Tiềm lực chính trị tinh thần của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phòng toàn dân (Trang 32 - 37)

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà

1.1.2. Tiềm lực chính trị tinh thần của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam

1.1.2.1.Quan niệm về TLCT-TT của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam

Quốc phòng “Quốc phòng là việc giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất

cuộc giữ nước của nước cộng hoà XHCN Việt Nam, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học... của Đảng, Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh tồn diện, cân đối, trong đó sức mạnh qn sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hồ bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mơ.

Quốc phịng tồn dân là khái niệm chỉ việc tồn dân tham gia sự nghiệp

quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc. Quốc phịng tồn dân ở Việt Nam là khái niệm chỉ

chỉ nền quốc phòng của dân, do dân, vì dân, tồn dân tham gia sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện giữ vững hồ bình, ổn định đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam XHCN. Bản chất của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam là nền quốc

phịng của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, Nhà nước quản lý điều hành tập trung thống nhất. Là nền quốc phịng phát triển theo phương hướng tồn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, mang tính chất hồ bình và tự vệ nhằm mục đích bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tiềm lực quốc phòng

Tiềm lực là “Lực lượng tiềm tàng, khả năng lớn chưa được sử dụng, chưa được thể hiện ra”[109, tr.1629]; là “Khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định”[107, tr.766]. Tiềm lực quốc phòng là “khả năng vật chất và tinh thần ở trong nước và ngồi nước mà mỗi quốc gia, dân tộc có thể huy động nhằm mục tiêu bảo vệ đất nước, giữ vững hồ bình, ngăn ngừa mọi âm mưu và hành động

gây chiến của các thế lực thù địch, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược mọi quy mơ có thể xảy ra”[107, tr.767]. Theo đó có thể quan niệm tiềm lực quốc phòng Việt Nam là tổng hợp những khả năng về vật chất và tinh thần ở

trong và ngoài nước của Đảng, Nhà nước và tồn dân có thể huy động tạo thành sức mạnh để giữ vững ổn định CT – XH, giữ vững hồ bình và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó là sự thống nhất biện chứng các

tiềm lực về CT-TT, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học - công nghệ và tiềm lực quân sự. Trong đó TLCT-TT có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy hiệu quả các tiềm lực khác chuyển hố thành sức mạnh quốc phịng, tiềm lực quân sự là biểu hiện đặc trưng của tiềm lực quốc phịng.

Tiềm lực chính trị - tinh thần của nền quốc phịng tồn dân

Chính trị là tồn bộ hoạt động liên quan đến mối quan hệ lợi ích giữa các

giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi là vấn đề giành, giữ, tổ chức điều hành bộ máy chính quyền và tham gia công việc Nhà nước[108, tr. 244].

Tinh thần là: toàn bộ hoạt động nội tâm của con người như: nhận thức, ý chí, tình

cảm nói chung, khái niệm tinh thần ở đây được hiểu bao hàm cả tư tưởng, ý thức chính trị, quan điểm chính trị, phẩm chất xã hội, tình cảm, tâm lý, đạo đức.

Chính trị - tinh thần là toàn bộ nhân tố tinh thần gắn liền với nhân tố chính trị, tinh thần dựa trên nền tảng chính trị, gắn liền với hệ tư tưởng, đường lối chính trị, ý thức chính trị, tổ chức chính trị, với mục đích chính trị và các lực lượng CT - XH để thực hiện mục đích đó. Khái niệm CT-TT là một khái niệm

kép được cấu thành bởi hai khái niệm “Chính trị” và “Tinh thần” nhưng lại không phải là con số cộng của hai khái niệm đó. Đây là một khái niệm phức hợp mang sắc thái và ý nghĩa của cả hai khái niệm “Chính trị” và “Tinh thần” nhưng lại có ý nghĩa riêng với tư cách là một khái niệm độc lập. Trong khái niệm CT- TT, chính trị và tinh thần gắn kết với nhau, thâm nhập vào nhau; “tinh thần” là tinh thần của “chính trị”, tinh thần mang tính chính trị được định hướng bởi chính trị; cịn “chính trị” là chính trị của “tinh thần”, chính trị trong tinh thần.

Tiềm lực chính trị - tinh thần là “khả năng về CT-TT có thể huy động để

tạo thành sức mạnh vật chất hiện thực nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Được biểu hiện: trước hết ở hệ tư tưởng, chế độ CT – XH, hệ thống các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước; trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lý …của các thành viên trong xã hội trước những nhiệm vụ đặt ra đối với họ … trong quân sự TLCT-TT được biểu hiện ở ý chí, quyết tâm của quân chúng nhân dân và lực lượng vũ trang sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để thực hiện nhiệm vụ”[108, tr. 953]

Từ sự phân tích những khái niệm có liên quan ở trên có thể quan niệm,

TLCT-TT của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam là khả năng về CT-TT có thể huy động để tạo thành sức mạnh vật chất hiện thực, nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

TLCT-TT của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam được biểu hiện: trước hết ở hệ tư tưởng, chế độ CT – XH, hệ thống các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước; trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lý …của các thành viên trong xã hội trước nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó là những khả năng đang tồn tại một cách khách quan mà bằng đường lối và chủ trương đúng đắn, bằng công tác tư tưởng, tổ chức của Đảng và Nhà nước có thể huy động được để biến thành sức mạnh CT-TT của đất nước trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phịng. Nói khả năng khơng có nghĩa là khả năng đó hồn tồn chưa được bộc lộ trong thực tế, mà có những cái đã bộc lộ thành sức mạnh nhưng chưa bộc lộ hết, hoặc đã được huy động nhưng ở mức độ chưa cao, chưa toàn diện, chưa đầy đủ.

1.1.2.2. Những yếu tố cấu thành TLCT-TT của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay

Những yếu tố cấu thành TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam bao hàm tất cả các yếu tố dưới dạng khả năng về CT-TT được biểu hiện ở hệ tư tưởng, chế độ CT – XH, hệ thống các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng,

Nhà nước; trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lý …của các thành viên trong xã hội trước nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ bản về tinh thần chính trị đó là: nhận thức chính trị; niềm tin, tâm trạng xã hội; hành vi chính trị; chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; và truyền thống bản sắc văn hố dân tộc. Biểu Hiện:

Thứ nhất, nhận thức chính trị. Nhận thức chính trị là những hiểu biết của

các tầng lớp xã hội về CT - XH, hệ tư tưởng, mục tiêu lý tưởng, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đó là sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nước và những hiểu biết về tri thức khoa học xã hội nhân văn, khoa học xã hội nhân văn quân sự. Nhận thức về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN. Nhận thức về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

Thứ hai, niềm tin chính trị và tâm trạng xã hội. Niềm tin chính trị trong

TLCT-TT của nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam là niềm tin của toàn thể nhân dân vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thắng lợi của CNXH, và công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tâm trạng xã hội biểu hiện ở trạng thái phấn khởi, tin tưởng hoặc băn khoăn lo lắng trước những biến động chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh của đất nước trong các tầng lớp xã hội. Niềm tin và tâm trạng xã hội là những yếu tố quan trọng trong TLCT-TT của xã hội nói chung, của nền quốc phịng tồn dân nói riêng. Sự nghiệp xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn dân ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào niềm tin của nhân dân và của các lực lượng vũ trang vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN.

Thứ ba, hành vi chính trị. Hành vi chính trị trong TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam là những việc làm, hành động cụ thể trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của xã hội, nó được biểu hiện ở hành động thực tế của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức và việc chấp hành pháp luật của xã hội nói chung.

Thứ tư, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở Việt Nam. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là: tình u q

hương, đất nước, lịng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường; niềm tin dân tộc và khát vọng vươn tới sự tiến bộ cùng với hành động tích cực phục vụ cho Tổ quốc ngày càng giàu đẹp. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng là một nét đặc sắc, một giá trị cốt lõi của văn hoá tinh thần Việt Nam, là nhân tố CT-TT hết sức quan trọng góp phần làm nên những chiến cơng hiển hách của dân tộc ta, đặc biệt là trong thời đại Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử

dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta, bản sắc văn hố dân tộc ln ln là một “lực lượng tinh thần” giữ vị trí hết sức quan trọng. Bản sắc văn hố dân tộc là một khái niệm có nội dung rất rộng. Trong phạm vi của đề tài, chỉ đề cập đến một số nội dung chủ yếu như tinh thần đồn kết, tính cộng đồng, lịng tự trọng, lòng thương người, trọng nhân nghĩa, đức tính cần cù chịu khó, lịng tự tơn dân tộc và phát huy truyền thống văn hố dựng nước đi đơi với giữ nước.

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phòng toàn dân (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)