đi tìm sự cứu rỗi trong tiếng kinh câu nguyện là phù hợp với sự phát triền tâm lí nhân vật.

Kiểu trốn chạy khi gặp những nghịch cảnh như Nhàn còn được Nguyễn Khải lặp lại ở một số tiểu thuyết ông viết sau 1975. Lúc này nhà văn có điều kiện đi sâu vào tâm hồn nhân vật và giải mã những trạng thái khác nhau của nó. Cha Thư (Cha và con và...), Tư Tốn (Điều tra về một cái chết) đều có những cuộc chạy trốn, nhưng mục đích hành động của các nhân vật rất khác nhau. Cha Thư nhốt mình trong nhà thờ để giữ cho tâm hồn trong sạch một cách thụ động. Tư Tốn mượn chốn núi non để nung nấu tâm can, vắt kiệt trí não, mong thực hiện kì vọng làm nên điều kì diệu cho tôn giáo mà mình theo đuổi. Chạy trốn nhưng vẫn nhập thế tích cực đó là sự khác biệt lớn giữa Tư Tốn và cha Thư, cũng là sự đa dạng trong cách phô diễn của Nguyễn Khải khi sử dụng một một thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật mà không làm người đọc thấy nhàm chán .

Ta cũng gặp thủ pháp xây dựng nhân vật này trong những truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Đặc biệt là ở “Phiên chợ Giát”. Trong khoảnh khắc thời gian từ “nửa đêm về sáng”, cuộc chạy trốn của lão Khung diễn ra dồn dập, miên man. Lão chạy trốn những giấc mơ quái đản, những kí ức đau thương, lối sống thực dụng đeo bám một kiếp đời nhọc nhằn của lão. Giải phóng cho con bò Khoang “bỏ đi mất hút vào đêm tối”, nhân vật không chỉ chạy trốn “người bạn đời làm ăn thân thiết”, mà là chạy trốn chính bản thân mình. Sự trở về của con bò Khoang cùng nỗi ám ảnh “đi qua một đoạn phố nào cũng chỉ thấy một màu đỏ ghê sợ của những quầy lấy thịt bò treo trên những hàng móc sắt” khiến tinh thần lão Khung bị phấn khích cao độ. Lão kinh hoàng nhận ra rằng, không thể thay đổi số phận, phải chấp nhận nó như một điều tất yếu. Cũng như con bò sinh ra là để kéo cày, để đưa lưng hứng chịu những làn roi vọt, lão Khung không thể thoát ra nổi cuộc sống tù túng u ám của mình.

2.2.2.2. Chính (Một cõi nhân gian bé tí) làm việc trong tòa án. Đứng trước những phạm nhân một thời đổ xương máu cho nền độc lập, anh cảm thấy bối rối. Cảm giác vừa xót

xa, vừa kinh tởm, vừa sợ hãi đeo đuổi anh về tới tận nhà. Anh đem chuyện chia sẻ với người thân, nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ của vợ, nỗi bất bình của đứa con trai đã trưởng thành, đến độ “từ sau vụ án buôn lậu trầm hương vào năm ngoái thì hai cha con hầu như không còn trò chuyện được với nhau nữa, bất kể chuyện gì nhìn thấy mặt nhau là khó chịu”. Người chủ đầy uy lực của bao năm dài trước đây phải lúng túng với cái “tiểu thiên hạ” do chính mình gây dựng nên, cảm giác là người thừa thãi cứ lớn dần trong nhân vật. Ngôi nhà không còn là mái ấm, là nơi nghỉ ngơi tuyệt đối an toàn, mà trở thành một không gian chật chội khiến cho các thành viên cảm thấy bực dọc, khó chịu trước sự có mặt của nhau. Chính bắt đầu có thói quen sống bằng hoài niệm. Quá khứ như những thước phim màu đẹp lung linh giờ chỉ là kỉ niệm của một thời đã xa “Thời ấy anh là ông chủ thực sự của gia đình, anh nói gì ông bô và bà cô đều cho là chí phải, có tức bực cũng cố nín nhịn. Vì anh là một cán bộ của Đảng, là người đại diện của Đảng trong cái thế giới bé tí này, Đảng luôn luôn đúng nên anh cũng luôn luôn đúng. Các con anh còn nhỏ, chúng phụ thuộc vào bố mẹ hoàn toàn, nên anh chỉ cần ra lệnh chứ không cần giảng giải, thuyết phục. Anh vì chúng nó mà sống mà làm việc, nên mọi sự nghiêm khắc, độc đoán cũng là vì lợi ích lâu dài của con trẻ cả”. Nhưng bây giờ tát cả đã đổi thay. “Không một ai trong gia đình đứng hẳn về phía anh trong mọi lập luận. Lý như là đúng, nhưng trong thực tế mọi sự lại không diễn ra như cái lí anh đã khẳng định với con cái”. Bất lực, anh cũng không dám tin hẳn là mình đã nghĩ đúng, đã nói đúng. Chính anh cũng tự lừa dối mình thì phải, để bảo toàn danh dự của một ông bố. Đã có lúc anh thèm được sống như người bạn không vợ con, thậm chí từng nghĩ đến cái chết. Vai trò trụ cột đã mất từ lâu, sự tồn tại của anh trong gia đình chỉ là gánh nặng lên sự tự do của các con anh. Thấy chúng lớn lên, nghe chúng lí sự, nhìn cách chúng sống, anh mới nhận ra sự bất lực của mình trong những lo toan không thể tránh khỏi của một ông chủ gia đình. Còn gì đau đớn hơn khi nhân vật tự gọi mình là “một thằng đàn ông nhút nhát, lười biếng không tháo vát và bị động với hoàn cảnh, luôn luôn chờ đợi một phép màu nào đó sẽ làm thay đổi cuộc sống hiện tại” khi đã gần bước sang tuổi sáu mươi, chỉ vì đồng lương công chức còm của anh không lo nổi gia đình.

Nguyễn Khải viết “Một cõi nhân gian bé tí” khi xã hội có những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế thị trường đã bắt đầu hình thành phá vỡ nhiều thói quen trong thời bao cấp. Nhu cầu giải phóng cá nhân trở nên bức thiết với mỗi con người, kéo theo nguy cơ làm rạn nứt những mối quan hệ truyền thống, đặc biệt là nền tảng gia đình. Vật chất đầy đủ không mang lại cho con người hạnh phúc, nếu không muốn nói, đồng tiền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến

sự đổ vỡ của bao mái ấm gia đình, bao người phải đau khổ. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời chiến tranh. Cái riêng chịu sự chi phối của cái chung, con người cá nhân lẫn trong con người tập thể. Những chuẩn mực đạo đức được đánh giá bằng một cái thước đo duy nhất là lợi ích dân tộc, hạnh phúc thật giản đơn, con người dám chịu đựng sự vất vả, hi sinh và dễ dàng đứng lên sau những cú vấp ngã. Còn hôm nay, thời thế biến đổi đến chóng mặt, khó mà xác định được đâu là giá trị thực, cái gì là chân lí bởi “cái đúng cái sai, cái trái cái phải, cái dở cái hay cứ lộn nhào vào nhau thành một cục”. Con người lúc nào cũng ở trong tình trạng căng thẳng.

Đặt nhân vật trong mối quan hệ gia đình có nhiều nguy cơ tan vỡ và tình huống phải lựa chọn một cách sống phù hợp, một lần nữa, Nguyễn Khải cho người đọc thấy được một thế giới tinh thần phức tạp, sâu thẳm của người chồng người cha trong thời kì đổi mới, những bi kịch tinh thần mà họ phải chịu đựng. Ông còn chỉ ra một thực tế không thể chối cãi: Người đàn ông trong gia đình hôm nay đã không còn giữ được vai trò trụ cột. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống thời bình, người anh hùng của một “thời xa vắng” cần phải tỉnh táo, điềm tĩnh mới có đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn thử thách, nhanh chóng tìm cách thích ứng, nếu không họ sẽ là người thừa trong cái tổ ấm hạnh phúc của chính mình. Làm sao để xây dựng lại mối quan hệ gia đình vẫn giữ được sự ấm cúng khi xưa, lại phù hợp với nhu cầu phát triển cá nhân của tất cả các thành viên trực thuộc? Làm sao để những nhu cầu vật chất phải dùng tới hàng ngày hàng giờ - “những giá trị tức thời” - hài hòa với những giá trị truyền thống, những riềng mối tình cảm – “những giá trị vĩnh cửu”- là vấn đề mà Nguyễn Khải nêu ra với không ít cảnh ngộ và số phận nhân vật.

Quan tâm đến việc phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người trong mối quan hệ gia đình không phải chỉ riêng Nguyễn Khải, mà là cả một trào lưu văn học khi bước sang những năm 1980. Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp đều có sáng tác đặt ra những vấn đề nhức nhối trong mối quan hệ gia đình trước sự chuyển mình của đất nước sang cơ chế xã hội mới. Nhiều người đã rơi vào bi kịch vì không thể giữ vững gia đình trước cơn lốc xoáy dữ dội của nền kinh tế thị trường, mà ở đó, đồng tiền được coi là thước đo mọi giá trị. Nỗi buồn của nhân vật Chính, vì thế không thể hóa giải.

Đặt nhân vật trong sự lựa chọn, Nguyễn Khải còn muốn nó bộc lộ hết thảy giá trị cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn khải (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)