Một số vấn đề đặt ra từ sự tác động của phân hoá giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phòng toàn dân (Trang 97 - 104)

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà

2.3.2. Một số vấn đề đặt ra từ sự tác động của phân hoá giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay

tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay

2.3.2.1. Phát triển KT - XH ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo và khu căn cứ cách mạng

Thực hiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường sẽ hình thành trên thực tế nhiều giai tầng xã hội mới với các lợi ích đan cài vừa thống nhất, vừa đấu tranh kéo theo sự PHGN ngày càng gia tăng dẫn đến một số vùng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vùng nơng thơn, miền núi, biên giới hải đảo và khu căn cứ cách mạng, đòi hỏi phải phát triển KT - XH, nâng cao đời sống của nhân dân mới phát huy tốt sức mạng tổng hợp trong nhiệm vụ xây dựng quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta hiện nay chủ yêu tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo và khu căn cứ cách mạng. Theo Tổng cục Thống kê năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 14,2% trong khi đó thành thị chỉ chiếm 6,9%; nông thôn, miền núi 17,4%, vùng trung du và miền núi phía Bắc tỷ lệ nghèo cao nhất, tiếp đến là hai vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, Miền Đơng Nam Bộ có tỷ lệ nghèo thấp nhất[101, tr.4]. Đảng ta chỉ rõ: “Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn. Xố đói, giảm nghèo chưa

bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệnh giàu nghèo còn khá lớn và ngày càng doãng ra. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cịn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số”[24, tr.168,169].

Trong điều kiện đất nước hồ bình, vấn đề hàng đầu là phải phát triển KT - XH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, có như vậy mọi người mới thấu hiểu và tận hưởng được giá trị của độc lập tự do của hồ bình để quyết tâm phấn đấu bảo vệ sự độc lập tự do và hồ bình ấy. Nếu hồ bình rồi mà cuộc sống của nhân dân không được đảm bảo và nâng cao, an sinh xã hội khơng được vững chắc, thì lịng dân sẽ không yên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp xây dựng nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong vấn đề huy động và phát huy sức mạnh của các lực lượng, các nguồn sức mạnh sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.3.2.2. Phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của PHGN đến TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân

Thực chất phát huy vai trị của hệ thống chính trị là nâng cao hoạt động chính trị của Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức CT - XH khác nhằm tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong khắc phục PHGN, phát huy tác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của nó đến nền quốc phịng tồn dân. Thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nền quốc phịng tồn dân Đảng ta luôn khẳng định phải thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành quản lý của Nhà nước, vai trò tham mưu của các cơ quan ban ngành đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân. Đây là cơ chế đúng đắn đảm bảo cho hoạt động của nhân dân được thống nhất, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.

Đảng ta khẳng định việc xây dựng củng cố nền quốc phịng tồn dân trên địa bàn tỉnh, thành phố, huyện, quận được đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh uỷ (thành uỷ), dưới sự điều hành của chính quyền địa phương và sự chỉ huy thống nhất của người chỉ huy quân sự tỉnh, huyện. Theo đó, vai trị lãnh đạo của các cấp uỷ đảng được tăng cường; vai trò điều hành quản lý của chính quyền các cấp có hiệu lực và hiệu quả; chức năng tham mưu của cơ quan quân sự được thực hiện. Tuy nhiên, thời gian qua vai trị của hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở của một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng và điều hành của chính quyền một số địa phương về giải quyết các chính sách, thực hiện an sinh xã hội, khắc PHGN nghèo còn nhiều lúng túng; cán bộ làm cơng tác văn hố xã hội, quốc phòng, an ninh còn thiếu và yếu, cơ bản chưa qua đào tạo nhất là ở cấp xã, cá biệt có xã cán bộ cịn phải kiêm nhiệm. Phong trào thi đua xây dựng nền quốc phịng tồn dân phát triển chưa rộng khắp, niềm tin của nhân dân vào chính quyền có nơi cịn thiếu tin tưởng. Đảng ta khẳng định: “Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân cịn chuyển biến chậm”[24, tr.18]; “Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước …Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng”[24, tr.172]. Đặt ra yêu cầu phải phát huy tốt vai trò của hệ hệ thống chính trị mới đáp ứng được nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2.3.2.3. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sự đồng thuận xã hội

Hồ Chủ Tịch đã dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công đại thành công. Rõ ràng, chăm lo xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu, nó là chất keo có giá trị bền vững, có tác dụng kết dính tự nhiên hàng triệu người dân đất Việt thành một khối thống nhất trong một cộng đồng vững chắc giông bảo không

thể chuyển dời, bom đạn cường quyền không thể phá vỡ. Nhờ có sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mà nhân dân ta, từ già trẻ, trai gái đến giàu nghèo không phân biệt đẳng cấp, dân tộc, tôn giáo tất cả đều đứng lên “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng ra trận, quyết chiến và quyết thắng qn thù. Nó là thứ vũ khí tinh thần đặc biệt lợi hại, bện thành nhân tố CT-TT mang ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong, phát triển, trưởng thành của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên giá trị. Nhờ phát huy tốt sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc chúng ta đã làm nên những chiến công hiển hách, đánh bại mọi kẻ thù hung bạo dù chúng có quân hùng tướng mạnh, lắm tiền nhiều của, vũ khí tối tân, hiện đại hơn ta nhiều lần. Có thể khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là tài sản thiêng liêng, vô giá và là nguồn vốn quý của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN là một chủ trương đúng, hợp lòng dân và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, nhưng trong quá trình thực hiện cũng có khơng ít những vấn đề KT - XH phức tạp. Đó là, sự đan cài nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần phần kinh tế, sự xuất hiện nhiều giai tầng xã hội và xu thế PHGN, phân tầng xã hội. Các quá trình trên đang diễn ra từ từ, từng bước, nhưng sẽ dẫn đến những hệ luỵ xã hội phức tạp do sự thiếu thống nhất, thậm chí mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm xã hội đang tăng lên. Từ sự khơng thống nhất về lợi ích kinh tế; sự thiếu tin cậy và cố kết lẫn nhau về mặt xã hội, tất yếu sẽ nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng, chính trị khác nhau trong xã hội. Thực tế cho thấy, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng đồng bào thiểu số còn cao, sự chênh lệnh mức sống giữa thành thị với nông thôn và miền núi rất lớn, những người tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhất trí với đường lối cách mạng, độc lập, tự chủ và CNXH vẫn chiếm đa số, nhưng cũng có khơng ít người tỏ ra thờ ơ về chính trị hoặc có thái độ chính trị đi ngược lại

lợi ích của độc lập dân tộc và CNXH. Mức độ đóng góp, khả năng huy động nhân lực, vật lực cho các hoạt động quân sự, quốc phòng ở các vùng, miền, giữa người giàu và người nghèo cũng có sự khác nhau, quan điểm, thái độ về việc xây dựng lực lượng vũ trang và tham gia bảo vệ Tổ quốc thiếu sự đồng nhất, thậm chí trái ngược do sự chi phối của những động cơ lợi ích khác nhau. Mặt khác, một số nới này nơi khác vẫn cịn để xẩy ra mất đồn kết, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về những lợi ích cục bộ, trước mắt, về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặt ra vấn đề cần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sự đồng thuận xã hội để khắc phục tác động tiêu cực của PHGN đến TLCTTT nền quốc phịng tồn dân ở nước ta hiện nay.

2.3.2.4. Khả năng huy động các tầng lớp xã hội sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên”[62, tr.293]. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc vận động, tổ chức nhân dân, tạo sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc. Trước sự tác động của PHGN hiện nay vấn đề đặt ra ai là người cầm súng sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc?. Để làm tốt điều đó cần phải có sự đồng tâm hiệp lực của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn đồng tâm, hiệp lực, muốn bền gan thì trước ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao phải làm, vì sao mà khơng làm khơng được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay khơng nên người này ngồi chờ người khác. Có thế mục đích mới đồng, mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm thì làm mới chóng”[60, tr.261]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận về động cơ, mục đích, hồ hợp ý chí, quyết tâm và hành động của quần chúng trong quá trình cách mạng như vậy họ mới sẵn sàng xã thân vì nước.

Trước đây trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ phát huy tốt sức mạnh của toàn dân cho chiến trường, chúng ta đã làm nên những chiến công hiển hách, đánh thắng những tên xâm lược sừng sỏ nhất thống nhất Tổ quốc, giang sơn thu về một mối. Hiện nay, khi điều kiện sống đang từng ngày được nâng cao, PHGN đã hình thành rõ rệt và đang có xu hướng gia tăng, vấn đề quyền lợi, lợi ích và nghĩa vụ kêu gọi người cầm súng ra chiến trường cũng cịn nhiều bất cập. Nó được thể hiện: Việc đảm bảo sự công bằng, thống nhất về quyền lợi, nghĩa vụ của mọi người dân, mọi chủ thể kinh tế, xã hội trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay chưa được giải quyết thoả đáng. Qua khảo sát tại nhiều địa phương, đơn vị đã cho thấy, chiến sĩ nghĩa vụ hiện nay hầu hết xuất thân từ các gia đình nhân dân lao động có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Trong khi đó, để con em khơng phải thực hiện nghĩa vụ qn sự, khơng ít gia đình có kinh tế khá giả thường tạo điều kiện và hướng con em mình đi học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ... hoặc xin cho con em hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự rồi tìm cách để họ thoát ly khỏi địa phương. Một số gia đình khá giả lên tiếng kêu gọi ủng hộ tiền của, giá trị vật chất mua vũ khí trang bị thay cho con em mình ra chiến trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục động viên về những vấn đề CT-TT, về chủ nghĩa yêu nước và lý tưởng XHCN đạt hiệu quả chưa cao, cơng tác chính sách hậu phương quân đội cho người cầm súng ra chiến trường yên tâm hồn thành nhiệm vụ cịn nhiều hạn chế. Một số địa phương cán bộ làm cơng tác tuyển qn cịn yếu, phương pháp tác phong công tác hiệu quả chưa tốt. Tinh thần hăng hái cách mạng của quần chúng nhân dân trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay đang có những biểu hiện giảm sút. “Cơ chế, chính sách chậm đổi mới, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt”[21, tr.63], việc chăm lo cho lợi ích của nhân dân vẫn còn những yếu tố hạn chế, bất cập… Điều đó làm yếu đi cơ sở xã hội của sự đoàn kết toàn dân tộc và phát triển tinh thần hăng hái ra mặt trận của người dân khi có chiến sự xẩy ra.

Kết luận chương 2

PHGN là một hiện tượng KT - XH mang tính khách quan, thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng XHCN chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nghèo giảm mạnh. Tuy nhiên PHGN ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, khoảng cách chênh lệnh giữa người giàu, người nghèo, giữa nông thôn, miên núi với thành thị còn khá cao, đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Thực trạng PHGN đã và đang tác động đến TLCT-TT nền quốc phòng tồn dân theo hai chiều hướng cả tích cực và tiêu cực, trong đó tác động ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, niềm tin và hoạt động chính trị của nhân dân đến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đến chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Nguyên nhân cơ bản tác động tiêu cực của PHGN đến TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân là do công tác giáo dục, quản lý, đấu tranh khắc phục tác động tiêu cực của PHGN còn nhiều bất cấp; vai trò của hệ thống chính trị, của các tầng lớp dân cư trong khắc phục PHGN xây dựng nền quốc phịng tồn dân cịn có những hạn chế nhất định. Đặt ra yêu cầu cần phát triển KT - XH ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo và khu căn cứ cách mạng; phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong khắc phục tác động tiêu cực của PHGN đến TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân; đồng thời khơng ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sự đồng thuận xã hội.

Những tác động tiêu cực của PHGN đến TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay cần sớm được khắc phục để tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc thì khả năng huy động lực lượng ra mặt trận bảo vệ Tổ quốc sẽ ngày càng cao.

Chương 3

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phòng toàn dân (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)