Nhóm giải pháp thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế xã hội thực hiện tiến bộ, công bằng và an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phòng toàn dân (Trang 112 - 124)

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà

3.2.1. Nhóm giải pháp thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế xã hội thực hiện tiến bộ, công bằng và an sinh xã hộ

- xã hội thực hiện tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội

Đây là giải pháp cơ bản quan trọng, là cơ sở để phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của PHGN đến TLCT-TT nền quốc

phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở mối quan hệ giữa PHGN và TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân, PHGN là một hiện tượng kinh tế, TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân là ý thức xã hội, suy đến cùng do yếu tố kinh tế quyết định. Mặt khác, tác động của PHGN đến TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân ở nước ta, nguyên nhân suy đến cùng là do PHGN tạo nên, do vậy, thực hiện tốt các chính sách phát triển KT – XH, thực hiện tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội sẽ góp phần hạn chế được PHGN, phát huy tác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của nó đến TLCT-TT nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay. Thực hiện tốt nhóm giải pháp này cần tiến hành đồng bộ trên một số nội dung giải pháp cơ bản như sau:

3.2.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

Thứ nhất, tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thực hiện tốt giải pháp này, cần có chiến lược quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy tối đa mọi lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển KT – XH đất nước. Tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch, có trật tự kỷ cương và có hiệu quả. Phát triển bền vững các loại thị trường như thị trường hàng hoá dịch vụ; thị trường bất đồng sản; thị trường tài chính; thị trường khoa học công nghệ và thị trường sức lạo động. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các loại hình kinh tế tập thể, coi trọng các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Cải thiện mơi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hố các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào

những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng, đồng thời tiếp tục đổi mới chính sách tài chính tiền tệ. Tranh thủ thời cơ và lợi thế tiềm năng của nước ta để đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước theo định hướng XHCN, coi trọng phát triển kinh tế tri thức, phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Nông thôn Việt Nam chiếm khoảng 70% dân số, song chỉ chiếm khoảng 40% thu nhập cả nước, đa số người nghèo tập trung ở nông thôn, miền núi[116, tr.122]. Do vậy đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nơng thơn khơng những có ý nghĩa quan trọng đối với quy mơ và tốc độ CNH,HĐH đất nước, mà cịn là giải pháp thiết thực để khắc phục PHGN và hạn chế tác động tiêu cực của nó ở nước ta hiện nay. Trước mắt, cần phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh doanh nông thôn theo hướng theo hướng hiện đại gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Tăng cường đầu tư công cộng trên các lĩnh vực như giao thơng, cơng trình huỷ lợi, điện nơng thơn, trường học, trạm xá, chợ, nhà văn hố ... nhằm đem lại lợi ích trực tiếp cho người nghèo. Thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư và phát triển mạnh công nghiệp nông thơn, đặc biệt là vùng khó khăn, trong đó chú trọng cơng nghiệp quy mơ nhỏ, xí nghiệp vừa phù hợp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nơng dân góp phần giảm chênh lệnh giữa nông thôn với thành thị giữa các vùng. Thực hiện cải cách nông nghiệp, phân phối lại ruộng đất cho nơng dân, khuyến khích nơng dân tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo, đầu tư vào đất

đai, sử dụng lạo động, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác. Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng các khâu, giống, kỹ thuật canh tác, ni trồng, cơng nghệ chế biến. Có chính sách giao đất giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải thiện. Phát triển đồng bộ và có hiệu quả ni trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn thuỷ sản. Thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, thông qua việc dạy nghề, mở rộng phát triển công nghiệp, nghề mới, các ngành dịch vụ ở nông thôn ... để thu hút lao động, hoặc đưa lao động đi làm việc ở các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài.

Thứ ba, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong điều tiết, điều hồ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo.

Để phát huy vai trị của Nhà nước trong điều tiết, điều hồ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, trong thời kỳ mới cần xây dựng các chính sách kinh tế theo hướng gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết công bằng xã hội, tạo cơ sở pháp lý để triển khai việc điều hồ, điều tiết lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân. Các chính sách kinh tế của Nhà nước phải quán triệt và thể hiện rõ yêu cầu điều hồ, điều tiết lợi ích đối với các đối tượng. Có cơ chế điều hồ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội một cách hợp lý. Thực hiện việc phân phối lại kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội ở mức cần thiết tối thiểu. Nhà nước thực hiện sự điều hành vĩ mơ thơng qua cơng cụ chính sách, khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả chính sách xố đói, giảm nghèo. Xây dựng các chương trình xố đói, giảm nghèo sát hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng, từng cộng đồng dân cư, từng dân tộc, qua đó giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền và các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện cơ chế, tăng cường năng lực bộ máy Nhà nước, phát huy

vai trò giám sát, đánh giá của cộng đồng về các chính sách xã hội do Nhà nước triển khai để đảm bảo cho việc điều hồ các lợi ích đạt được hiệu quả thiết thực. Thực hiện các biện pháp kinh tế, tư tưởng, luật pháp, chính sách…để điều tiết lại thu nhập trong xã hội; thực hiện việc phân phối lại, bảo đảm cơng bằng xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân, không để chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

Thứ tư, kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình phát triển KT - XH đất nước.

Thực hiện tốt giải pháp này, trong q trình hoạch định chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước phải tính đến mục tiêu, yêu cầu của chính sách xã hội ngay trong các khâu điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, lập luận cứ khoa học, xác định nội dung và biện pháp thực hiện. Phải xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế, trong đó trung tâm là các tiêu chí về vấn đề xã hội. Từng bước luật hoá việc kết hợp giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các quan niệm phát triển kinh tế đơn thuần không gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Thực hiện việc kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, từng địa phương, trong từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, biến chủ trương của Đảng, Nhà nước về kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội thành hiện thực trong đời sống nhân dân. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết công bằng xã hội cho mọi đối tượng.

Cần chủ động phối hợp với các chủ thể sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ chế phối, kết hợp hoạt động giữa các bên nhằm thực hiện việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết công bằng xã hội, lấy cơ quan chính sách xã hội của Nhà nước làm trung tâm. Định kỳ tổ chức các hội nghị giữa các bên

để bàn về việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết công bằng xã hội trong phạm vi phụ trách; sơ tổng kết, đánh giá ưu, khuyết điểm, hạn chế, khó khăn, đề xuất giải pháp khắc phục để việc kết hợp ngày một có hiệu quả hơn.

Song song với q trình đó cần có những giải pháp cụ thể thực hiện cơng bằng xã hội. Cần xoá bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Ban hành các chính sách nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết, giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trong nước. Điều tiết giảm thu nhập cho người giàu, tăng thu nhập cho người nghèo như: đánh thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản thừa kế, đối với người giàu, dùng ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo, những người gặp rủi ro, khuyết tật. Tăng cường các dịch vụ công như dự án y tế cơng cộng, bệnh viện miễn phí cho người nghèo, chương trình nước sạch, chăm sóc người già cơ đơn, trẻ em mồ cơi. Hộ đói nghèo được miễn giảm các khoản đóng góp xã hội do địa phương qui định để xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ, được miễn giảm các khoản thuế như thuế nông nghiệp, thuế doanh thu. Ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng bị chiến tranh tàn phá và bất lợi về kinh tế. Thực hiện công bằng trong phân phối và thu nhập theo nguồn phân phối theo lao động. Công khai minh bạch tài sản cơng và riêng. Phải có những điều tiết xã hội thông qua Nhà nước để phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội ở mức cần thiết tối thiểu, tạo điều kiện thuận lợi ngang nhau giữa các thành viên của xã hội trong những lĩnh vực phúc lợi xã hội cần quan tâm. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hoá nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, chú trọng đối với lớp người có cơng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và những nạn nhân chiến tranh, mất khả năng lao động kiếm sống phải được hưởng những trợ cấp thường xuyên đủ duy trì mức sống tối

thiểu, mà không phải là chiếu cố tình nghĩa hay nhân đạo theo lối ban phát. Xây dựng chương trình xố đói, giảm nghèo, sử dụng có hiệu quả viện trợ nhân đạo và phát triển, tạo ra những cơ hội như nhau cho tất cả các tầng lớp dân cư và cá nhân phát huy tài năng, tham gia vào sự nghiệp phát triển KT - XH.

3.2.1.2. Thực hiện tốt chương trình xố đói giảm nghèo

Khắc phục xu hướng PHGN ở Việt Nam hiện nay, một trong những giải pháp quan trọng đó là thực hiện tốt chương trình xố đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, tiến tới làm giàu. Để thực hiện tốt chương trình xố đói giảm nghèo phải đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển KT - XH, trong đó trọng tâm là có dự án và triển khai có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo. Các chính sách và giải pháp xố đói giảm nghèo phải thiết thực, đồng bộ cả hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống, tạo việc làm, tiếp cận thị trường. Nhiệm vụ trước mắt là tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ sản xuất, tự lực vượt qua nghèo vươn lên khá giả và làm giàu; đẩy nhanh tốc độ tăng thu nhập, mức sống của hộ nghèo; tạo cơ chế cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng và hưởng thụ các thành quả của cơng cuộc đổi mới và phát triển KT - XH của đất nước. Đẩy mạnh phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản xa bờ, cải thiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề ngắn hạn, góp phần phát triển ngành nghề cho hộ nghèo. Mở rộng khả năng tiếp cận vay vốn tín dụng cho hộ nghèo, tăng nguồn vốn cho vay giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo, có chính sách hổ trợ người nghèo về ý tế, giáo dục, nhà ở văn hố thơng tin, phát triển mạng lưới an sinh xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hoá mới, tiến hànhcứu trợ xã hội đột xuất có hiệu quả. Tăng cường phát hiện và nêu gương người tốt việc tốt, tổ chức tham quan tại chỗ, giới thiệu các mơ hình, cách làm hay để học tập nhân rộng

điển hình. Kịp thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên khích lệ cá nhân, hộ gia đình, địa phương đi đầu, xuất sắc trong cơng tác xố đói giảm nghèo. Tiếp tục làm chuyển biến trong toàn Đảng, toàn dân về chủ trương xố đói giảm nghèo, coi đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng trong việc xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, phát triển nông thôn mới bền vững.

3.2.1.3. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, an sinh xã hội

Thứ nhất, phát triển giáo dục đào tạo nâng cao trình độ dân trí.

Trước hết phải xố mù, tái mù, thực hiện phổ cập giáo dục, đưa lại cho người nghèo quyền "sở hữu trí tuệ". Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học, tạo nhiều khả năng và cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho lao động xuất khẩu. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển các trung tâm dạy nghề quận, huyện, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dang, linh hoạt như: dạy nghề ngồi cơng lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề ... tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp, chú trọng dạy nghề cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường giáo dục văn hoá pháp luật và văn hoá dân chủ cho người dân để mọi người có ý thức hơn trong thời đại Việt Nam hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”.

Phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị tinh thần nền quốc phòng toàn dân (Trang 112 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)