3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
1.4. Tình hình về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địabàn thành phốHà Nội
1.4.1. Khái quát kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Thực trạng về tình hình công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đến năm 2017 số dự án trên toàn thành phố Hà Nội là 1.275 với quy mô thu hồi đất trên 1415 ha, phạm vi thu hồi liên quan đến hơn 225.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, đã hoàn thành xong 415 dự án; hoàn thành và bàn giao một phần diện tích đất cho 106 dự án theo phân kỳ đầu tư, bàn giao trên 2300 ha đất, chi trả trên 4120 tỷ đồng cho trên 65200 hộ dân.
Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, rà soát, thống nhất ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố; trực tiếp xem xét, khảo sát, kiểm tra xử lý những khó khăn, vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân phải di dời ở một số dự án trọng điểm. Các cấp, các ngành, đặc biệt là các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều cố gắng, vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả của thành phố. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn về công tác hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Công tác tuyên truyền đối với nhân dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt qua các chuyên mục về cơ chế chính sách đền bù GPMB, thực hiện tái định cư trên các báo, đài của thành phố Hà Nội.
Những giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố về những vấn đề: Quy hoạch, thu hồi đất, quy trình và chính sách hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nêu trên, với phương thức giải quyết, giải đáp tại chỗ, rà soát rút ngắn quy trình GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn.
Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, mặc dù số lượng các vụ đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn rất lớn, đặc biệt sau địa giới hành chính thành phố được mở rộng, nhưng nhờ tích cực giải quyết, quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của các vụ việc trong một, hai năm trở lại đây đã giảm nhiều. Năm 2010 thành phố đã giải quyết
1015/1256 vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đạt tỷ lệ 81%. Trong đó, cấp huyện đã xem xét giải quyết được 806/1005 vụ, đạt tỷ lệ 80%; Thanh tra thành phố đã xem xét, giải quyết 209/251 vụ, đạt tỷ lệ 83%.
* Những tồn tại và bất cập
Tuy nhiên, Công tác hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và giải quyết đơn thư còn có nhiều tồn tại:
- Cơ chế chính sách hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn không ít những vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường đối với các đối tựợng trong cùng một dự án có đất liền kề nhau, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, kéo dài, khiến công tác hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gặp nhiều cản trở.
+ Giá đất bồi thường thiệt hại chưa phù hợp
Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường.
Giá đất bồi thường ở các địa phương lại khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp dụng khung giá đất riêng dẫn đến thắc mắc, trong cư dân ở những địa bàn giáp danh giữa tỉnh này với tỉnh kia.
+ Công tác thực hiện của các cơ quan, cấp chính quyền
- Trong triển khai thực hiện các dự án cụ thể, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách của cấp quận, huyện và ngành chức năng với UBND thành phố thiếu kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ công việc.
- Trong một số dự án, công tác phối, kết hợp giữa thành phố với các bộ, ngành Trung ương; giữa các sở, ban ngành của thành phố các quận, huyện; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị ở một số quận, huyện còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác GPMB còn hạn chế.
- Vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Có nơi, bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ; giải quyết chưa kịp thời thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân.
- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễ trong thu hồi đất và tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
+ Vấn đề tái định cư còn chậm, chưa được quan tâm
Hiện nay nhiều khu tái định cư chất lượng kém, không đáp ứng được chất lượng công trình mới đi vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng
Quỹ đất để thực hiện dự án, xây dựng nhà tái định cư không có. Khu thu hồi đất của người dân rồi vẫn chưa có nhà để ở.
+ Do nhiều yếu tố:
Đất đai hiếm, giá đất thị trường cao, yêu cầu đối với công tác bảo đảm việc làm, đời sống cho người dân sau thu hồi đất khó khăn, nên so với các địa phương khác công tác hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Hà Nội khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
1.4.2.Công tác tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo các quy định của Luật Đất đai, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành thuộc Trung ương, trên cơ sở đó UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quy định trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Trong đó được quy định cụ thể tại Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND, trình tự, thủ tục và các bước như sau:
+ Chủ đầu tư có đơn và dự án đầu tư, xin giao (thuê) đất phù hợp với QH- KH sử dụng đất và đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
+ Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
+ Bàn giao mốc giới khu đất tại thực địa (giữa cơ quan Nhà nước với chủ đầu tư).
+ Thông báo chủ trương thu hồi đất của Nhà nước đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu vực dự án.
+ Thành lập tổ công tác kiểm đếm thực địa gồm Cán bộ thuộc trung tâm phát triển quỹ đất, Đại diện các đoàn thể nhân dân phường, cán bộ địa chính, lãnh đạo phường, đại diện các hộ, gia đình, cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất.
+ Tổ chức kiểm đếm đất đai, cây cối, hoa màu, công trình vật kiến trúc, nhà cửa trong phạm vi khu đất đã thu hồi. Công tác kiểm đếm tại thực địa đến từng chủ sử dụng đất.
+ Lập phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư.
+ Gửi phương án qua sở Tài chính, sở Tài nguyên môi trường, sở Xây dựng, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố thẩm định và trình lên UBND thành phố phê duyệt.
+ Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, người bị ảnh hưởng.
+ Thực hiện giao mặt bằng đất đã giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Sau khi Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ban hành thì trình tự thực hiện có sự điều chỉnh về các bước. Các bước như sau:
+ Có dự án đầu tư, xin giao (thuê) đất phù hợp với QH-KH sử dụng đất và đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
+ UBND thành phố có quyết định chấp thuận dự án đầu tư, phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ, tái định cư và chủ trương thu thồi đất.
+ Bàn giao mốc giới khu đất thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước với chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư ký hợp đồng giải phóng mặt bằng và bàn giao mốc giới với Trung tâm phát triển quỹ đất.
+ UBND trên cơ sở văn bản chấp thuận của UBND thành phố về thu hồi đất ra thông báo chủ trương thu hồi đất gửi đến các chủ sử dụng đất trong phạm vi thực hiện dự án.
+ UBND quận thành lập Hội đồng Bồi thường hỗ trợ, tái định cư và thành lập tổ công tác kiểm đếm thành phần giống trình tự trước đây.
+ Lập phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ, tái định cư đến từ đối tượng bị thu hồi đất, bị ảnh hưởng trình UBND quận phê duyệt.
+ UBND thành phố Quyết định thu hồi đất tổng thể toàn bộ khu đất thực hiện dự án và quyết định thu hồi đất của tổ chức sử dụng đất trong khu vực dự án. Căn cứ vào quyết định thu hồi đất của UBND thành phố, UBND quận ra quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong phạm vi dự án.
+ Tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thực hiện tái định cư đối với người bị thu hồi đất không có nhà ở và bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị và các tồn tại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Như vậy với trình tự thực hiện theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì người dân có đất bị thu hồi có thời gian chuẩn bị tinh thần, nắm bắt được chủ trường, chính sách của nhà nước để biết được quyền lợi được hưởng và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện. Tổ tư vấn có thời gian để vận động, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Nhà nước và Đảng trong việc BT-GPMB. Đó chính là một trong những điều kiện để việc thu hồi đất diễn ra thuận lợi.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại một số dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-1017.
- Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.... thuộc diện phải thu hồi đất).
- Chủ đầu tư, nhà quản lý tham gia vào việc thu hồi đất và thực hiện dự án.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại một số dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.Cụ thể như sau:
- Dự án khu đô thị Thanh Hà A,B-Cienco 5 trên địa bàn thôn Khúc Thủy - Dự án xây dựng trường mần non Cự Đà
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quát công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Điều tra, nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn thực hiện dự án - Thu thập các số liệu, tài liệu về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án khu đô thị Thanh Hà A,B-Cienco 5 trên địa bàn thôn Khúc Thủy và dự án xây dựng trường mần non Cự Đà, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý dự án, cán bộ địa phương để hiểu những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án khu đô thị Thanh Hà A,B-Cienco 5 trên địa bàn thôn Khúc Thủy và dự án xây dựng trường mần non Cự Đà, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Căn cứ kết quả nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp:
- Thu thập tài liệu, các văn bản, chính sách có liên quan đên công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự ánnhư khung giá đất của Chính phu, giá quy định và bồi thường được áp dụng tại dự án.
- Tìm hiểu thực trang dự án trong đề tài.
Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp:
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu, ác văn bản, chính sách có liên quan đên công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà nước thu hồi đất
- Thu thập các số liệu sơ cấp bằng phương pháp:
+ Điều tra các hộ gia đình, cá nhân: Để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình thu hồi, bồi thường và sử dụng tiền bồi thường, tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân (Mẫu phiếu điều tra trong phần phụ lục).
- Điều tra quá trình thực hiện và kết quả dự án nghiên cứu.
- Điều tra giá đất thị trường tại địa bàn nghiên cứu thông qua thông tin của cơ quan quản lý đất đai, Ban bồi thường dự án, trên mạng Internet và trực tiếp phỏng vấn phát phiếu điều tra cho người dân bị ảnh hưởng để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng để lập phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất theo khung giá do UBND Thành phố Hà Nội quy định.
Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Công tác bồi thường, GPMB và tái định cư đặt trong mối quan hệ tổng hợp từ góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính, chính sách pháp luật liên quan đến thực tiễn triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật
Phương pháp thống kê:
số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, đánh giá:
- Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất cả trong hiện tại và tương lai.
Phương pháp chuyên gia:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực bất động sản, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất.
Phương pháp kế thừa:
- Thừa kế các tài liệu có sẵn tại địa phương như báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện và một số địa bàn lân cận. Kế thừa các tư liệu nghiên cứu về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Tổng cục quản lý đất đai.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai