CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
3.5.1. Đánh giá của người bị thu hồiđất về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tác động
và tác động của việc thực hiện chính sách đó cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn huyện Thanh Oai
3.5.1.1. Đánh giá của người bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ
Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước áp dụng cho người có đất bị thu hồi thì việc lấy ý kiến cũng như quan điểm của người bị thu hồi đất cũng rất quan trọng. Cụ thể quan điểm để xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường được thể hiện trong bảng 3.7
Bảng 3.7. Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường
STT Loại sử dụng đất Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý Tổng 70 61 87,14 56 5 91,8 8,2 1 Đất nông nghiệp 70 61 87,14 56 5 91,8 8,2
Qua bảng cho thấy Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thanh Oai và chính quyền địa phương nơi có đất thu hồi đã xác định và phân loại được các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng mục đích sử dụng đất. Đối tượng xét hỗ trợ cùng với việc kê khai, kiểm kê chi tiết đã góp phần thuận lợi trong q trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Tổ công tác đã phân loại các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại hình sử dụng đất. Các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ đã nhất trí cao với việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ.
Bên cạnh đó để biết được tâm tư, nguyện vọng của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước thì việc lấy ý kiến của việc thực hiện các chính sách đó cũng rất quan trọng, đã hợp lý chưa và đã công bằng chưa. Cụ thể được thể hiện trong bảng 3.8
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến về các chính sách BTHT& TĐC của dự án
STT Các chính sách Phiếu ĐT phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý 1 Các chính sách BTHT 150 115 76,66 103 12 89,57 10,43
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của dự án trên cho thấy:
Ưu điểm:
Qua bảng tìm hiểu quan điểm của người dân qua các chính sách hỗ trợ nhìn chung các hộ đều nhất trí với các chủ trương thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên cũng có một số các hộ có ý kiến nhất trí với chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhưng lại khơng đồng ý với chính sách BTHT&TĐC.
Nhược điểm:
Trong quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB của dự án trên cịn có một số nhược điểm sau:
- Một số hộ khơng có giấy tờ về đất đai theo quy định, chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất, người dân tự chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng cho nhiều người khơng theo quy định… do đó việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, loại đất, thời điểm sử dụng đất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ là rất khó khăn.
Về việc này, UBND huyện Thanh Oai đã chỉ đạo UBND xã Cự Khê căn cứ theo hệ thống sổ giao ruộng năm 1993, hệ thống bản đồ, sổ mục kê đo đạc năm 1985, 1997, sổ địa chính để xác định chủ sử dụng đất làm căn cứ để bồi thường hỗ trợ, việc các hộ tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng việc sử dụng đất khi chưa được cấp GCNQSD đất là không đúng quy định của Luật Đất đai 2003.
- Bộ đơn giá bồi thường các loại đất còn thấp, chưa phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường dẫn đến có một số hộ không đồng ý với giá bồi thường về đất dẫn đến khiếu kiện, gây bức xúc trong nhân dân.
- Các cơ chế chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất chưa thiết thực, khơng khuyến khích được người có đất bị thu hồi sớm bàn giao mặt bằng.
3.5.1.2. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi
a. Tác động về kinh tế
Tác động tới sự ổn định sản xuất nông nghiệp
Thực tế điều tra cho thấy chỉ trong phạm vi dự án với nhiều hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn phường.
Về nhu cầu của việc bồi thường bằng đất nông nghiệp: Một hiện tượng phổ biến là người có đất bị thu hồi phần lớn là chọn hình thức bồi thường bằng tiền, khơng lựa chọn hình thức bồi thường bằng đất nơng nghiệp mặc dù sau đó phải đối mặt với vấn đề thiếu việc làm và thu nhập thường xuyên. Tất cả những điều trên cho thấy: tác động gây mất ổn định cho hoạt động sản xuất và đời sống của người bị thu hồi đất để phát triển kinh tế là rất lớn, cần được quan tâm tháo gỡ, giải quyết đề bảo đảm ổn định đời sống, việc làm cho người bị thu hồi đất.
Tác động tới sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp địi hỏi phải có kiến thức, đặc biệt là kinh nghiệm, tay nghề. Vì vậy khơng phải bất kỳ ai có vốn đều có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được. Mặc dù vậy, đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là một trong những lựa chọn sử dụng vốn của khá nhiều người, một phần nguồn vốn từ khoản tiền bồi thường đã được những người bị thu hồi đất đầu tư vào sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy quy mô không lớn nhưng đây cũng là một sự thay đổi cơ cấu trong hoạt động kinh tế của những người được bồi thường do bị thu hồi đất.
Tác động tới mức độ tích lũy tiền tiết kiệm của người dân
Trong khi chưa sử dụng vào các mục đích cụ thể thì gửi tiết kiệm là một lựa chọn tất yếu. Ðây là một cách sử dụng tiền an tồn, ít rủi ro hơn các kênh sản xuất kinh doanh; vừa giữ được tiền vốn ban đầu vừa có lãi, khi cần cho các mục đích khác có thể rút ra một cách dễ dàng. Có một khoản tiền tiết kiệm, người dân có thể an tâm hơn khi đối phó với những rủi ro như bệnh tật, tai nạn, thiên tai; hoặc sẵn sàng sử dụng cho những công việc quan trọng như xây dựng nhà cửa, chi phí các nghi lễ truyền thống. Như vậy, dù lợi tác động kinh tế của việc gửi tiền tiết kiệm khơng lớn, nhưng việc có tiền tiết kiệm có tác động tích cực tới tâm lý xã hội nông thôn.
Cụ thể về tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án được thể hiện trong bảng.
Bảng 3.9:Tổng hợp về tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án sau khi thu hồi đất STT Ðịa bàn Số phiếu điều tra Tình hình kinh tế Rất tốt Tỷ lệ % Tốt Tỷ lệ % Bình thường Tỷ lệ % Kém Tỷ lệ % 1 Thôn Cự Đà 50 45 90,0 5 10,0 0 0,0 0 0,0 2 Thôn Khúc Thủy 50 39 78,0 0 0,0 6 12,0 5 10,0 Tổng 100 84 84,0 5 5,0 6 4,0 5 5,0
Qua bảng trên cho thấy tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án sau khi bị thu hồi đất phần lớn có điều kiện tốt hơn, đời sống khá giả và ổn định hơn trước, điều này chứng tỏ việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước ngày một hoàn thiện hơn, tạo điều kiện giúp người có đất bị thu hồi nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận hộ gia đình có tình hình kinh tế bị suy giảm, nguyên nhân chính là do nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình này là sản xuất nơng nghiệp, khi bị thu hồi đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc làm cũng như thu nhập của họ.
b. Tác động tới lao động, việc làm
Một trong những vấn đề trở thành mối quan tâm hàng đầu của người có đất bị thu hồi là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp bị mất đất.
Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, thành phố xác định hướng giải quyếtlà tạo việc làm tại chỗ. Để làm được điều này, một mặt, thành phố chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề thủ công, tiểu thủ công… Huy động Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… vào cuộc, nhằm định hướng, dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tượng phù hợp, có nhu cầu. Mặt khác, một mơ hình được dư luận đánh giá có tính “đột phá” đã và đang được thành phố áp dụng rộng rãi. Đó là mơ hình “đổi đất lấy dịch vụ”.
3.5.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nghiên cứu
3.5.2.1. Một số thành công
- Quán triệt các ý kiến chỉ đạo, điều hành sâu sát của huyệnủy, HĐND, UBND huyện Thanh Oai, Hội đồng BTHT&TĐC đã chỉ đạo trực tiếp Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban Bồi thường GPMB và các phòng, ban theo từng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, tích cực chủ động, phối hợp với UBND các phường triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB của dự án. Đồng thời, UBND các phường đã có nhiều nỗ lực, tập trung tích cực trong việc tổ chức thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ tại dự án.
- Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND thành phố nên các phịng, ban, ngành, đồn thể, đơn vị của Quận đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để người dân nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đại đa số nhân dân thơng hiểu chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời. Do đó trong q trình lập phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tại Dự án luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ và bàn giao bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư được kịp thời.
- Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã thực hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ; Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Thanh Oai đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong q trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn huyện. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực tế nên đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về GPMB của thành phố cũng như củahuyện.
- Qua q trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tại Dự án cho thấy: Quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, đã giảm được việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.5.2.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những thành cơng trên. Q trình triển triển khai thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ dự án làm chậm so với thời gian yêu cầu.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án đảm bảo đúng quy định, công khai minh bạch, được đa số các hộ gia đình, cá nhân nằm trong chỉ giới GPMB của dự án đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại một số hộ tái lấn chiếm canh tác. UBND huyện Thanh Oai đã chỉ đạo UBND xã phối hợp với chủ đầu tư tổ chức bảo vệ để thi công thực hiện dự án. Sớm có mặt bằng để giao đất dịch vụ cho các hộ có đất nơng nghiệp bị thu hồi đất, sớm ổn định sản xuất. Đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường cũng như huyện.
- Có lúc, có nơi hệ thống chính trị cơ sở chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ trong công tác thu hồi đất GPMB, chưa cụ thể hố và phân cơng trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ GPMB.
- Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bình thường đã rất phức tạp, việc cơ quan chức năng mập mờ trong quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đã gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhận dân.
- Do trình độ quản lý cịn nhiều bất cập, phương pháp, kinh nghiệm làm việc của một số cán bộ chuyên trách về GPMB còn hạn chế cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, cơng bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Do một số chính sách cịn nhiều mâu thuẫn giữa quy định và hướng dẫn gây ra lúng túng cho cơ quan khi vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người thu hồi đất.
- Dự án gặp khó khăn trong q trình xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các hộ vì các hộ sử dụng đất khơng có giấy tờ, hoặc đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định.
- Một số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi vẫn nhận thức chưa đúng về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước.
+ Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất tại dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, khơng có ngành nghề hoặc thu nhập khác, tại địa phương cũng không cịn quỹ đất nơng nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá tŕnh bồi thường GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn.
+ Đối với tài sản trên đất: Giá bồi thường đối với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hoàn toàn theo giá trị xây mới.
- Cơng tác tổ chức thực hiện của một số phịng, ban, đơn vị chức năng chuyên mơn liên quan đơi khi cịn chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo, thậm chí có lúc, có nơi cịn máy móc, đùn đẩy trách nhiệm.
- Sự phối hợp giữa một số chủ đầu tư với các phòng, ban đơn vị chức năng của huyện thiếu chặt chẽ, đặc biệt chủ đầu tư của dự án chưa tích cực trong triển khai dự