5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà
2.1.1. Thực trạng khác biệt về tài sản
2.1.1.1. Về đất đai và cơng xưởng, máy móc: Những năm qua, đẩy mạnh
sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tỷ lệ doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh không ngừng được nâng lên. Tổng số các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh năm 2005 là 112.950 doanh nghiệp; năm 2006 là 131.318; năm 2007 là 155.771; năm 2008 là 205.668; và năm 2009 là 248.847. Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp liên tục tăng: năm 2005 là 3.053.000 cơ sở; năm 2006 là 3.748.100; năm 2007 là 3.868.700; năm 2008 là 3.986.000; và năm 2009 là 4.124.200. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệnh các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh giữa các vùng miền và giữa người giàu, người nghèo khá lớn. Cơ sở kinh doanh vùng cao nhất Đồng bằng sông Hồng là 1.092.200 so với vùng thấp nhất Tây Nguyên 181.100 cơ sở, cao gấp 6,0 lần[100, mục 60,70], tỷ lệ nắm các cơng ty xí nghiệp và cơ sở kinh doanh nhóm 5 là 87%; nhóm 4 là10%; nhóm 3 là 2%; nhóm 2 là 0,7% và nhóm 1 là 0,3%. Phần lớn những hộ giàu đều có nhiều đất hoặc đất có giá trị sử dụng, lợi nhuận cao, người nghèo chủ yếu sử dụng đất nơng nghiệp, đất có giá trị sử dụng và lợi nhận thấp, thậm chí nhiều người khơng có đất sử dụng[PL1].
2.1.1.2. Về nhà ở: Do có những giải pháp phù hợp, kết hợp với việc phát
động phong trào “xoá nhà tranh tre dột nát”, bằng nhiều nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng xã hội nên nhà ở của các hộ nghèo được cải thiện đáng kể. Diện tích nhà ở thường xun được cải thiện, bình qn một người có diện tích là 9,67 m2 năm 1998 tăng lên 12,5 m2 năm 2002 và 13,5 m2 năm 2004. Tỷ lệ hộ
có nhà ở kiên cố tăng từ 12,7% năm 2002 lên 27,8% năm 2008; hộ có nhà tạm và nhà khác giảm nhanh, từ 24,6% năm 2002 xuống còn 13,1% năm 2008[99, tr.18]. Tuy nhiên, có sự chênh lệnh về chất lượng nhà ở giữa thành thị, nơng thơn và giữa các nhóm thu nhập là rất lớn. Tồn bộ nhà biệt thự đều thuộc về 40% hộ có thu nhập cao nhất. Nhóm hộ giàu nhất có tới 50% số hộ có nhà kiên cố, trong khi nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 10,8%, số nhà tạm và nhà khác của nhóm nghèo nhất cao gấp 6,2 lần nhóm hộ giàu nhất[99, tr.18]. Phần lớn nhà ở kiên cố với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt chủ yếu thuộc sở hữu của nhóm hộ có thu nhập cao, trong khi đó, đa số những ngơi nhà tồi tàn, nhà tạm và thiếu điều kiện sinh hoạt cần thiết chủ yếu thuộc về nhóm có thu nhập thấp[PL1].
2.1.1.3. Về tài sản có giá trị và đồ dùng lâu bền: Trong những năm
qua, tỷ lệ hộ có các loại tài sản có giá trị đã tăng lên đáng kể, nhất là những loại tài sản trước kia được coi là xa xỉ, đắt tiền thì nay đã trở thành những hàng hố khơng thể thiếu đối với nhiều hộ gia đình và đã tăng một cách đột biến. Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền tăng từ 96,9% năm 2002 lên 99% năm 2008, hầu hết các loại đồ dùng lâu bền hiện có của các hộ đều tăng kể cả khu vực thành thị, nông thôn ở các vùng và các nhóm thu nhập[99, tr.19]. Ví dụ: Tỷ lệ hộ có ơ tơ năm 2004 là 0,1% tăng lên 0,4% năm 2008; tương ứng như vậy đối với xe máy là 55,3% và 89,4%; điện thoại 28,5% và 107,2%; tủ lạnh 16,6% và 32,1% đầu máy video là 32,8% và 53,4%; ti vi màu là 69,8% và 92,1%; dàn nhạc là 1,0% và 14,9%; máy tính là 5,1% và 11,5%; máy điều hoà là 2,2% và 5,5%; máy giặt là 6,2% và 13,3%; bình tắm nước nóng lạnh là 5,4% và 10,1%. Ngoài việc tăng về số lượng thì trị giá tài sản của hộ cũng tăng lên rất nhiều: năm 2002 trị giá tài sản của hộ gia đình là 9.063.000đ thì đến năm 2008 là 19.263.000đ; trị giá mua sắm tài sản bình quân trong năm 2002 là 4.694.000đ tăng lên 6.136.000đ năm 2008[99, mục 7.2,7.3].
Tuy nhiên, số hộ có đồ dùng lâu bền ở thành thị vẫn cao hơn rất nhiều so với hộ ở nơng thơn, ví dụ 79% số hộ thành thị có xe máy trong khi đó chỉ
có 59% số hộ nơng thơn có xe máy; tương ứng 67% và 21% đối với điện thoại; 63% và 19% đối với tủ lạnh; 94% và 84% đối với máy thu hình màu; 27% và 5% đối với máy vi tính[99, tr.19].
Phần lớn những tài sản đắt tiền, có giá trị sử dụng trong sinh hoạt gia đình đều thuộc về nhóm giàu, nhóm nghèo ít có cơ hội được sử dụng các loại tài sản đắt tiền như ơ tơ, máy điều hồ nhiệt độ ... và ngay cả những loại tài sản cần thiết trong sinh hoạt gia đình như: điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nước nóng, máy vi tính ..., cũng chỉ chiếm một tỷ lệ thấp [PL1].